Trong quan niệm về tự nhiên và ứng xử với tự nhiên:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 72 - 82)

Từ thuở sơ khai, con người đã biết phải sống hòa hợp cùng thiên nhiên để tồn tại, làm nhà trong hang đá để tránh thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt. Song song với sự phát triển của nhân loại thì tiến trình lịch sử của người Việt Nam là tiến trình hòa hợp, khám phá và chinh phục tự nhiên. Dần dần, thiên nhiên trở thành người bạn thân thiết của con người. Do

đó, con người thiên về cuộc sống thích nghi, hài hòa cùng môi trường với sựđồng cảm sâu sắc – “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Thời trung đại, con người sống bằng nông nghiệp là chủ yếu, nên con người dựa vào tự

nhiên, khai thác tự nhiên mà sống. Do đó con người hòa nhập vào thiên nhiên, xem thiên nhiên với con người là một “Vạn vật nhất thể. Con người chưa xem mình là một chủ thểđối lập với tự nhiên, là khách thể để chiêm nghiệm, phân tích, lý giải... Như vậy đặc trưng của thế giới tự nhiên trong cái nhìn của con người trung đại là có tính toàn vẹn không phân hoá, không tách bạch. Thế nên thơ ca phương Đông rất chú ý đến hình ảnh của thiên nhiên và xem đây là một đối tượng thẩm mĩ. Thiên nhiên trong thơ ca đời Lý đa phần là những biểu tượng, là phương tiện để nói lên nội dung triết lý hay cảm quan Thiền đạo. Những hình ảnh thiên nhiên thường tượng trưng cho những thực tế siêu nhiên, trừu tượng của triết lý. Thiên nhiên trong thơ ca đời Trần có khác. Đầu đời Trần thiên nhiên còn có nét biểu hiện triết lý như trong thơ Trần Thái Tông, Tuệ Trung. Nhưng từ giữa đời Trần về sau, thiên nhiên đã trở

thành đối tượng thẩm mĩ đích thực. Càng về cuối đời Trần, thi nhân càng tiếp xúc với thiên nhiên ngoại cảnh với nhiều cảm xúc, phong phú, đa dạng: từ tâm trạng sâu lắng, suy tư trước cảnh thiên nhiên cô tịch, xa vắng, đến những cảm khái nhẹ nhàng rồi bất mãn với thời cuộc. Thiên nhiên lúc này vừa là sự rung động của thi nhân biểu lộ cảm quan Thiền học vừa có cái phóng khoáng của tư tưởng Nho gia và cái nhàn dật của Lão Trang. Trong đó, phải kểđến là những sáng tác của các Thiền gia. Các nhà thơ Thiền thời Trần đã có những rung cảm tế vi trước thiên nhiên và cho ra đời những vần thơ Thiền đậm “chất thơ”, sinh động và độc đáo.

Khác với thời Lí, đa phần trong sáng tác của các thi nhân - Thiền sư thời này, thiên nhiên

đã trở thành đối tượng thẩm mĩ thật sự. Các thi nhân - Thiền sư đã thật sự trải lòng với cảnh núi cao sông dài, với ánh trăng trên đoá mộc tê, trải tầm mắt với cánh bạch âu lưng trời, theo

đàn cò liệng xuống cánh đồng chiều muộn, rồi ngắm cảnh đôi bướm trắng phất phới bên những đóa hoa vừa hé nụ đầu xuân. Con người Thiền sống giữa thiên nhiên để thấy tâm hồn mình về với chân như, với những cảm xúc hồn nhiên không gợn niềm trần tục. Thiền gia cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tĩnh tại, an nhiên, bởi họ cho rằng bản thể của vũ trụ là trống không, khi tâm đạt tới độ tĩnh tại tuyệt đối, tâm trong suốt vắng lặng thì có thể hòa nhập vào bản thể của vũ trụ vạn vật. Đọc Nguyệt – Trần Nhân Tông, ta có thể dễ dàng nhận ra sự thống nhất đến độ hài hòa giữa con người và thiên nhiên vạn vật. Ở đó, giữa người và cảnh không còn ranh giới phân biệt nữa, tất cảđều “trống không” và hoàn toàn tĩnh lặng:

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư, Lộ trích thu đình dạ khí hư.

Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.” (Nguyệt – Trần Nhân Tông)

(Nửa song cửa sổ ánh đèn đầy một giường sách,

Những hạt móc rơi điểm giọt điểm giọt trên sân mùa thu,

hơi đêm trống không lặng lẽ. Nửa đêm thức giấc thì âm thanh tiếng chày không còn

nghe thấy, Trên đầu của khóm hoa quế ngoài vườn ánh trăng

vừa mới đến). Không gian của bài thơ được bao trùm bởi trạng thái “” trống không - trạng thái tương thông giữa tâm Thiền tĩnh tại an nhiên với cái trống không của bản thể vũ trụ. Trong không gian đó, thi nhân – thiền gia tỉnh giấc - “thụy khởi, không phải bởi sự chi phối của những âm thanh thế tục mà đó là cái tỉnh giấc tự nhiên. Thế nên thi nhân mới cảm nhận được ánh sáng của vầng trăng huyền diệu tỏa chiếu trên đóa mộc tê. Bài thơ là sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên rất đỗi bình dị: trên nền không gian hư tịch ánh trăng nhẹđến trên đóa mộc tê, giây phút ấy con người bừng tỉnh - giây phút bình thường của đời sống tự nhiên bỗng trở nên huyền diệu.

Cũng như thế, bài thơĐăng Bảo Đài sơn là sự hòa quyện tuyệt đối giữa tâm và cảnh: “Địa tịch đài dũ cổ,

Thì lai xuân vị thâm. Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm. Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngữ tâm. Ỷ lan hoành ngọc địch,

Minh nguyệt mãn hung khâm.

(Đăng Bảo đài sơn – Trần Nhân Tông) (Đất vắng nên đền càng thêm xưa cũ,

Lúc đến đây mùa xuân vẫn chưa muộn.

Con đường hoa nửa sáng nửa tối. Mọi việc đời như nước trôi theo nước, Trăm năm lòng nhủ với lòng.

Đứng tựa lan can cầm ngang ống sáo ngọc, Trăng sáng đầy cả ngực và bụng.)

Cảnh núi Bảo Đài qua cái nhìn của tác giả tuy u tịch nhưng vẫn mang nét đẹp nên thơ

sinh động, cái sinh động bởi có sự chuyển động: Ngọn núi phủ mây thì khi xa khi gần, con

đường hoa thì nửa sáng nửa tối (Vân sơn tương viễn cận/ Hoa kính bán tình âm). Thế nhưng, con người trong cảnh lại thường tại, an nhiên, dường như không hề bị biến đổi theo sự biến

đổi của ngoại cảnh (Bách niên tâm ngữ tâm - Trăm năm lòng nhủ với lòng). Con người ấy, ở

hai câu kết của bài thơ, đã tan hòa trong ánh trăng tràn ngập không gian, lặng lẽ mà dào dạt vô biên. Căn cứ vào cấu trúc câu thơ “Minh nguyệt mãn hung khâm(Trăng sáng (chủ ngữ) đầy cả ngực và bụng (vị ngữ)), ta sẽ thấy trong bối cảnh này trăng mới chính là chủ thể: Trăng chủ động bao phủ lấy người, tắm gội cho người bằng ánh sáng trong trẻo của nó. Có thể nói, giữa người và cảnh hoàn toàn không còn ranh giới phân biệt, hoàn toàn tan hòa vào nhau thành môt thể thống nhất.

Ở bài thơ Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông cũng biểu hiện cái nhìn tinh tế

của nhà thơ trước cảnh chiều tà. Khó có thể nghĩ đây là bài thơ của một vị Trúc Lâm Đầu đà bởi ở đây hoàn toàn là cái nhìn, cái cảm rất thân quen về thiên nhiên, cuộc sống, chan chứa tình yêu đối với quê hương đất nước, nhưng đâu đó vẫn phảng phất vị Thiền:

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên Bán vô, bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lí, quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền

(Thiên trường vãn vọng - Trần Nhân Tông) (Trước thôn, sau thôn đều mờ mờ như khói phủ, Bên bóng chiều, cảnh vật nửa như có nửa như không. Trong tiếng sáo, mục đồng lùa trâu về hết.

Cảnh vật hiện ra, lung linh giữa thực và ảo, giữa sắc và không, giữa hữu và vô, giữa

động và tĩnh… Bao phủ lên bức tranh thiên nhiên êm đềm, trong trẻo, tinh khiết ấy là một màn sương hưảo của Thiền. Nó có màu sắc, có âm thanh, có đường nét, có dáng vẻ, có vận

động, có tĩnh tại… Nó là thực, mà là không thực. Nó là ngoại cảnh song lại chính là tâm cảnh của nhà thơ. Nó là tiếng sáo của tâm hồn vi vút, trong trẻo cất lên, nó là cánh cò của tâm hồn chấp chới, mơ hồ trong cảnh chiều tà, nó là vệt nắng chiều của tâm hồn còn đọng lại trên dương gian mà như sắp tan biến, nó là thôn làng của tâm hồn trong sương khói mơ hồ, huyền hoặc, thực ảo, mông lung… Hình ảnh “mục đồng địch lí quy ngưu tận” phảng phất không khí Thiền, nó chỉ trạng huống giác ngộ - “trở về cội nguồn” của người tu hành như

“trẻ cưỡi trâu về nhà” trên con đường nửa hư nửa thực.

Trong bài Xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân) lại là một buổi sớm xuân lặng không, mà

đầy Thiền ý:

Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy,

Nhất song bạch hồ điệp Phách phách sấn hoa phi.

(Xuân hiểu – Trần Nhân Tông) (Ngủ dậy, mở cánh cửa sổ,

Không hay mùa xuân đã về, Một đôi bươm bướm trắng, Phất phới bay vào hoa).

(Buổi sáng mùa xuân)

Cả bài thơ hoàn toàn không có một danh từ nào để chỉ con người, nhưng qua đó người

đọc cảm nhận được sự hòa quyện tuyệt đối giữa người và cảnh, giữa cái tâm trong trẻo trong giây phút “thụy khởi” với bước đi nhẹ nhàng êm ái của mùa xuân. Lúc đó, con người hoàn toàn sống trong cái êm ái của mùa xuân nên “không hay mùa xuân đã về”.

Nhìn một bông hoa nở, một mảnh trăng soi, một dòng nước chảy, Tuệ Trung Thượng sĩ

chợt nghĩ đến sự vận động không ngừng của cái thế giới của muôn nghìn “sắc tướng”, bề

ngoài có vẻ đứng im mà bên trong luôn luôn thay đổi, bề ngoài có vẻ khác nhau như nước với lửa mà bên trong thì lại có khuynh hướng tiến sát lại và đổi vị trí cho nhau. Tuệ Trung để

tâm suy nghĩ về tất cả những hiện tượng kể trên rồi quy nạp chúng thành hình ảnh trừu tượng. Ông hiểu một cách thâm thúy tất cả những cái đó là thuộc về tự nhiên, là sự an bài của thiên nhiên, con người không làm sao chống được. Cũng giống như một ánh trăng, một ngọn gió không phải là những cái thuộc con người chi phối mà là sự vận động không ngừng của tự nhiên:

Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh Đông lưu phó hải khởi hồi ba

(Thế thái hư huyễn - Tuệ Trung)

(Mặt trăng phương tây đã chìm xuống bầu không thì

bóng trăng khó quay trở lại Dòng nước chảy vềđông đã ra tới biển thì sóng nước

há có thể trở về?) Hiểu được quy luật ấy, nhà sư khuyên con người không nên chạy theo những điều phù phiếm, phải để tâm hồn thanh thản, an nhiên, vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc sống thường tình để sống trọn vẹn và có ích cho đời.

Thiên nhiên bao giờ cũng mang lại cho Thiền gia nhiều cảm xúc mới mẻ. Không chỉ là nguồn cảm hứng vô tận, thiên nhiên còn phản ánh tâm trạng bình lặng, thanh đạm và trong trẻo của con người. Thiên nhiên trở thành những biểu tượng phong phú cho tâm hồn của các Thiền gia. Đứng trước thiên nhiên, con người dường như trở nên “vô ngôn”:

Tâm khôi oa giác mộng Bộ lí đáo thiền đường Xuân vãn hoa dung bạc Lâm u thiền vận trường Vũ thu thiên nhất bích Trì tĩnh nguyệt phân lương Khách khứ tăng vô ngữ Tùng hoa mãn địa hương

(Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều) (Lòng nguội lạnh với giấc mộng lợi danh Dạo bước đến cửa thiền

Xuân muộn, dáng hoa mỏng mảnh Rừng sâu, tiếng ve ngân dài

Mưa tạnh, trời một màu xanh biếc Ao lặng, trăng tỏa ánh mát dịu Khách ra về tăng không nói gì

Khắp mặt đất ngát mùi hương hoa thông)

Không gian trong trẻo mát mẻ, trước hư không đó cái tâm của con người được thanh lọc, tự nhiên quên hết những lời cần tâm sự - “vô ngữ” - sự yên lặng làm dậy mùi hoa thông thơm ngát mặt đất. Và lúc này, giữa cái tâm của Thiền gia và ngoại vật (đặc biệt là mùi hương hoa thông) là một sự hòa điệu sâu xa, lan tỏa...

Với Trần Thái Tông, cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên có ý vị riêng của nó: “Phong đả tùng quan, nguyệt chiếu đình,

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh. Cá trung tư vị vô nhân thức,

Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh.

(Ký Thanh phong am tăng Đức Sơn - Trần Thái Tông) (Gió đập vào cánh cửa thông, trăng chiếu rọi trên sân Lòng hẹn với phong cảnh cùng nhau mát mẻ trong trẻo

Ở trong đó có ý vị riêng mà không ai biết được Mặc cho nhà sưở trong núi vui đến sáng)

Cái “ý vị riêng” ở đây chính là “lòng hẹn với phong cảnh cùng nhau mát mẻ trong trẻo”. Chất Thiền toát ra ở cái “ý vị riêng” mà không ai hay biết ấy. Đó chính là giây phút con người và vạn vật hòa điệu, ta và vật không còn sai biệt, nên sự an lạc lúc đó là vô biên không thể nói thành lời.

Có thể nói, thơ Thiền khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, khát khao giao hòa cùng thiên nhiên, vũ trụ. Đến lượt mình, thiên nhiên làm nguồn cảm hứng phong phú cho những sáng tác của các Thiền gia. Đồng thời các Thiền gia cũng gửi gắm vào trong đó những chiêm nghiệm về đời người trong cái vô thường của thiên nhiên, vũ trụ với những cung bậc tình cảm hết sức phong phú và đa dạng.

KẾT LUẬN

Đạo Phật vào Việt Nam rất sớm và nhanh chóng hòa nhập được với đời sống tinh thần của người bản xứ. Trải qua nhiều thế kỉ, cho đến nay, đạo Phật vẫn giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa của người Việt. Điều đó cho thấy, tinh thần của đạo Phật có nhiều nét gần gũi và tương đồng với văn hóa truyền thống Việt Nam. Đến đời Trần, đạo Phật đã phát triển rất mạnh mẽ và đi sâu vào chính sự cũng như những sinh hoạt tinh thần của xã hội qua những con người cụ thể lãnh đạo triều đại như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,... và cả những tăng sĩ như Tuệ Trung, Pháp Loa, Huyền Quang... Khép lại trang sử

hào hùng của nhà Trần chúng ta không thể không ghi nhận vai trò và đóng góp to lớn của các Thiền sư – những người đã có công phát huy hiệu lực của đạo Phật trong đời sống chính trị, tư tưởng của thời đại. Từđó, làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của văn hóa thời kì sau.

Song song đó là sự phát triển của một bộ phận văn học Thiền tông với tên tuổi của các nhà thơ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Quang Triều... Trong thơ Thiền thời Trần, các Thiền gia đã sống theo tinh thần “cư trần lạc đạo”, gắn bó với cuộc đời trên con đường tiến đạo. Qua thơ, họ đã thể hiện rõ những cảm xúc, tâm trạng mang dấu ấn cá nhân trước cuộc đời. Đồng thời họ cũng đề ra một con đường tu hành mới mẻ, khoáng đạt. Tuy nhiên, phải thấy rằng thơ Thiền dù mang tinh thần nhập thế nhưng vẫn không tách khỏi đời sống

đạo. Các Thiền gia thời Trần trong tư tưởng hết sức phóng khoáng vẫn không đi ra ngoài giáo lí nhà Phật, mà chính họ trong giây phút giác ngộ đã biểu hiện “một thể cách biểu tỉnh trên bình diện cao hơn của tư duy trước những biến thiên của thế sự” (Cốt tủy của đạo Phật, D.T. Suzuki). Đó chính là cái trạng thái đặc trưng của nghệ thuật trung đại, trong đó “yếu tố thế tục và yếu tố tôn giáo không tách bạch rõ ràng” (Những phạm trù văn hoá trung cổ, A. Gurevich, NXB Nghệ thuật Moskva 1972, Hoàng Ngọc Hiến dịch). Nói như thế để thấy, trong thời đại này, con người của đạo không xa rời con người thế tục, không tách rời truyền thống của dân tộc. Đó là những con người biết gắn đạo với đời, vừa tham gia đánh giặc cứu nước, vừa tham Thiền học đạo. Những con người ấy, khi gác bỏ chiến bào trở về với cuộc sống thường nhật họ lại khoác lên mình chiếc áo thi nhân với những rung cảm mạnh mẽ, sâu xa trước cuộc sống, con người và thiên nhiên, ngoại vật. Với họ, một ánh trăng, một dòng nước, một gian nhà cỏ, một khoảnh khắc của sự chuyển mùa,... cũng đủ làm lay động tâm hồn. Với họ, cuộc sống con người như “ánh chớp” thoắt “có”, thoắt “không”, còn “Thân như

băng gặp nắng trời, Mệnh tựa ngọn đèn trước gió” (Sơ nhật vô thường kệ - Trần Thái Tông), cho nên, phải biết sống trọn vẹn những thời khắc hiện tại và trở về với tự tính – bản thể để

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 72 - 82)