NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ L ỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau
3.3.2.3. Bên cạnh việc mở rộng, phức tạp hóa các thành phần câu, đa dạng hóa hệ thống ngôn t ừ giàu sắc thái biểu cảm, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng đa dạng hóa việc tổ chức
Một đặc điểm dễ thấy là trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đối thoại trực tiếp của nhân vật không xuất hiện nhiều. Chiếm phần lớn nội dung văn bản là lời kể, lời tả của người kể chuyện. Hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Đan xen trong lời người kể chuyện có cả các thành phần kể, tả, bình luận, đối thoại và độc thoại nội tâm.
Hứng thú triết luận cũng làm cho lời văn của ông có thêm nhiều các thành phần khái quát, triết lí mà biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng các đoạn bình luận trữ tình ngoại đề. Trước 1975, những đoạn bình luận ngoại đề xuất hiện không nhiều và chủ yếu là những phát biểu trực tiếp qua lời người kể chuyện. Sau 1975, chúng xuất hiện đậm đặc hơn, hình thức cũng đa dạng hơn, có khi là một đoạn dài, có khi là một câu ngắn xen vào lời người kể chuyện hoặc trong dòng tâm tư của nhân vật. Có những đoạn là lời của người kể chuyện, lại có những đoạn lồng ghép vào suy nghĩ của nhân vật.Ví dụ như trong Phiên chợ Giát, đoạn lão Khúng nghĩ về ngôi sao chiếu mệnh của ông Bời: “Quả có vậy thực thì đáng buồn thay và có lẽ đấy là luật lệ mới ở trên đời: người có chức quyền
không còn giữ được chiếc ghế nữa thì sống cũng như chết, ngôi sao chiếu mệnh cũng tắt?” [13,
tr.595]. Khác với độc thoại nội tâm của nhân vật, ở những đoạn bình luận ngoại đề, ngôn từ và giọng điệu là của người kể chuyện hoặc của nhân vật mà người kể chuyện mượn lời. Trong trường hợp vừa nêu, rõ ràng người kể chuyện đã mượn lời nhân vật để nêu ý kiến của mình. Điều này giúp làm tăng tính dân chủ trong phát ngôn của tác giả đồng thời cũng giúp cho việc thể hiện chiều sâu tâm lí của nhân vật dễ dàng hơn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, những lời phát biểu lộ liễu đã làm cho cái tôi của tác giả xuất hiện khá rõ, tính luận đề của truyện vì thế được tô đậm hơn.