Sáng tạo nghệ thuật là một thứ lao động hết sức nhọc nhằn, vất vả và luôn phải tự làm m ới mình để tồn tại và phát triển Trong hành trình sáng t ạo ấy, người nghệ sĩ phải dám chấp nhận

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 26 - 29)

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975)

2.1.1.Sáng tạo nghệ thuật là một thứ lao động hết sức nhọc nhằn, vất vả và luôn phải tự làm m ới mình để tồn tại và phát triển Trong hành trình sáng t ạo ấy, người nghệ sĩ phải dám chấp nhận

dứt bỏ những giá trị cũ khi chúng đã lỗi thời và không còn nhiều ý nghĩa. Đây là điều hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức cần thiết.

Vượt lên chính mình đã khó, vượt lên cả một hệ thống còn khó khăn gấp bội. Trong bối cảnh của những năm sau 1975, khi văn học có dấu hiệu “chững lại và không ít người viết lâm vào tình

trạng bối rối” [45, tr.10], những trăn trở, tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu thực sự là những nỗ lực đáng trân trọng. Lời kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” được coi như là một tuyên ngôn nghệ thuật của ông, có thể có tính cực đoan nhưng trên hết đó là sự khát khao thay đổi hết sức mạnh dạn và quyết liệt.

Trước đây, trong những năm chiến tranh, với ý thức về trách nhiệm của một nhà văn – chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm: “Lẽ nào có thể làm ngơ được ? Lẽ nào chúng ta có thể viết

những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc ?

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mỗi người viết văn đang tự chứng tỏ tư cách ngòi bút của

mình trên mặt trận cứu nước. Chưa lúc nào bằng lúc này, thái độ nhà văn trước vận mệnh chung

của dân tộc lại đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến như thế” [14, tr.28]. Trong nhận thức và tình cảm của nhà văn, viết để góp phần chống giặc cứu nước là một lẽ sống hết sức tự nhiên. Từ tâm

niệm ấy đã xuất hiện những trang viết chứa đầy nhiệt huyết của thời đại (Cửa sông, Dấu chân người

lính, Những vùng trời khác nhau…), góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền văn học

cách mạng.

Được định hướng bởi những quan điểm chỉ đạo về văn nghệ của Đảng, nội dung tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, trong đó có truyện ngắn, luôn bám sát những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Nhà văn xây dựng các nhân vật chủ yếu nhằm khái quát vẻ đẹp của con người thời đại, biểu dương lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Những Nguyệt, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng), Sơn, Lê (Những vùng trời khác nhau)… là những hình tượng đẹp có tính chất điển hình mà nhà văn đã đóng góp cho văn học thời chống Mĩ. Có thể dễ dàng nhận ra ở trong họ những phẩm chất tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp của con người thời đại bấy giờ như giàu lòng yêu nước, say mê lí tưởng, gan dạ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh tình cảm cá nhân, lợi ích riêng tư cho lợi ích của cộng đồng, dân tộc.

Quán triệt định đề văn học phải phản ánh đời sống, phục vụ chính trị, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975, dù muốn hay không, ít nhiều cũng là những bức tranh minh họa cho những chủ trương, đường lối văn nghệ của Đảng. Mỗi nhân vật của ông đều có đời sống riêng, đều được khắc họa trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, tuy nhiên, sự phong phú ấy không nhằm nói lên sự đa dạng phức tạp trong tính cách, số phận con người mà chủ yếu là muốn cho thấy bộ mặt nhiều vẻ của dân tộc, nhân dân trong sự đồng lòng quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ cao cả chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho đất nước. Chiến tranh là nền cảnh chủ yếu của đời sống cộng đồng, có vai trò như một không gian khung, một sân khấu để nhân vật hoạt động. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện sự quan sát, đánh giá, bày tỏ tình cảm thái độ về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Đời sống cá nhân của con người chưa thực sự trở thành đối tượng chủ yếu để nhà văn phản ánh mà chỉ là một yếu tố trong bức tranh hiện thực lịch sử xã hội của tác phẩm.

Có lẽ lúc bấy giờ, trong ông chưa xuất hiện khái niệm “văn nghệ minh họa”, tuy nhiên cũng ngay trong những tháng ngày mơ mộng và hào hùng ấy, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những bất cập: “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi

tráng lên một lớp men “trữ tình”hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh, bé bỏng và óng chuốt

quá khiến người ta phải ngờ vực” [14, tr.33].

Những manh nha về một bước chuyển trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, như vậy đã có từ sớm nhưng phải đến những năm sau 1975, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt là trong không khí đổi mới từ Đại hội VI thì mới được bộc lộ một cách triệt để.

Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống dần trở lại với nhịp sống bình thường của nó thì cũng là lúc có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Con người không chỉ biết mỗi việc là cầm súng đánh giặc mà còn phải biết làm kinh tế, phải biết tổ chức lại cuộc sống của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của

thời bình. Cuộc sống thay đổi làm cho các nhu cầu của con người cũng thay đổi, những vấn đề cơm áo, gạo tiền, địa vị xã hội… trở thành những mối lo âu thường trực trong suy nghĩ của nhiều người. Đối mặt với hiện thực đời thường, ý thức cá nhân trong mỗi con ngườiđược thức tỉnh, đòi hỏi phải được đáp ứng, phải được quan tâm. Quan hệ đời sống cũng trở nên phức tạp hơn, các ranh giới, khuôn mẫu trong thời chiến nay đã bị xóa nhòa hoặc biến dạng. Bên cạnh cái tốt, cái thiện, bắt đầu xuất hiện những cái xấu, cái ác nấp trong những vỏ bọc không dễ phát hiện. Lối sống bao cấp trong nhiều năm dài làm cho con người quen với những nếp nghĩ đơn giản, khiến cho họ không khỏi có những bỡ ngỡ, va vấp khi đối diện với những thực tế hoàn toàn khác trước. Trong hoàn cảnh ấy, văn học cũng cần phải có sự điều chỉnh để nhìn lại mình và tìm tòi một hướng đi mới, một cách tiếp cận mới đối với hiện thực đời sống và con người.

Với mong muốn làm cho tác phẩm phải tiếp cận được với chân lí đời sống, Nguyễn Minh Châu tâm niệm: “Cái ngày hôm nay với những khó khăn không cho phép chúng tôi, những người đã

nếm trải chiến tranh, đã biết như thế nào là cái nghiêm khắc của chiến tranh, cầm bút một cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve đời sống một cách dễ dãi” [14, tr.110].

Giống như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu quan niệm nghệ thuật phải được bắt rễ từ cuộc sống hiện thực, người nghệ sĩ không được dễ dãi với những cách nhìn đơn giản một chiều mà “phải đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn” để có thể hiểu và cảm thông với số phận vất vả của người lao động. Cái nhìn đa chiều giúp cho nhà văn có điều kiện đào sâu phát hiện những mạch ngầm bí ẩn trong thế giới tinh thần của con người, những khoảng tối khuất lấp, “những

gì đang được giấu kín và cũng đang giao tranh với nhau ở bên trong: những lý tưởng và dục vọng,

trí tuệ và bản năng, thiện và ác, những phần con người ý thức được và những phần vô thức của con

người” [14, tr.345], tức “đào sâu vào hiện thực ở cái tầng đáy của đời sống”[14, tr.337].

Hiện thực trong tác phẩm không còn chỉ là hiện thực cách mạng với các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống thường ngày với các mối quan hệ thế sự phức tạp, đan xen. Dịch chuyển phạm vi nhận thức và phản ánh hướng vào hiện thực của đời sống hằng ngày, nhà văn chú ý nhiều đến đời sống cá nhân của mỗi người. Con người vẫn được đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử xã hội, tuy nhiên hoàn cảnh lịch sử xã hội chỉ là cái nền để nhà văn khai thác những khía cạnh của số phận cá nhân trong những trăn trở đời thường, trong quan hệ với gia đình, những người xung quanh, với chính bản thân mình. Trong Cỏ lau, Phiên chợ Giát…, số phận con người cũng được đặt trong những bối cảnh hiện thực rộng lớn với nhiều biến cố, nhiều sự kiện lịch sử phức tạp chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở đây, nhà văn không có chủ ý nhằm vào việc tái hiện bộ mặt lịch sử. Điều nhà văn quan tâm thể hiện là những số phận cá nhân với những biến động, những cảm xúc bên trong thế giới tinh thần con người.

Ở những truyện cuối đời như Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh, Phiên chợ Giát, từ số phận cá nhân, tác giả mở rộng suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề mang tính thời cuộc, mang ý nghĩa nhân sinh đối với đời người…Như lối dự cảm của người nông dân, đôi khi mơ hồ nhưng lại chính xác, Nguyễn Minh Châu đặt ra nhiều vần đề cho mai sau: vấn đề môi trường, cách ứng xử với thiên nhiên, việc quy hoạch và chính sách đối với nông thôn và nông dân… Những vấn đề ấy cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự nóng hổi, vẫn là những vấn đề hết sức bức xúc mà xã hội cần quan tâm và giải quyết.

Từ lối văn chương minh họa của một thời để đến được với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống của cây đời, từ lối viết dễ dãi chủ yếu ngợi ca một chiều đến việc day dứt suy ngẫm về số phận con người, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã đi được một chặng đường dài, ngày càng cận nhân tình hơn.

2.1.2. Trước 1975, trong bối cảnh đất nước đang diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, cảm hứng sử thi anh hùng là cảm hứng chủ đạo chi phối cách nắm bắt và thể hiện vấn đề của

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 26 - 29)