Trong quan niệm về con người và ứng xử với con người:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 58 - 72)

Con người là một phạm trù rất phong phú và đa dạng. Từ cuộc sống, đi vào văn học, con người vẫn mang những dáng vẻ sinh động ấy. Như vậy, giữa con người văn học và con người cuộc sống chắc hẳn có nhiều điểm tương đồng. Xưa nay, văn học vẫn vốn là hình ảnh phản chiếu của cuộc sống. Đặc biệt ở thời Trần, một thời đại hưng thịnh trong lịch sử với sự

đóng góp rất lớn của những con người anh hùng thì dĩ nhiên giữa văn học và đời sống sẽ có mối quan hệ mật thiết. Trong một dòng chảy chung, tất yếu, con người trong thơ Thiền thời Trần cũng có những nét tương đồng với con người trong văn hóa Việt Nam.

Trước hết, con người trong thơ Thiền thời Trần gần gũi với con người trong văn hóa Việt Nam trong cách ứng xử với chính mình. Văn hóa quy định cho con người những chuẩn mực và những cách hành xử khác nhau sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người Việt. Chẳng hạn như, ông bà ta dạy con cái về “văn hóa ăn uống” là phải biết “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, tức là dạy cho con cháu một cách ứng xử có lễ phép, hợp lí trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi truyền thống của người Việt là các thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà, từ đó sinh ra “văn hóa ăn uống” như trên. Điều đó có nghĩa là, người Việt Nam đã chú trọng đến việc văn hóa hóa các nhu cầu bản năng trong mỗi con người nhằm đạt tới sự cân

đối, hài hòa trong cuộc sống theo quy luật của cái chân – thiện – mĩ. Tuy nhiên, đời người là hữu hạn, đểđạt tới chân – thiện – mĩ, con người mong muốn có được một kiếp sống “trường sinh”. Từ đó, nảy sinh tâm lí “ham sống, sợ chết”. Vì thế mà, người Việt Nam xưa có câu chuyện về “người già người lột, rắn già rắn tột vào hang”, với khát khao được cải lão hoàn

đồng, cải tử hoàn sinh. Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta thấy cách ứng xử với bản thân của người Việt Nam như trên đã được đạo Phật khái quát thành ba dục vọng mà con người phải dứt bỏ là tham, sân, si để đến với vô ngã, đến với đức Phật và vào chốn Niết bàn. Vẫn trên tinh thần đó, nhưng các Thiền gia thời Trần lại có cách ứng xử riêng. Với họ, Phật là Phật và chúng sinh là chúng sinh. Cũng hướng tới cuộc sống vi diệu nhưng họ không “tìm ngón tay” mà “quên mặt trăng”, không bị lôi cuốn vào ánh hào quang của Phật, không tìm kiếm tha lực mà phải biết tự tin vào chính mình, đạt tới cuộc sống hài hòa ngay trong cõi trần thế chứ

không phải ở nơi đất Phật hay chốn Niết bàn. Mạnh mẽ và quyết liệt nhất trong tư tưởng này phải kể đến là Tuệ Trung thượng sĩ, với ông: “Phàm thánh bất dị” (Phàm thánh không khác nhau):

Mi mao tiêm hoành tự khổng thùy Phật dữ chúng sinh đô nhất diện” (Lông mày nằm ngang lỗ mũi nằm dọc Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt)

Đánh đổ cái nhìn sai biệt của người đời, Tuệ Trung chỉ rõ rằng giữa “Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt, đều lông mày nằm ngang, lỗ mũi nằm dọc”, do đó, không cần cầu

Phật ở bên ngoài, con người phải tin vào chính bản thân mình. Trong “Phật tâm ca”, Tuệ

Trung nhấn mạnh:

Hành diệc thiền, tọa diệc thiền, Nhất đóa hồng lô hỏa lí liên.” (Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, Trong lửa lò hồng, một đóa sen.) Trần Nhân Tông viết:

Vô vị chân nhân xích nhục đoàn Hồng hồng bạch bạch mạc tương man

(Phổ thuyết sắc thân kệ)

(Bậc chân nhân chưa thành Phật cũng chỉ là

một khối thịt đỏ hỏn

Đỏ đỏ trắng trắng chớ lừa dối nhau).

Với quan niệm trên, Trần Nhân Tông đã đem đến một ấn tượng mạnh mẽ về bản chất của con người. Phật và chúng sinh, phàm và thánh chẳng có gì sai biệt ngoài tên gọi, thực chất đều là “khối thịt đỏ hỏn” như nhau. Do đó, con người không cần phải cầu thần, lễ Phật ở

chốn xa xôi, tất cả đều hiện hữu ngay trong chính bản thân mỗi người. Con người cần sống cho tốt, cho trọn vẹn từng giây, từng phút trôi qua trong thực tại của đời mình:

Cơ lai bão khiết phạn nhất bát Thanh thủy mạn bình khả tiêu khát Đằng sàng chẩm thượng trác ngọ miên Chính thị cá trung chân khoái hoạt Kinh dã bất khan, Phật bất nghĩ Y nhãn hà vi kim tiết quý

Khách lai vấn cập bản lai nhân Nhận khan y tiền hoàn bất thị Hưu hưu ngoại mịch khổ thi công Phất phất tị khổng cổ kim đồng Giới am tất cánh vô kì vật Chỉ ma mi hoành tị trực ông

(Giới am ngâm – Trần Minh Tông) (Lúc đói, ăn no một bát cơm

Nước trong đầy bình có thể giải cơn khát

Trên chiếc gối nơi giường mây đánh giấc ngủ trưa Chính là sung sướng thật sựở trong cái đó

Kinh cũng không xem, Phật cũng chẳng nghĩ tới Chữa con mắt làm chi vì bột vàng rất đắt

Khách tới hỏi về con người vốn xưa

Nhận xét thấy rốt cục không phải là giống như xưa Thôi đừng vất vả gắng công tìm kiếm bên ngoài nữa Lỗ mũi phập phồng thở xưa nay đều như nhau Trong am cỏ rốt cục không có vật gì lạ

Chỉ có ông mày ngang mũi thẳng này mà thôi) (Bài ngâm về cái am cỏ)

Con người luôn luôn khát khao và đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài, ít ai bằng lòng với thực tại của mình. Từng trải qua những thăng trầm của đời người, từng hưởng vinh hoa phú quý tột đỉnh mà người đời xem đó là hạnh phúc, Trần Minh Tông đã chiêm nghiệm được rằng hạnh phúc không hẳn là ở ngôi cao chín bệ, không hẳn là một cái gì đó cao xa khó nắm bắt, mà ở ngay trong cuộc sống bình thường giản dị, ngay trong cái am cỏ đơn sơ. Ở đó, khi

đói thì “ăn no một bát cơm”, khi khát thì có “nước trong đầy bình”, khi mệt thì có thể “trên chiếc giường mây đánh giấc ngủ trưa”. Như thế chính là sung sướng, là hạnh phúc, là cái thú vị của cuộc đời. Chính vì thế, con người nên trở về sống thực với chính mình, vứt hết mọi tham, sân, si ở bên ngoài, sống cho ý nghĩa và trọn vẹn một kiếp người.

Hiểu được lẽ sống đó nên Pháp Loa có thể an nhiên “Thị tịch” (Dặn bảo học trò trước khi chết):

Vạn duyên tiệt đoạn nhất thân nhàn Tứ thập dư niên mộng ảo gian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan

Vạn duyên cắt đứt, một thân nhàn Hơn bốn mươi năm ở trong mộng ảo Trân trọng nhắn mọi người đừng gạn hỏi Trăng gió ở thế giới kia lại càng mênh mông.

Hiểu được quy luật của cuộc sống, nên Pháp Loa có thể đối diện với cái chết bằng một cái tâm thanh thản, an lạc. Bởi theo quy luật hóa sinh của đời người, ai rồi cũng sẽ phải chết, nên cần có tâm trạng thanh thản, an nhiên mà đón nhận.

Một nét văn hóa nổi bật khác trong ứng xử của con người Việt Nam là sự uyển chuyển, linh hoạt trước mọi tình thế của cuộc sống, không khuôn sáo, cứng nhắc, bảo thủ. Dõi theo dòng lịch sử, có thể thấy, con người Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn sống thích nghi, với tinh thần lạc quan, tích cực. Với đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, mọi việc trông chờ vào thời tiết vào sự an định của “ông trời” nên người Việt Nam xưa bao giờ

cũng phải biết động viên nhau hay tự an ủi mình khi mưa không thuận, gió không hòa. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi thấy tình cảnh khốn khó của người dân lao động trong bài ca dao sau:

Tháng giêng, tháng hai Tháng ba, tháng bốn Tháng khốn, tháng nạn

Đi vay, đi dạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Giêng mua con gà mái về nuôi Hắn đẻ ra mười trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng nở ra ba con Con: diều tha

Con: mặt cắt xơi”.

Nhưng cái quan trọng và đáng quý hơn cảở đây là tinh thần lạc quan dù trong tình cảnh hết sức bi đát:

Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

Không những thế, người Việt Nam còn biết sống tùy duyên, tùy tục, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh:

Ra đi gặp vịt cũng lùa

Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”.

Tiêu biểu cho tinh thần đó của người Việt Nam phải kể đến nhà thơ mù xứ Đồng Khởi – Nguyễn Đình Chiểu. Dù cuộc đời riêng gặp nhiều lận đận, mẹ mất phải bỏ thi, bị bệnh tật mù lòa, rồi lại bị bội ước, nhưng ông vẫn giữ một tấm lòng trong sáng, lạc quan, vươn lên sống thật có ích cho đời. Một con người tàn nhưng mà không phế. Cùng một lúc ông làm công việc của ba người trí thức cao cả: thầy giáo dạy người, thầy thuốc cứu người và hơn hết là một nhà thơ trên tuyến đầu chống giặc, chủ trương dùng ngòi bút để chởđạo, đâm gian:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”.

Truyền thống cao đẹp ấy của con người Việt Nam kết tinh cao độ ở Hồ Chí Minh – vị

lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Khi đất nước lâm nguy, Người đã bôn ba tìm đường cứu nước. Khi bị giam cầm dưới xiềng gông của nhà tù Tưởng Giới Thạch, Người vẫn ung dung tự tại, vẫn hướng lòng mình về với cuộc sống con người. Tiếng thơ của Người luôn chất chứa nhiều nỗi suy tư về nhân thế hoặc là những tiếng nói khôi hài, lạc quan vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt và đau đớn của thể xác.

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha Rửa mặt, pha trà tự ý ta

Muốn để pha trà, đừng rửa mặt Muốn đem rửa mặt, chớ pha trà”.

(Chia nước – Nhật kí trong tù)

Ở tù, thiếu thốn mọi thứ, thân thể bệnh tật nhưng Người vẫn cất lên tiếng nói khôi hài: “Đầy mình đỏ tía như hoa gấm,

(Ghẻ - Nhật kí trong tù)

Dưới con mắt nhìn nhân hậu, lạc quan, Người luôn quan tâm đến cuộc sống con người, luôn hướng đến tự do. Dù đang cảnh Chiều tối mà vẫn không thấy chiều tối, chỉ thấy cánh chim về tổ ấm, thấy ánh lửa rực hồng giữa đêm đen, thấy cuộc sống sinh hoạt của những người lao động trong đêm tối. Và vì thế mà ánh lên tia hi vọng vào ngày mai tươi sáng:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng”.

(Chiều tối - Nhật kí trong tù)

Suốt đời Người đã đi tìm chân lí cho dân tộc và đến cuối cuộc đời Người lại trở thành chân lí của dân tộc Việt Nam.

Thiền tông thời Trần đem đến cho xã hội những con người biết sống hài hòa giữa đạo và đời. Mang đạo ứng dụng vào cuộc đời hành động vì dân vì nước và dùng hành động của mình để phát huy hiệu lực của đạo. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các Thiền gia thời Trần bị câu chấp vào “có” hoặc “không”. Có thể nói, từ các vị vua Trần đến các nhà sư đời Trần như: Tuệ Trung, Pháp Loa, Huyền Quang,… đều có được phong thái ung dung, tự do, có cách sống linh hoạt, “hòa quang đồng trần”. Dù ở cương vị nào, tu hành hay tham chính, họ đều không rơi vào “có” hoặc “không”. Trần Thái Tông có thể “vứt bỏ ngai vàng” để đi tu như “vứt bỏ chiếc giày rách”. Trần Nhân Tông cũng từ bỏ ngôi vua để trở thành người sáng lập nên một phái Thiền của Việt Nam – Trúc Lâm Yên Tử. Tuệ Trung Thượng sĩ là một cư

sĩ với tinh thần “hoà quang đồng trần” đã tạo nên một nét đặc thù của thơ Thiền thời Trần. Trần Thánh Tông trong hơn bốn mươi năm hành trình của đời mình đã đạt đến chỗ có thể “vượt ra khỏi vạn tầng cửa tù ngục” để ung dung, tự tại khi có người hỏi:

“Hoặc nhân vấn ngã hà tiêu tức, Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.

(Độc “Phật sự đại minh lục” hữu cảm - Trần Thánh Tông) (Có người hỏi ta thế nào là sự biến diệt, Như mây trên trời xanh và như nước ở trong bình.)

Mây trên trời vốn không hình không tướng cố định, có thể tụ tán, có thể bay đi hay dừng lại tùy thích. Nước cũng thế, tùy thuộc vào hình dạng bình mà hiển hiện. Trần Thánh

Tông đã thấu hiểu được lẽ biến diệt của cuộc đời nên tùy theo hoàn cảnh mà ứng xử hợp lẽ

với tâm hồn luôn luôn tự do, an lạc. Đó là cách sống tùy duyên, hòa đồng, không câu nệ. Cứ

ung dung tự tại như mây trên trời và uyển chuyển linh hoạt như nước ở trong bình. Còn gì vi diệu hơn khi một người đã đạt đến độ:

Động như không cốc phong xao hưởng, Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh.

(Độc “Phật sự đại minh lục” hữu cảm - Trần Thánh Tông) (Khi động thì như gió vang trong hang trống,

Khi tĩnh thì như ánh trăng lọt xuống đầm lạnh.)

Trong Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn đã viết: “Bởi vì nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, không hẹp hòi, hoà vị mà có lễ phép, cho nên nhân sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập, anh hào tuấn vĩ vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với đất trời, há phải dễ đời sau sánh kịp”. Đức Phật dạy: “Muốn bảo vệ chân lý, các ngươi chỉ được nói rằng: Đây là sự thật. Và không được nói: chỉ có đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm

(Trung Bộ kinh)”. Tinh thần này được các người con Phật áp dụng một cách triệt để, nhờ đó mà tính độ lượng, khoan dung, không cố chấp trở thành nếp sống của Phật giáo Đại Việt, trong đó có vua Trần Nhân Tông. Hơn nữa, cái nhìn vềđạo Phật của vua Trần Nhân Tông rất rõ ràng: Bụt không nên cầu ở ngoài mà phải tìm ngay ở chính mình, nếu biết “tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca.”. Trong Cư trần lạc đạo phú, vua viết:

Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm, Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính…

Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thật Kim cương; Dứt hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác. Tịnh độ là lòng sạch,

Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương… ;

Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà; chẳng phải tìm xa. Nhân khuấy bản (quên gốc) nên ta tìm Bụt,

Đến cốc hay chỉn (chính) Bụt là ta…

Với vua Trần Nhân Tông, sống ngay nơi trần thế mà vẫn tìm ra được cái vui của Bụt, tâm thể an nhàn, các nghiệp được thanh tịnh (muôn nghiệp lặng). Đây cũng là tư tưởng chủ

chốt để thống nhất Thiền - Tịnh - Mật thành một, lãnh đạo Phật giáo đi cùng với đồng bào Phật tử Việt Nam, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời cuộc và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Với Huyền Quang, khi đã đạt được cái tâm trong sáng, thanh tịnh, rũ bỏ được mọi vướng bận của trần tục – như “trời sau cơn mưa” thì có thể ngủ giữa cõi trần “bụi bặm” mà không cần nhắm mắt:

Vũ quá khê sơn tịnh

Phong lâm nhất mộng lương Phản quan trần thế giới Khai nhãn túy mang mang

(Ngọ thụy – Huyền Quang) (Sau mưa, khe và núi sạch sẽ

Rừng phong, một giấc mơ ngắn Nhìn lại cõi đời bụi bặm

Mở mắt, say mang mang.)

(Ngủ trưa – Huyền Quang)

Nhà sư an nhiên tự tại đầy thỏa thích, đó không phải là thỏa thích theo kiểu hô phong hoán vũ, đạp gió cưỡi mây ngao du bồng lai tiên cảnh; mà đó là niềm thỏa thích nhẹ nhàng như dòng suối lai láng mênh mông chảy ra từ nguồn mạch vô tận của cuộc sống dung dị bình thường. Cũng có lúc nhà sư gợi nên một không gian mà ở đó con người quên đi tất cả để trở

về sống với thực tại, thậm chí có lúc quên đi cả thực tại để sống với bản thể chân thật của chính mình, hay chính xác hơn là không để tâm vướng mắc vào một điều gì cả. Nhà sư đã hòa nhập vào cuộc sống hiện tại, hòa nhập đến cao độđể không còn nhận ra mình đang sống

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)