Sự đa dạng trong phong cách của các nhà thơ:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 48 - 54)

Ở thời Trần, Phật giáo đã đi vào đỉnh cao nhất và chi phối nhiều đến đời sống của con người. Có thể nói, nhiều nhà thơ – Thiền sư đã là đại diện xuất sắc của thơ thiền Việt Nam thời Trần nói riêng và thơ thiền Lí Trần nói chung. Cùng là tư tưởng dung hòa cả Thiền và Tịnh độ, cả đốn ngộ và tiệm ngộ; cùng đạt đến cái chân tâm trong sáng, vĩnh hằng song mỗi nhà thơ – Thiền sư lại có một phong cách biểu hiện khác nhau, tạo nên màu sắc phong phú cho thơ Thiền.

Xả vọng tâm, Thủ chân tính.

Tự nhân tầm ảnh nhi vong kính, Khởi tri ảnh hiện kính trung lai. Bất giác vọng tòng chân lí bính,

Vọng lai phi thực diệc phi hư, Kính thụ vô tà diệc vô chính.”

(Phật Tâm ca – Tuệ Trung) (Bỏ vọng tâm,

Giữ chân tính.

Cũng giống như người đi tìm bóng mà quên gương, Nào hay biết bóng từ trong gương mà ra.

Không biết cái vọng đến từ trong cái thực, Cái vọng đến thì chẳng thực cũng chẳng hư,

Cái gương tiếp nhận thì không tà cũng không chính).

Sự sai lầm của người đời là lúc nào cũng chấp vào cái nhìn nhị kiến do giác quan hữu hạn và đầu óc phân biệt mang lại, như hế sẽ khó mà đi đến được chân lí. Mặt phẳng đối chiếu ởđây cũng chính là con mắt quan sát tiếp nhận của con người. Người ta đi tìm một vật tưởng là thực nhưng có biết đâu đó chỉ là hình ảnh do con mắt nhìn của mình sinh ra. Cái sai lầm ấy không phải thực cũng không phải hư cũng giống như cái gương phản chiếu, tự thân nó không sai cũng không đúng. Sai lầm ở đây là “cái thấy” sai. Tức là cái chủ quan của con người khi nhìn sự vật. Nói đến vọng kiến là nói đến yếu tố chủ quan nói đến sự chi phối của cái ngã. Như vậy, mặt phẳng với vật thực và ảnh ảo này có tác dụng thức tỉnh sự “chấp ngã

đã làm nảy sinh vọng kiến.

Qua đó, ta thấy phong thái của Tuệ Trung thượng sĩ rất tự tại, vượt ra ngoài có - không, mê - ngộ, sinh tử - Niết-bàn... Đối với giáo điều sách vở, ông cũng không còn câu nệ. Tuy nhiên, những tư tưởng trên chỉ thích hợp với một bậc Thượng sĩ vô chấp. Còn những ai mới vào cửa đạo, tâm còn nhiễm ái, nặng phàm phu, chỉ hồ đồ bắt chước trên hiện tượng mà không thấy mặt quan trọng của giới luật và phần ẩn sâu bên trong của tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì thật nguy hiểm. Hoà thượng Thích Mật Thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược đã khẳng định rõ: "Đừng nên lầm sự vô ngại của các ngài đã giải thoát với những hành vi phóng túng buông lung mà ngụy biện giải thoát". Thượng sĩ không những học thiền với Thiền sư Tiêu Dao thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, mà còn nghiên cứu học hỏi nhiều ở các dòng thiền khác như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường... và cũng biết dung hoà các tư tưởng Nho, Lão để vận dụng vào cuộc sống. Cho nên ở Tuệ Trung, ta còn bắt gặp một trí tuệ siêu phàm, khả năng ứng đối lanh lợi nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ chất liệu giải thoát.

Trong quá trình giáo hóa những người tham cứu Thiền học, Thượng sĩ dùng nhiều phương tiện khai tâm bằng cách ứng cơ đối đáp; có khi nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc mạnh bạo, nhưng cốt để cho người học đạo từ bỏ vướng mắc, ngộ ngay chân lý thực tại.

Tâm đạo nguyên hư tịch Hà xứ cánh truy tầm?

(Đối Cơ – Tuệ Trung) (Tâm và đạo vốn là trống không Vậy thì truy tìm ở chỗ nào?)

Đọc thơ thiền Tuệ Trung giống như tiếp thu những lời giáo huấn, những chia sẻ chân thành nhất kinh nghiệm giác ngộ tự tánh. Tất cả tác phẩm của ông toát lên ý chỉ của một đạo thiền Việt Nam phóng khoáng cởi mở, đầy sức sống và đậm đà hào khí của thời đại, thật tiêu biểu cho tinh thần Thiền học Việt Nam.

Còn với Trần Nhân Tông , Phật giáo là cuộc sống, là quá trình đi tìm chân lý. Nhưng chân lý không phải là điểm sáng cuối con đường, không nằm trong Phật giáo, mà ở ngay giữa cuộc sống, trên mỗi bước chân người đi qua:

Bụt ở trong nhà, Chẳng phải tìm xa.

Nhân khuấy bản nên ta tìm bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

(Cư trần lạc đạo phú – Hội thứ năm)

Không phủ nhận thực tại, không muốn diệt sắc đế thành không, thơ thiền đời Trần coi giáo lý Phật giáo “ Như ngón tay chỉ mặt trăng, như chiếc bè đưa người qua sông”- Phải buông bỏ, phải là người tự do vui thú ởđời, đạt đến cái tâm trống không “ưng vô sở trụ” thì mới có thể giác ngộ được. Chỉ khi “tâm không” con người mới đạt được cái trong sáng của Chân Như và sự tự do tự tại. Bởi thế mà Trần Nhân Tông cho rằng:

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc Sơn lâm chẳng cốc, hoạ kia thực cả uổng công

Vua đã biết trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Người trí thức phải biết tuỳ khả năng mà thể hiện đạo sống của mình ngay giữa cuộc đời : sống có đạo đức, có nhân nghĩa, biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình , vui cái vui của mọi người , lo cái lo của muôn người. Đó mới là cách sống vui, sống tích cực, như thế thiên hạ ai cũng có thể là Phật. Phá bỏ lối mòn tư duy, triết lý Thiền Tông được chuyển hoá nhuần nhuyễn trong đời sống tâm linh của con người thời Lý Trần, tạo nên nhân sinh quan đẹp đẽ

và độc đáo, cốt lõi của một nền văn hoá đầy khí sắc: “Sạch giới lòng, dồi giới tướng, Nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm. Ngay thờ Chúa, thảo thờ cha,

Đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.”

(Cư trần lạc đạo phú – Hội thứ sáu)

Đối với vua Trần Nhân Tông, tịnh độ là lòng sạch não phiền, nghiệp chướng, khi đó Tây phương Phật cảnh hiện tiền. Sống ngay nơi trần thế mà vẫn tìm ra cái vui của Bụt, tâm thể an nhàn, các nghiệp được thanh tịnh (muôn nghiệp lặng) ngay giữa cuộc đời rối ren này.

Đây cũng là tư tưởng chủ chốt để thống nhất Thiền - Tịnh - Mật thành một, khiến Phật giáo Việt Nam trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời cuộc vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư, Lộ trích thu đình dạ khí hư.

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

(Nguyệt – Trần Nhân Tông) (Nửa song cửa sổ ánh đèn đầy một giường sách,

Những hạt móc rơi điểm giọt điểm giọt trên sân mùa thu, hơi đêm

trống không lặng lẽ. Nửa đêm thức giấc thì âm thanh tiếng chày không còn nghe thấy,

Trên đầu của khóm hoa quế ngoài vườn ánh trăng vừa mới đến).

Trước đó là một thế giới trần thế, trong phòng là sách đèn, bên ngoài là thời gian đang trôi với những hạt sương rơi trên sân… Nửa đêm, chợt thức trong cái tĩnh lặng vô biên của tâm thức và ngoại cảnh, chỉ thấy ánh trăng huyền diệu, nhà thơ buông mở lòng mình tan hòa

cùng ánh trăng, làm một với đất trời vũ trụ. Giây phút chợt phát hiện ra ánh trăng – “Thụy khởi” – là khoảnh khắc diễn ra sự bừng ngộ của tâm thức, là giây phút con người trở về với cái tự tính – bản thể và giây phút ấy còn mãi mãi.

Thơ Trần Nhân Tông còn lại không nhiều, nhưng những “viên ngọc” hiếm hoi, quý giá

ấy theo thời gian vẫn tỏa lên những ánh sáng dịu ngọt khác thường. Con người ấy, vừa làm vua, vừa làm tướng đuổi giặc, lại vừa làm một Thiền sư, một ẩn sĩ từ bỏ ngai vàng nhẹ nhàng như chưa từng có để tìm về với “Núi hoang rừng quạnh” với “Chiều vắng am thanh” với “Cổ tự thê lương thu ái ngoại. Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ” (Cảnh chiều ở Châu Lạng)

để tự nhủ lòng qua khung cửa hẹp, và từ trong yên tĩnh, cảm nhận vẻđẹp cuộc đời bằng trực giác vô ưu: “Mục đồng địch lý quy ngưu tận. Bạch lộ song song phi hạ điền”. Đó là cái nhìn của một người hiểu rõ nỗi vất vả của chân quê, thở cái hơi thở đích thực của đồng nội, biết cái cay đắng muôn phần của thân phận con cò trong ngày đông gió mùa đông bắc tái tê, rét mướt. Mưa giăng mờ không thể kiếm được cái ăn nhưng vẫn phải chờ, phải đợi bởi một hi vọng mỏng manh. Cách hiểu ấy là cách hiểu của lòng nhân.

Huyền Quang là một nhà sư đồng thời là một thi sĩ có tiếng đời Trần. Thơ ông rất đậm chất trữ tình. Các nhà phê bình đời sau như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều khen thơ ông "ý tinh tế, cao siêu", "lời bay bướm, phóng khoáng". Có lẽ con người thi nhân trong ông rõ nét hơn con người tôn giáo. Xung quanh thân thế ông có nhiều giai thoại khá hấp dẫn, đã trở

thành những câu chuyện dân gian được lưu truyền rộng rãi, và cũng đã từng được nhà văn

đương thời ghi lại dưới hình thức một truyện truyền kì, lí thú, đi vào kho sách vở nhà Phật từ

nhiều thế kỉ nay.

Sáng tác của Huyền Quang còn lại không nhiều (tác phẩm của ông hiện còn một bài phú nôm và 24 bài thơ chữ Hán), thế nhưng những bài thơ của ông dễ dàng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc. Đọc thơ Huyền Quang, ta thấy tâm hồn mình được thanh lọc bởi một tâm hồn trong trẻo thuần khiết của nhà sư giác ngộ Phật tính. Nhà thơ không lý luận nhiều về những triết lý cao siêu, không “thị chúng” hay “vấn đáp” với thiền giả, không luận bàn hay khuyến tu với bạn đạo; mà ông chỉ lẳng lặng miêu tả không gian và trải lòng mình sống trong không gian ấy với những tình cảm chân thành và hồn hậu nhất. Từ không gian đó, ta nhận ra tư thế ung dung, an nhiên; tâm hồn sáng trong, thanh thoát của một thiền sư ngộ đạo.

Có thể nói, từ Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông đến Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Minh Tông…, những gương mặt tiêu biểu của thơ thiền thời Trần, mỗi người đều có phong cách nghệ thuật riêng thể hiện trong bút pháp và giọng điệu khác nhau góp phần làm nên sựđa sắc, đa thanh và sức thu hút cho vườn Thiền thời đại.

Chương 3: MỐI TƯƠNG GIAO GIỮA THƠ THIỀN THỜI TRẦN VÀ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)