Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm ước muốn đi sâu khám phá v ẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người Trước 1975, quan niệm về con người sử th

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 38 - 42)

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975)

2.2.1. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm ước muốn đi sâu khám phá v ẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người Trước 1975, quan niệm về con người sử th

với những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng đã đem đến cho truyện ngắn của ông những trang viết thật hay về thế giới tâm hồn đẹp đẽ của con người.

Đối với ông, “mỗi con người quen biết mà mình từng chung sống… đều mang trong lòng biết bao điều tốt đẹp mà mình có thể học hỏi, có thể khám phá suốt đời không hết để tìm hiểu nhân dân

mình”(Cửa sông). Đây là nguồn cảm hứng nhưng cũng là cái “tạng” riêng của ông. Ngòi bút thiên về sự quan sát tinh tế và suy tư ngẫm ngợi của ông thích hợp với việc đào sâu khám phá những cảm xúc, những bí ẩn trong thế giới nội tâm hơn là thể hiện những xung đột, những hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Từ rất sớm, vào năm 1970, trong một bài viết về Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá đã có nhận xét về điều này: “Viết về quân đội, về chiến tranh, dĩ

nhiên Nguyễn Minh Châu không thể không nói đến bom rơi, đạn nổ, đến máu và lửa. Nhưng, điều

anh chú ý hơn hết vẫn là ngọn lửa trong lòng người. Nhân vật Nguyễn Minh Châu ít hò hét, không

ồn ào, họ tập luyện và chiến đấu lặng lẽ âm thầm. Nhưng trong lòng họ là căm uất đến nghẹn ngào, là yêu thương dào dạt” [58, tr.55]. Sau này, trong Lời bạt cho tập truyện Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành dịch ra tiếng Nga, nhà nhiên cứu N. I. Niculin cũng tiếp tục khẳng định: “Cảm hứng

các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, như tự anh nói, trước hết là cố gắng “tìm cái hạt ngọc ẩn

giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Và đó vẫn là chủ âm trong sáng tạo của Nguyễn Minh Châu,

với việc xây dựng nhân vật chính diện” [58, tr.406].

Một trong những truyện ngắn nổi tiếng, được xem là tiêu biểu nhất của Nguyễn Minh Châu trong thời kì này là Mảnh trăng cuối rừng. Truyện kể về mối tình lãng mạn giữa anh chiến sĩ lái xe tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt trong bối cảnh chiến tranh trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Dù vậy, nhà văn không quá nhấn mạnh đến sự gian khổ ác liệt, cũng không tìm đến những bi kịch thương đau mà tập trung hướng về vẻ đẹp của con người, về tình yêu và tuổi trẻ. Toàn bộ câu chuyện có thể được coi như là một cuộc hành trình tìm kiếm và phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam những năm chiến tranh. Trong cuộc hành trình ấy, vẻ đẹp của cả Nguyệt và Lãm dần dần được bộc lộ ở hai hướng trái chiều nhau. Nguyệt khởi hành với tâm thế của một người tình đi đến chỗ hẹn. Từ chỗ là một người tình lí tưởng, Nguyệt dần hiện ra thành một chiến sĩ với đủ những phẩm chất tốt đẹp. Đối với Lãm thì ngược lại, từ một anh chiến sĩ có phần khắt khe, có mỗi một cô gái đi nhờ xe mà cũng cằn nhằn ca cẩm mãi, đến cuối hành trình thì đã trở thành một người tình đa cảm, đầy mơ mộng.

Vẻ đẹp của một người lính trong Nguyệt được thể hiện rõ nét khi đối đầu với hiểm nguy. Trong bối cảnh ác liệt của chiến tranh, Nguyệt tỏ ra là một cô gái hết sức dũng cảm. Không chỉ dẫn đường, cứu xe, lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi... Ấn tượng đặc sắc nhất về lòng dũng cảm của cô Nguyệt xinh đẹp ấy, qua đôi mắt của Lãm, còn ở dáng ngồi thản nhiên trong xe giữa đoạn đường đầy nguy hiểm, ở giọng nói bình tĩnh tựa hồ như không có máy bay địch quây tròn trên đầu. Và nhất là ở nụ cười tươi tỉnh ngay trong lú c đã bị thương, nụ cười khiến cho anh chiến sĩ lái xe dạn dày phải “gần như mê muội” vì cảm phục. Nhưng Nguyệt không chỉ là người dũng cảm. Cô còn là người biết sống vì người khác, biết hi sinh vì người khác.

Trong tất cả những điều đáng nói về Nguyệt, hình như nét đẹp đẽ nhất, kì diệu nhất chính là “cái sợi chỉ xanh óng ánh” của niềm tin, tình yêu và lòng chung thủy mà phải mất một thời gian rất lâu Lãm mới cảm nhận thấy được. Suốt câu chuyện Lãm khắc khoải suy nghĩ về tình yêu của Nguyệt như một mối tình đẹp khó tin, đậm màu huyền thoại. Có đến hai lần Lãm đã suy ngẫm về cái sợi chỉ xanh nhỏ bé ấy. Chính cái sợi chỉ xanh óng ánh kì lạ ấy đã dẫn cô Nguyệt, trong một đêm trăng đầu tháng, dám một mình vượt qua mọi khó khăn để mong tìm gặp được người yêu. Tình yêu, niềm tin và lòng chung thuỷ của cô đã làm cho Lãm phải ngưỡng mộ, kính phục.

Dưới đôi mắt mơ mộng của Lãm, Nguyệt đã hiện lên tuyệt đẹp như hiện thân của sự thanh sạch, tinh khiết, trẻ trung. Nguyệt càng đẹp hơn dưới ánh trăng: “Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường !”. Trăng làm ánh ngời lên từng sợi tóc trên mái tóc dày và ngát thơm của Nguyệt. Nhưng cũng có thể nói vẻ đẹp của Nguyệt không chỉ được soi sáng bằng ánh trăng, mà còn chủ yếu được soi sáng bằng ánh sáng tình yêu của Lãm. Lời văn hoà cùng ánh mắt nâng niu nhìn Nguyệt càng đẹp lộng lẫy, để rồi “khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng” của cô gái ngập tràn trong tâm trí của Lãm trong suốt chặng đường còn lại.

Cuộc chiến đấu khốc liệt của người lính Trường Sơn qua điểm nhìn trữ tình dịu dàng ấy đã trở thành một nơi gặp gỡ của tình yêu. Chiến tranh không chỉ có chết chóc, tàn phá mà còn là nơi để con người khám phá ra nhau, phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của nhau, để yêu nhau. Vẻ đẹp tâm hồn và tình yêu của người lính đã tiếp thêm sức mạnh cho họ trong cuộc chiến đấu. Câu chuyện cũng là sự khẳng định chiến thắng của tình yêu đối với chiến tranh, của lí tưởng sống đẹp đẽ trước cái chết chóc mà kẻ thù gieo rắc.

Giống như nhân vật Lãm, vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trong Những vùng trời khác nhau

hiện lên qua những giây phút suy tư, ngẫm ngợi. Họ cũng có những hành động dũng cảm, những giây phút anh hùng khi đối mặt với kẻ thù nhưng ấn tượng đẹp của người đọc về họ là ở những lúc họ suy nghĩ về mình, về đồng đội, về quê hương. Trong suốt chiều dài câu chuyện, Lê suy nghĩ nhiều về Sơn, về những nét đẹp vừa được khám phá từ người đồng đội thân thiết. Từ cảm nhận về Sơn, anh say mê tự cắt nghĩa cho chính mình về cái nguyên cớ đẹp đẽ đã đưa họ đến với nhau, “bên

nhau trên một khẩu pháo…,cùng chung tấm giát nằm, mặc chung nhau vài chiếc áo”, để cùng bảo

vệ vùng trời chung thiêng liêng. Giàu xúc cảm nhất là đoạn diễn tả tình cảm của Lê khi bất chợt đang trên đường hành quân bỗng nghe thấy âm thanh quen thuộc của “một giọng hò và nhịp mái

chèo” quê hương, anh “trở thành một người mơ mộng thực sự. Anh nghe rất rõ tiếng mái chèo đặc

biệt của con sông quê anh. Tiếng mái chèo đò dọc chậm rãi và uể oải xuôi sông Lam thưở lọt lòng

Lê đã nghe rồi nhớ không dứt ra được…” [13, tr.44]. Qua những câu văn giàu chất trữ tình như vậy,

Trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975, nhà văn luôn tạo điều kiện tối ưu để nhân vật của mình ở vào trong những hoàn cảnh hết sức thuận lợi cho việc thể hiện những phẩm chất cao đẹp. “Nhà văn dường như vượt lên khỏi cái hằng ngày và hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời; cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật…anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô

trùng” [58, tr.407]. Đúng như N. I. Niculin đã nhận xét, đây là chỗ mạnh cũng là chỗ yếu của nhà văn. Con người trong truyện ít khi phải lâm vào những cảnh ngộ éo le, những tình thế khó xử để có thể làm cho họ xấu xa hay chí ít cũng trở nên nhếch nhác đi trước mắt người đọc. Những năm tháng chờ đợi trong mối tình có thể nói là đơn phương của Nguyệt đối với Lãm (Mảnh trăng cuối rừng) không hề làm cho cô trở nên sầu úa như những nhân vật nữ trong tiểu thuyết lãng mạn, trái lại chỉ càng làm cho “cái sợi chỉ xanh óng ánh” trong tâm hồn cô thêm ngời sáng. Cô không buồn vì còn có đồng đội, còn có những lí tưởng cao đẹp mà mình đang theo đuổi cùng với những công việc cấp bách khác. Trong trận chiến ác liệt khi cùng Lãm đối mặt với máy bay giặc, bom đạn chỉ làm Nguyệt bị thương chút xíu ở cánh tay, vết thương chỉ càng giúp cho Nguyệt trở nên đẹp hơn dưới mắt người lái xe. Trong Những vùng trời khác nhau, sau một thời gian dài xa cách, vợ chồng Lê chỉ gặp được nhau trong chốc lát ngắn ngủi khi anh tạt về thăm nhà rồi vội vã chia tay khi có báo động. Họ chưa kịp nói với nhau một lời yêu thương nhưng không hề đau khổ bịn rịn, vì tâm trí của cả hai đang phải dành cho nhiệm vụ. Hình ảnh “khuôn mặt vợ đỏ ửng lên vì thẹn và sung sướng” khi đứng bên Lê cạnh chái nhà chỉ chợt thoáng qua trong suy nghĩ của anh sau này, “chỉ vụt qua, lóe lên như

một chiếc lá mía xanh biếc”.

Tình yêu trong truyện của Nguyễn Minh Châu cũng có những dang dở, éo le nhưng ma ng một sắc thái riêng. Trong Nguồn suối, mối tình của Y Khiêu dành cho Ngạn thật bền chắc và mãnh liệt. Đến lúc đã có gia đình, con đã lớn nhưng trong sâu thẳm tâm hồn chị vẫn nồng cháy một tình cảm sâu sắc dành cho người chiến sĩ Vệ quốc đoàn mà chị cứu năm nào. Cuộc gặp gỡ giữa ông Hừng – chồng chị và Ngạn, đối với người khác có thể là một tình huống rất gượng gạo cho cả đôi bên, đã được miêu tả như là một cuộc gặp hết sức thân tình giữa những người trong gia đình. Tình cảm họ dành cho nhau thật là cao thượng. Hình ảnh “đôi mắt thăm thẳm của Y Khiêu đọng một ánh

lửa phản chiếu sáng rực không bao giờ tắt” dõi theo Ngạn ở cuối truyện thật đẹp và cũng thật lãng mạn. Có cảm giác là trong những mối tình tay ba như vậy, nhân vật của Nguyễn Minh Châu luôn biết cách cư xử đúng mực, độ lượng và đầy cảm thông cho nhau. Họ không có cái quyết liệt đến cùng của những trái tim sẵn sàng chết vì không đến được với nhau nhưng họ có cái nét đẹp của những người tình thủy chung, trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha – những nét phẩm chất truyền thống.

Trong các truyện ngắn khác như Người mẹ xóm nhà thờ, Nhành mai, Câu chuyện trên trận địa…, hình ảnh con người với những phẩm chất lí tưởng cũng được xây dựng như là những biểu tượng đẹp cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng. Có thể tìm thấy trong bề sâu tâm hồn họ những hạt ngọc lấp lánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

2.2.2. Ở giai đoạn sau 1975, cảm hứng sử thi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu dần phai nhạt và nhường chỗ cho cảm hứng đời tư – thế sự. Hứng thú về con người thường nhật phức tạp, bí

Một phần của tài liệu Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1975 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)