Thiên nhiên thường mang lại nhiều cảm xúc cho các nhà thơ, các nhà thơ Thiền cũng thế, họ cũng có những vần thơ về thiên nhiên mới lạ và tươi đẹp với những cảm nhận rất riêng khó nhầm lẫn với cả trước đó và mai sau, đặc biệt là thời Trần. Thiên nhiên không chỉ
là khách thể mà còn là hình bóng của con người. Tâm hồn con người tan hòa vào vạn vật, không còn phân biệt nội tâm và ngoại giới, do đó có thể cảm nhận được những chuyển động tế vi của vũ trụ.
“Phong đả tùng quan, nguyệt chiếu đình, Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh. Cá trung tư vị vô nhân thức,
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh.”
(Ký Thanh phong am tăng Đức Sơn - Trần Thái Tông) (Gió đập vào cánh cửa thông, trăng chiếu rọi trên sân Lòng hẹn với phong cảnh cùng nhau mát mẻ trong trẻo
Ở trong đó có ý vị riêng mà không ai biết được Mặc cho nhà sưở trong núi vui đến sáng)
Nhà sưĐức Sơn là bạn của vua Trần Thái Tông, một lần đến thăm, thấy bạn sống cuộc sống giản dị, thanh đạm, gần gũi với thiên nhiên trăng gió, nhà vua đồng cảm với tình cảnh tự do tự tại của bạn và làm bài thơ trên. Xét niềm vui thế tục thì ở am Thanh Phong không có
được, chỉ có gió, có trăng đơn sơ thanh đạm. Cái vui ở đây chính là, lòng của nhà sưđã hòa hợp được với tự nhiên, ngoại vật, nên mang cái trong trẻo đến vô biên. Cái tâm này gạt bỏ
lớp bụi trần trở về với cái “tự tính”, bản thể và hội nhập với thiên nhiên, trở về cái hồn nhiên, trong trẻo ban đầu . Cái tâm đã được giải thoát khỏi thế giới xung quanh nhộn nhịp, bận rộn thường ngày.
Thiên nhiên ấy đôi lúc như hư như thực, biểu hiện một không gian cao rộng và cô tịch: “Địa tịch đài dũ cổ,
Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm. Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngữ tâm. Ỷ lan hoành ngọc địch,
Minh nguyệt mãn hung khâm.”
(Đăng Bảo đài sơn – Trần Nhân Tông) (Đất vắng nên đền càng thêm xưa cũ,
Lúc đến đây mùa xuân vẫn chưa muộn.
Mây và núi bồng bềnh quyện vào nhau khi xa khi gần, Con đường hoa nửa sáng nửa tối.
Mọi việc đời như nước trôi theo nước, Trăm năm lòng nhủ với lòng.
Đứng tựa lan can cầm ngang ống sáo ngọc, Trăng sáng đầy cả ngực và bụng.)
Cảnh núi Bảo Đài qua cái nhìn của tác giả tuy u tịch nhưng vẫn mang nét đẹp nên thơ
sinh động. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng khi nói rằng cảnh u tịch mà vẫn sinh động? Thật ra, chính trong cái vắng lặng tưởng chừng như bất động đó lại là một sự chuyển động không ngừng của cảnh vật làm nên sự sinh động cho bài thơ: Ngọn núi phủ mây thì khi xa khi gần, con đường hoa thì nửa sáng nửa tối (Vân sơn tương viễn cận/ Hoa kính bán tình âm). Thế
nhưng, con người trong cảnh lại thường tại, an nhiên, dường như không hề bị biến đổi theo sự biến đổi của ngoại cảnh (Bách niên tâm ngữ tâm - Trăm năm lòng nói với lòng).
Con người ấy, ở hai câu kết của bài thơ, đã tan hòa trong ánh trăng tràn ngập không gian, lặng lẽ mà dào dạt vô biên. Nếu căn cứ trên cú pháp của câu thơ (Minh nguyệt mãn hung khâm - Trăng sáng rọi đầy cả ngực, bụng), ta sẽ thấy trong bối cảnh này trăng mới chính là chủ thể: Trăng chủ động bao phủ lấy người, tắm gội cho người bằng ánh sáng trong trẻo của nó. Ý vị Thiền của bài thơ, có thể nói, toát ra từ chính sự giao hòa tự nhiên giữa người và cảnh.
Thiên nhiên vận động theo quy luật, nhưng là vô tâm, vô ý, do đó cũng tượng trưng cho cái tâm trống không của người đã giác ngộ không vướng bận chút gì, ví như "mây trên trời
xanh, nước trong bình" (Trần Thánh Tông) đi lại tự do, ở hoàn cảnh nào theo hoàn cảnh ấy. Những hình ảnh này cũng tiêu biểu cho sự vĩnh hằng của qui luật: nước muôn đời vẫn chảy mãi về đông và ngàn xa mây trắng vẫn lửng lơ trên núi xanh như ngàn xưa, mặc cho bao thăng trầm của thế sự.
Hình tượng thiên nhiên ngoại vật xuất hiện trong cảm hứng thơ hòa lẫn với cảm hứng Thiền. Ở phương diện cảm hứng Thiền, chúng gợi sự liên tưởng vừa về cái vĩnh hằng của bản thể, của quy luật, vừa về cái hữu hạn của thế giới hiện tượng. Mỗi hình ảnh thiên nhiên có thể trở thành nhiều hình ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau, trạng thái cảm xúc khác nhau. Nó tạo thành một thế giới hình tượng đa thanh với nhiều giao thoa của các âm hưởng, các phương tiện cảm xúc, nhưng đều nhất quán thể hiện một triết lý thiền tông lấy cái "không" làm nền tảng. Chính nhờ trống không mà thâu tóm được tất cả và không sợ mất cái gì, hòa điệu với bản thể vũ trụ, đạt được cái vui vĩnh hằng ở thế giới đời thường và con người luôn luôn tìm về với tự tính, bản thể của chính mình, đó mới là chân tâm.
Thấu hiểu những giới hạn của con người và đời người, những bi kịch tất yếu của kiếp người, đểđối diện và hóa giải nó – lựa chọn một cách sống, cách hành xử phù hợp nhất.
“Đoán tri không hữu bất tương sa Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt Tân niên hoa phát cố niên hoa Tam sinh thúc hốt chân phong chúc Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma Hoặc vấn như hà vi cứu cánh? Ma ha bát nhã tát bà ha!”
(Đốn tỉnh – Tuệ Trung Thượng sĩ)
(Đoán biết rằng không và có vốn không cách biệt nhau, Sống và chết vốn từ cùng một đợt sóng.
Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay, Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ.
Ba sinh thắm thoát như ngọn đuốc trong gió, Chín cõi tuần hoàn giống như con kiến bò trên
miệng cối xay bột. Có người hỏi thế nào là cứu cánh?
Ma ha bát nhã tát bà ha!)
Nhận thức được sự đối lập giữa có và không, sống và chết, cái biểu kiến (dường như
chỉ một vầng trăng của đêm trước, dường như chỉ một khóm hoa của năm trước) và cái thực chất (không phải trăng đêm qua mà là trăng đêm nay, không phải hoa năm cũ mà là hoa năm mới), cái lâu dài và chớp mắt, cái lớn lao và cái nhỏ bé, từ đó nhà thơ cảnh giác con người
đừng nên khư khư bám vào cái hiện tượng được nhìn nhận dưới giác quan hữu hạn để rồi giữ
mãi tri kiến hẹp hòi về sự vật mà cần cởi bỏ mọi sự ràng buộc nơi trí tuệ để tiếp cận được chân lí đích thực.
“Hoa” và “trăng” lúc này là đại diện cho cái Phật tánh thường hằng bất biến vốn có ở
mỗi con người, mà bằng nhận thức này hay khác, phân biệt xưa hay nay, con người lại nhận ra “trăng đêm qua”- “trăng đêm nay”, “hoa năm mới”- “hoa năm cũ”, để rồi mải mê rượt
đuổi theo một cái gì hưảo giống như “con hươu khát chạy đuổi theo bóng nắng”, tưởng rằng bớt khát chẳng dè lại càng khát thêm. Qua đó, nhà sư khuyên tất cả nhận thức rõ sự tương
đối của cuộc đời, buông bỏ những câu chấp đểđi đến giác ngộ tự tánh. Như vậy thì, theo Tuệ
Trung, con người hãy sống cuộc sống bình thường như nó vốn có, không cần phải suy nghĩ, phân vân hay chọn lựa, tự nhiên vô niệm giống như “bóng trăng xưa” và “ngọn gió trời” (Thị chúng- Bảo mọi người). Một cách tế nhị, nhẹ nhàng, nhà sư trách con người chỉ trông thấy “nghìn non sáng sủa” mà chẳng chú ý đến “tiếng vượn cô đơn kêu ở nơi sâu thẳm”, cái bản thể ngọn nguồn của vạn vật, nó vốn trong lắng, nguyên thủy như bản tánh con người chưa hề vấy bẩn, pha tạp. Khi thấu rõ tất cả là không chân thật, là giả tạo rồi thì chẳng cần lo lắng gì nữa. Lúc ấy, con người sẽ để cho cái tâm hòa nhập vào ánh trăng sáng và cỏ cây, sống trọn vẹn với giây phút tuyệt diệu của ánh trăng sáng tràn ngập không gian.
“Dạ khí phân lượng nhập họa bình, Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh. Trúc đường vong thích hương sơ tận, Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh.”
(Tảo thu – Huyền Quang)
Cây trước sân xào xạc báo âm thanh mùa thu. Nơi mái nhà tranh quên bẵng nén hương vừa tắt,
Từng khóm cây cành giăng lưới (đón) vầng trăng sáng.)
Bài thơ là những nét phác thật bình đạm. Khung cảnh ban đêm mở ra, có khóm cây trước sân, có mái nhà tranh, một bức bình phong vẽ. Hơi đêm tỏa mát khiến không gian rộng mở đến vô cùng. Chỉ là “dạ khí”, không phải là ngọn gió đêm thổi mát qua vòm cây, để có thể nhận rõ bằng mắt và cảm biết bằng sự dễ chịu của thịt da. Hơi đêm vô hình, chẳng biết xuất phát từ phương nào của vũ trụ. Nó là sự mát mẻ, êm dịu vốn có của đất trời. Nó chỉ được nhận ra bằng trực giác. Không gian mát mẻ, thanh khiết ấy thanh lọc bụi trần, thanh lọc cả tâm hồn con người. Lúc này, mọi phiền não tan biến, chẳng hề có trằn trọc, mộng mị, âu lo. Tinh thần con người sảng khoái hơn bao giờ hết. Thế giới tâm hồn mở ra, hòa nhập cùng sự mát mẻ, thanh khiết của vũ trụ. Từ sự hòa nhập này, con người từng bước bừng thấy sự
giác ngộ, nhận ra chân như trước mắt.
Hơi đêm tỏa mát đất trời, tỏa mát cả vào bức bình phong vẽ. Bức bình phong vốn dĩ là vách phên ngăn gió. Nhưng ở đây, nó chẳng còn ngăn cách chút gì. Hơi đêm thông suốt, phả
khí mát lên bức bình phong. Cảnh trí được vẽ trên ấy, cũng như cây lá ngoài sân, được ướp
đầy hơi đêm. Cái giả mang sức sống như thực. Phải chăng, đây là lúc tâm hồn con người tự
xóa tan mọi ngăn cách, giới hạn, để đón nhận sự bình lặng, trống không của cội nguồn vũ
trụ. Ở một góc nhìn khác, biết đâu sự tĩnh lặng vô biên của không gian khiến cây lá trước sân cũng chỉ là bức bình phong vẽ mà thôi? Cảnh thực và hư khó phân định rạch ròi. Nhưng điều
đó cũng chẳng dấy lên một nỗi ngạc nhiên, rung động gì. Bởi, tất cảđều là cái vốn có của tự
nhiên. Con người thư thái để tâm hồn mình hòa tan vào hơi đêm mát mẻ.
Hàng cây trước sân xào xạc. Nó là thanh âm xào xạc của gió thu chăng? Hay chỉ là cái xào xạc vang vọng từ tâm linh, từ không gian tâm hồn sâu thẳm? Bằng cảm quan thế tục, chắc rằng con người đang nhận ra sự trôi chảy của thời gian, sự biến dịch của không gian, qua cái xào xạc gió. Nhưng lặng nghe thanh âm, không phải để nhận ra gió, nhận ra lá cành reo, mà để thức nhận được “tiếng thu”. Một mùa thu bất ngờ vụt đến sớm trong tâm hồn khai phóng của con người. Đây là sự thức nhận bằng trực giác về sự biến đổi vi diệu của đất trời, cũng là sự thức nhận về chính mình. Thần khí của thu chan hòa vào cảnh đêm, thực sự tạo ra một không gian rộng mở vô biên, một bầu hư không tĩnh lặng vô cùng. Ởđây, con người tồn tại, đối diện với bản thể vũ trụ lớn lao, không hình sắc, không sinh diệt, hằng thường và hiện
hữu mọi nơi. Cũng ở đây, chính giây phút này, con người nhận ra cái tâm trống không của mình, tự nhiên, tự tại và thư thái. Cái tâm ấy hòa nhập vào bản thể vũ trụ.
Chính vì vậy, “dưới mái nhà tranh”, con người quên bẵng mình đang sống cuộc đời thế
tục, với một không gian hữu hạn. Tâm hồn con người không còn mái che, vách ngăn nào cả. Gian nhà chật hẹp chỉ là khuôn khổ tạm bợ, chóng vánh, là hình ảnh của cuộc sống hiện thực. Nó nép mình trong một không gian mênh mông, vĩnh hằng. Cùng với sự biến dịch của không gian, thời gian lúc này lặng lẽ lưu chuyển từ hiện thực sang cái thời gian thường tại, không trôi đi. Vòng hương, nén hương vốn là dấu hiệu đếm nhịp thời gian trôi qua. Nhưng “hương vừa tắt” cũng là sự ngừng đọng của thời gian thường tại. Khoảnh khắc đó trở thành mãi mãi. Nó là thời gian vĩnh hằng. Nó báo hiệu “Phút giây quên kì diệu” (PGS.TS Đoàn Thị
Thu Vân), mà khi đó, con người thực sự vượt qua thế giới hữu hạn, để chạm đến cõi bờ của thế giới vĩnh cửu. Điều kỳ lạ là con người quên bẵng “cái tôi” của mình trong thế giới hiện thực. Tâm hồn, vừa chan hòa với “hơi đêm trong mát”, đã hòa nhập vào những khóm cây ngoài sân, giăng lưới, hứng lấy vầng trăng sáng. Đây thực sự là giây phút đốn ngộ, bừng sáng của con người vừa tìm thấy chân như. Vầng trăng tượng trưng cho trí tuệ bát nhã, cái sáng suốt siêu việt của một tâm linh đã giác ngộ, đã nhận ra một thực tại đích thực: con người và vạn vật chỉ là một, vũ trụ là sự hòa trộn giữa cái vô thường và hằng thường, khoảnh khắc và vĩnh cửu. Sống trong thế giới đích thực này, tâm hồn con người trở nên bát ngát, vô bờ bến. Nó được thanh lọc hoàn toàn. Nó như có được cái tự do tuyệt đối của vũ trụ.