Những thành tựu nổi bật của thơ Thiền thời Trần:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 37 - 38)

Bộ phận không nhỏ trong văn học Lý Trần là thơ ca ảnh hưởng triết lý Phật giáo Thiền tông, thường gọi là thơ thiền. Xét về mặt chức năng, thơ Thiền Lí Trần bao gồm hai loại: Loại thơ đích thực và loại kệ trình bày triết lí uyên áo của Phật giáo nhưng cũng đồng thời là những bài thơ về tự nhiên và cuộc sống đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh và giàu sắc thái

nghệ thuật. Có hiện tượng này là do tính chất giảng truyền đặc biệt của Thiền cũng như tính khoáng đạt của giáo lí Thiền Tông và của các nhà thơ Thiền. Nói chung các thiền sư Lí Trần

đều tỏ ra rất sở trường trong việc hình tượng hóa các giáo lí của đạo Phật.

Trong kinh phật thường dùng lối văn xuôi xen lẫn văn vần. Sau một đoạn văn xuôi, dùng một bài văn vần để thuật lại và gói ghém ý đã nói. Bài văn vần đó gọi là kệ. Kệ chính là nơi tập trung những quan niệm, tín điều cơ bản của đạo Phật. Do đó, kệ thường được trau chuốt để ngâm được, hát được cho dễ nhớ và truyền bá. Cũng do đó kệ thường là bộ phận có nhiều giá trị văn học nhất trong văn học. Trong các sách Phật giáo Lí Trần nhưThiền uyển tập anh, Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, Khóa hư lục…còn ghi lại một số bài kệ khá hay. Thậm chí đôi bài, nếu chúng ta thêm vào một sốđầu đề thì sẽ đúng là thơ chứ không phải là kệ.

Theo các nhà nghiên cứu, thơ Thiền Lí Trần có ba nội dung cơ bản. Một là trực tiếp giảng về yếu chỉ Thiền Tông, tức những bài kệ nhưđã nói ở trên, ví dụThị tịch của Ngộ Ân,

Cáo tật thị chúng của Mãn Giác… Hai là, gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền Tông qua những hình ảnh trong thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày với cách nói ẩn dụ, nghịch ngữ, như các bài Tham đồ hiển quyết của Viên Chiếu, Ngữ lục vấn đáp môn hạ của Trần Thái Tông, Đối cơ của Tuệ Trung… Ba là, bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, hoặc bày tỏ trạng thái tâm tưđã giác ngộ chân lý, miêu tả

cái đẹp vi diệu của thế giới bên trong con người, như các bài Kí Thanh Phong am tăng Đức Sơn của Trần Thái Tông, Độc Phật sư đại minh lục hữu cảm của Trần Thánh Tông, Nguyệt

của Trần Nhân Tông, Giới am ngâm của Trần Minh Tông, Tảo thu của Huyền Quang…

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 37 - 38)