Một hướng đi khác, “vẻ đẹp ẩn giấu trong hiện thực bề sâu tâm hồn” con người được Nguyễn Minh Châu phát hiện qua những khía cạnh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 48 - 51)

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975)

2.2.3. một hướng đi khác, “vẻ đẹp ẩn giấu trong hiện thực bề sâu tâm hồn” con người được Nguyễn Minh Châu phát hiện qua những khía cạnh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.

được Nguyễn Minh Châu phát hiện qua những khía cạnh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống. Ngòi bút của ông trở nên sâu lắng hơn khi chạm đến những rung động sâu kín nhưng rất đỗi thân quen trong mỗi tâm hồn Việt. Hiện lên trong tác phẩm của ông là những con người giàu tình nghĩa, nặng lòng với quê hương, gia đình, dòng họ.

Giàu yêu thương và nặng tình nghĩa nên các nhân vật thường hay có nhiều những phút giây sống bằng hoài niệm. Một nhà nghiên cứu đã có nhận xét hết sức chí lí là: “Hầu hết các nhân vật

chính trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều sống với kỉ niệm mình đã trải qua. Hoài niệm là

nhu cầu, cũng là phẩm giá của họ. Một con người sống hời hợt, không gắn bó với xung quanh thì sẽ

không thể nào có kỉ niệm. Con người có kỉ niệm, thiết tha với những kỉ niệm của mình, tự nhiên trở

nên giàu có hơn, đáng tin cậy hơn trước con mắt của người khác” [58, tr.279]. Đọc Cỏ lau, ta không thể nào quên cái đêm trăng ở vùng núi Đợi mà Lực và Thai cùng trải qua khi mới cưới, trước ngày họ chia tay. Đối với cả hai, đêm trăng ấy thật là đẹp và đáng nhớ biết chừng nào. Mãi sau này, qua bao nhiêu năm chiến tranh, Lực vẫn nhớ như in về giây phút hạnh phúc ấy. Tương tự như vậy, nhân vật Hạnh trong Bên đường chiến tranh hiện thật đẹp với những kỉ niệm về mối tình đầu mà chị luôn ôm ấp trong lòng, để rồi trong phút giây trào dâng cảm xúc khi gặp lại nhau, người đàn bà ấy không ngần ngại thốt lên : “Em đi tìm anh suốt bao nhiêu năm trời, anh có biết không?”.

Trong những thiên truyện được viết vào cuối đời, Nguyễn Minh Châu thường hay trăn trở về quê hương. Đi ra từ làng quê, dù ở nơi chân trời góc bể nào, quê hương vẫn luôn là một miền kí ức thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Quê hương đó có thể còn nghèo khó nhưng trong suy tư của những người đi xa như Định (Khách ở quê ra), nó chính là truyền thống, là văn hóa nghìn đời đã

hun đúc nên vẻ đẹp Việt Nam: “Làng anh, cái làng Khơi nửa biển nửa đồng, sỉa chân từ trên tàu

hỏa xuống, phải đi gần chục cây số về phía biển mới thấu và chỉ có một cách cuốc bộ ấy, nó có một

sức nhai người ghê gớm. Nó nghiền nát những con người ra rồi vắt nặn theo cái hình thù đã có từ

nghìn đời của nó, rồi bắt những con người ấy phải sống theo cái luật cũng đã có từ nghìn đời nhưng không bao giờ viết thành văn của nó.

Hàng chục năm nay cũng như từ nghìn đời, bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm đến đây đều bị

chết gục trong cái làng quê hiền lành một màu xanh rì ấy…” [13,tr.396]. Quê hương ấy là cội nguồn, là máu thịt, “là cái làng thân yêu và lâu đời của Định, mà một lần ban đêm hành quân giữa

rừng Trường Sơn, chỉ nghe một giọng nói người làng cất lên trong hàng quân đi ngược chiều, Định đã phải kêu lên một tiếng xiết bao mừng rỡ”. Phát hiện của nhân vật không có gì mới nhưng vẫn lay gọi cảm xúc người đọc vì đã chạm vào những gì sâu kín trong đáy lòng mỗi người.

Khác với Định, những người như lão Khúng suốt một đời sống chết với làng quê, với đất đai và cây trái. “Suốt đời lão chỉ chúi mũi vào hòn đất”. Đất đối với lão, đất có ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ để tồn tại mà còn tính kế dài lâu: “Đầu óc của một người nông dân bao giờ cũng nghĩ đến

cuộc đời mai sau của con cái. Chính vì lẽ thế mà cái tay chẳng lúc nào được rảnh, chẳng lúc nào ngơi mó máy trong đất” [13, tr.392]. Sau mấy ngày ở Hà Nội, lão chỉ có thể trở lại là chính mình khi ngồi trên tàu hỏa “nhận ra luồng gió man dại quen thuộc, và biết mình đã ra khỏi thành phố, đang

trở về với đất cát hồn nhiên và hoang dã…”. Lão cũng không ngần ngại lên lớp ông chú của mình: “Thế là chú mất gốc. Họ nhà mình chỉ nên sống với cái hòn đất”. Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm toàn bộ triết lí sống của một người nông dân có thể còn bảo thủ lạc hậu nhưng luôn nặng lòng với làng quê.

Truyện ngắn Chợ Tết in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2 – 1988, có thể được coi như là cơ hội cuối cùng để nhà văn bộc bạch tình cảm đối với cái làng quê nghèo khổ của mình. Trong cái nhìn của một “khách ở tỉnh về”, Định cảm thấy cuộc sống nơi cái làng quê nhỏ bé của mình sao mà cũ kĩ, nhếch nhác. Cuộc sống nơi đây hoàn toàn ngưng đọng, không hề có sự thay đổi, mọi sự dường như lặp lại những gì của mấy mươi năm về trước. Người kéo đò ở hiện tại vẫn y như người kéo đò năm xưa. Cô thiếu nữ mới lớn giống y như mẹ cô ta ba mươi năm về trước. Vẫn cái chợ tanh mùi cá và con đò rách nát nối liền đôi bờ con lạch “khéo lắm chỉ dài gấp đôi thân con bò”. Định buồn bã cảm nhận “Một cái gì bao quanh Định, một không khí luôn bao bọc Định, đấy là sự quen

thuộc, một nếp sống quen thuộc đã có từ lâu đời và chả có gì bị phá vỡ đang phô diễn trong phiên

chợ Tết ban đầu khiến Định say mê và rưng rưng cảm động, song sau đó hình như chính nó lại làm Định đến phải phát mệt, và sợ - Định tưởng mình cùng với cả một đám đông đang sôi sục đến

chóng mặt trong một cái guồng quay đầy luẩn quẩn” [7, tr.815]. Điều đáng quý là anh thương chứ

họ, có mồ mả cha ông. Nỗi niềm suy tư của Định không chỉ dừng lại ở việc nói lên tiếng nói đầy yêu thương của một tâm hồn đa cảm đối với quê hương, còn hơn thế, nó gợi lên sự thức nhận về những điều quan trọng cần làm cho nông thôn, cho những người nông dân, ở cái đất nước mà dù có công nghiệp hóa bao nhiêu chăng nữa vẫn không thể gạt bỏ cái tầng văn hóa nông nghiệp đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người.

Cảm hứng nghệ thuật muốn “đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” con người vốn đã đồng hành cùng hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong suốt cuộc đời cầm bút, nay cũng có nhiều thay đổi. Vẫn còn đấy cái chất trữ tình đằm thắm vốn có quen thuộc nhưng nét lãng mạn bay bổng hiếm dần đi, thay vào đấy là sự gia tăng chất trữ tình triết luận. Nếu như trong các truyện ngắn trước 1975, nhà văn thiên về phát hiện, kiếm tìm những vẻ đẹp cao cả anh hùng của con người trong chiến tranh, thì trong truyện ngắn sau này, vẻ đẹp con người được khám phá trong một cái nhìn đa diện hơn, “ ở một tầm cao và độ sâu mới dưới ánh sáng của tư tưởng triết học nhân bản” [5, tr.9]. Vẻ đẹp của con người được khám phá ở nhiều bình diện phức tạp, vì thế khó có thể đi đến những kết luận thống nhất nhưng mặt khác, sức khơi gợi của hình tượng lại được nâng lên, đem lại cho người đọc những khám phá đầy mới mẻ. Đọc truyện của ông nhiều khi có cảm giác nặng nề, mệt mỏi nhưng nếu chịu khó ngẫm ngợi cùng tác giả ta sẽ nhận ra được nhiều điều hết sức ý nghĩa về cuộc đời, về số phận con người. Từ đó mỗi người đọc có thể tự làm những cuộc đối chứng trong chính bản thân để hoàn thiện mình, để sống đẹp hơn.

Chương 3:

NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰLỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)