3.1/ Vai trò và vị trí thơ Thiền thời Trần trong tiến trình vận động của văn hóa Việt Nam: Nam:
Trong cốt cách của mỗi con người Việt Nam hầu nhưđều tồn tại các đức tính: hiếu học, ham sáng tạo, chuộng nhân nghĩa, hay thương người, sẵn sàng cưu mang đùm bọc nhau, chân thật, khiêm tốn, yêu cái chân – thiện – mĩ, ghét cái ngụy – ác – xấu,… Những cốt cách
ấy bắt nguồn từ truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nó không những chẳng mai một đi mà còn được bồi đắp thêm, giàu có và phong phú hơn lên. Truyền thống ấy càng có giá trị hơn trong sự giao thoa với tư tưởng bình đẳng, tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật. Mặc dù là ảnh hưởng từ bên ngoài nhưng khi vào nước ta đạo Phật
đã có nhiều nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của con người Việt Nam, nhanh chóng
được nhân dân ta hưởng ứng, xem đó như là một bộ phận trong tư tưởng truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, Phật giáo Thiền tông đã phát triển vào thời Lí với sự dung hợp của ba Thiền phái du nhập từ bên ngoài vào: Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi là một phái Thiền phát triển sớm nhất ở nước ta, trải qua nhiều thế kỉ, đến đời Lí trở thành một dòng Thiền rất mạnh; Thiền phái Vô Ngôn Thông là một phái Thiền có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Việt Nam; Thiền phái Thảo Đường với một trong những đệ tử đầu tiên là vua Lí Thánh Tông. Thơ
Thiền thời Lí, vốn là những bài kệ, về căn bản đậm chất Thiền và những giáo lí của Phật giáo. Đến đời Trần, ba phái Thiền trên dần dần được chuyển hóa và thống nhất thành Thiền phái Trúc Lâm. Từ đây, Thiền học nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ “Phật giáo thống nhất”. Tư tưởng căn bản của Thiền phái Trúc Lâm là sự kế thừa và phát triển tinh hoa tư
tưởng của ba phái Thiền thời Lí, dung hợp với tinh thần thực tiễn và văn hóa truyền thống, trở thành một tư tưởng Thiền có tính dân tộc rất đặc sắc. Tư tưởng Thiền Trúc Lâm đề cao “đối tượng chứng đắc” và chủ trương phép tu “tùy tục” theo quan niệm “hòa quang đồng trần” của Thiền Trung Hoa. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm – do vua Trần Nhân Tông khai sáng – đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng của thời đại. Điều đó chứng tỏ
Lịch sửđã ghi nhận chiến công oanh liệt của thời Trần và đồng thời cũng công nhận sự
chi phối mạnh mẽ của Phật giáo đến hành động của con người thời này. Đất nước đổi mới và phồn thịnh, tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa,… cũng đổi mới và phát triển hơn trước. Thơ Thiền cũng vậy, vẫn giữ cốt lõi ấy nhưng có phần cởi mở hơn, gần gũi hơn và đậm chất thơ hơn. Có thể nói, thành tựu của văn hóa thời Trần nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung không phải chỉ có thơ Thiền, nhưng với những gì mà nó đạt được thì khó tìm thấy ở trước đó và cả sau này. Chính tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Thiền phái Trúc Lâm đã chi phối sâu sắc đến hành động của các tăng sĩ. Họ vừa cứu đời trên phương diện tư tưởng, vừa giúp vua trị nước. Làm nên chiến thắng vẻ vang ấy phải kể đến vai trò quan trọng của Thiền tông. Thấu hiểu được lẽ biến diệt, sắc không nên mới có những con người biết hòa hợp giữa đạo với đời, vừa tu Thiền vừa đánh giặc cứu nước. Từ những vị vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đến những cư sĩ như Tuệ Trung,…
đều là các anh hùng trong lịch sử dân tộc. Những người anh hùng ấy đã trở thành những nhà thơ với một phong thái phóng khoáng, ung dung, tự tại. Không câu nệ vào những giáo điều của Phật giáo, cởi mở, chan hòa với thiên nhiên,… đó là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được từ thơ Thiền thời kì này. Vẫn là muốn truyền đạt những giáo lí của Phật giáo nhưng các Thiền gia thời Trần đã biết kết hợp giữa thơ với Thiền để mang đến cho người
đọc người nghe một cảm giác dễ chấp nhận, không bị gò bó hay là quá cao siêu. Đôi lúc người đọc khó mà phân biệt được đó là thơ hay Thiền. Nhưng như thế không có nghĩa rằng thơ Thiền thời Trần hoàn toàn tách rời với thơ Thiền thời Lí, mà đó là sự kế tục và phát triển thơ Thiền thời Lí theo xu hướng phát huy bản sắc dân tộc và phù hợp với tinh thần thời đại.
Để thấy rõ hơn điều vừa nói, ta có thể so sánh hai bài thơ của hai nhà thơ Kiều Trí Huyền – đời Lí và Trần Nhân Tông – đời Trần:
“Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm, Cá trung mãn mục lộ Thiền tâm. Hà sa cảnh thị Bồ Đề đạo,
Nghĩ hướng Bồ Đề cách vạn tầm.”
(Tiếng huyền bí trong ngọc diễn thành âm thanh kì diệu,
Ởđó tâm Thiền bộc lộđầy trước mắt.
Đạo BồĐềở ngay các cảnh giới nhiều như cát bãi sông, Thế mà lại tưởng rằng muốn tới cõi Phật, còn phải xa xôi đến
(Bí thanh - Kiều Trí Huyền) “Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.”
(Nửa song cửa sổ ánh đèn đầy một giường sách,
Những hạt móc rơi điểm giọt điểm giọt trên sân mùa thu, hơi đêm
trống không lặng lẽ. Nửa đêm thức giấc thì âm thanh tiếng chày không còn nghe thấy,
Trên đầu của khóm hoa quế ngoài vườn ánh trăng vừa mới đến.) (Nguyệt – Trần Nhân Tông)
Bằng cách nói ẩn dụ và mượn hình ảnh thiên nhiên làm biểu tượng, nhà thơ Kiều Trí Huyền muốn nhắc nhở con người rằng con đường đến với tự tính, bản thể không xa xôi mà ở
ngay trong chính cái tâm của ta, ở ngay trong “âm thanh kì diệu của ngọc”. Đạo có ở khắp nơi quanh ta (đừng cố công tìm kiếm ởđâu đó xa xôi) nếu ta biết giữ cho tâm trong, lòng sáng như
“ngọc”. Dẫu sao, với Bí thanh của Kiều Trí Huyền cũng còn mang nặng những hình ảnh biểu tượng cho triết lí của đạo Phật (âm thanh kì diệu, ngọc, cát bãi sông,…).
Còn Nguyệt, mở đầu bằng không gian hẹp - không gian của đời sống thường nhật, từđó mở rộng ra không gian vũ trụ. Một đêm thu lặng có thể nghe được tiếng sương rơi. Cái động nhờ cái tĩnh mà sinh ra. Âm thanh của tiếng sương rơi hẳn là rất nhỏ, không gian phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe được. Ngược lại cái động nhờ cái tĩnh mà hiện hữu, không gian tĩnh mịch vắng lặng được nhận thức bởi tiếng sương rơi ngoài sân thu. Có thể nói không gian của bài thơ là không gian đặc trưng của thơ Thiền, một không gian bao la, khoáng đạt, trong trẻo và tĩnh lặng.
Ở Nguyệt, chúng ta bắt gặp bút pháp quen thuộc mà “thi Phật” – Vương Duy đã sử
dụng trong “Điểu minh giản” (Khe chim kêu): “Nhân nhàn quế hoa lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh xuân giản trung.”
(Điểu minh giản – Vương Duy) Dịch nghĩa:
(Người nhàn nhã, hoa quế rụng
Đêm thanh tĩnh, ngọn núi mùa xuân yên Trăng nhô lên, làm kinh động loài chim núi
Ở trong khe núi xuân, hót vang lên.)
Cái tâm phải thật sự tĩnh lặng, trong sáng thì nhà thơ mới có thể lắng nghe được tiếng hoa rơi. Giây phút ánh trăng tràn ngập không gian là giây phút nhà thơ trở về với tự tính của mình, hòa nhập lòng mình cùng với thiên nhiên vạn vật. Chính cái động (hoa quế rơi) đã
được sinh ra từ cái tĩnh (không gian tĩnh lặng, thời gian tĩnh lặng và cả cái tâm con người cũng tĩnh lặng). Tất cảđiều đó càng làm tăng cảm giác về sự bao la vô hạn của không gian.
Đặc biệt là cái cảm giác về sự trống không, hư không. Nó biểu trưng cho cái “Không” của Thiền. Tâm Thiền là cái trống không, bình đạm, trong trẻo và lặng lẽ. Đây là không gian
được lọc qua con mắt Thiền, là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh.
Trong không gian thoáng đãng ấy, con người xuất hiện nhàn tản như một ẩn sĩ vừa ngắm trăng vừa làm thơ. Nếu trong thơ Vương Duy có xuất hiện hình ảnh “nhân nhàn” để
chúng ta xác định được có một người nhàn nhã ngắm hoa rơi trong đêm xuân, thì trong
Nguyệt của Trần Nhân Tông hoàn toàn không thấy bóng dáng con người xuất hiện. Cả bài thơ có rất nhiều hình ảnh: cửa sổ, ánh đèn, giường sách, hạt móc, hơi thu, sân thu, ánh trăng, hoa quế; và có cả âm thanh: tiếng chày. Nhưng tuyệt nhiên không thấy xuất hiện hình
ảnh con người. Chính qua cảm nhận về những hình ảnh, âm thanh ấy mà con người xuất hiện. Ở đây, Trần Nhân Tông dường như không muốn nhân hóa thiên nhiên để tạo nên tính nghệ thuật cho bài thơ mà nhà thơ đã tự nhiên hóa con người. Chính vì vậy mà giữa người và cảnh không còn ranh giới phân biệt nữa, tất cảđều “trống không” và hoàn toàn tĩnh lặng. Bài thơ không hoàn toàn là những giáo lí của Phật giáo mà là những trải nghiệm của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, chan hòa cùng vạn vật. Giây phút phát giác ra ánh trăng cũng là giây phút nhà thơ trở về với tự tính, bản thể. Và vì thế, dù là biểu hiện triết lí của Thiền tông nhưng Nguyệt vẫn mang đậm tính nghệ thuật và đầy chất thơ.
Thời Trần, với sự dung hợp ba dòng Thiền khác nhau thành một phái Thiền thống nhất – Trúc Lâm Yên Tử, thì Phật giáo Thiền tông Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao, phát huy tối đa giá trị của nó trong đời sống lịch sử. Nhiều vị vua là Thiền gia hoặc là những nhà Phật học uyên thâm; nhiều nhà sư vừa tham gia chính sự vừa tu Thiền, góp công rất lớn vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Sự phát triển cực thịnh của nhà Trần phải kểđến vai trò
rất lớn của tinh thần Thiền tông trong đời sống tư tưởng của con người thời đại. Chính những tư tưởng tích cực của Thiền tông đã đem các Thiền sư về gần gũi với cuộc sống như Tuệ
Trung Thượng sĩ - “Hành diệc thiền, tọa diệc thiền. Nhất đóa hồng lô hỏa lí liên” hay có cuộc sống linh hoạt, uyển chuyển như Trần Nhân Tông - “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”. Như một quy luật tất yếu của lịch sử, thời đại, văn hóa có lúc thịnh, lúc suy và dĩ nhiên, tinh thần thơ Thiền cũng có lúc phát huy tối đa giá trị, cũng có lúc khiêm nhường nép sang một bên nhường chỗ cho các yếu tố khác. Và ở thời Trần, tinh thần
ấy đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình. Đến cuối thời Trần, do tình hình lịch sử, cũng như
do một số vị vua đã không còn quan tâm đến Phật giáo nữa, bên cạnh đó là sự tấn công của Nho giáo vào Phật giáo cho nên Phật giáo ngày càng mất địa vị thống trị của mình.
Ngày nay, tìm về những giá trị của thơ Thiền, đặc biệt là thơ Thiền thời Trần - một thời
đại đặc biệt trong lịch sử dân tộc - là mối quan tâm của nhiều người trong nhu cầu đạt đến một cuộc sống hài hòa, cân đối về tinh thần và đáp ứng những khát khao hướng đến cái đẹp vi diệu của thế giới tâm hồn. Trong cái bộn bề của cuộc sống ngày nay, con người luôn phải
đối diện với nhiều áp lực: gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội,... Chính vì thế, để cân bằng cho đời sống tinh thần hay “xả stress” con người lại nảy sinh nhu cầu đi lễ chùa, cúng Phật, hay là tập Yoga - một hình thức khác của Thiền,… để tâm tịnh, lòng trong, gạt bỏ mọi vướng bận của cuộc sống thường nhật, hướng đến đời sống tinh thần hài hòa, cân đối. Đôi lúc, con người hướng đến Thiền như là một cứu cánh để giải thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống. Chính vì vậy, dù không phát triển như thời Trần, nhưng Thiền vẫn giữ một vai trò đáng kể trong đời sống tư tưởng của con người ngày nay.