Con người thời Trần với nhiều dáng vẻ khác nhau:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 38 - 43)

Nhìn lại thơ Thiền đời Lí Trần, ta thấy vấn đề con người và nhân sinh quan Phật giáo là yếu tố đầu tiên và cũng là trung tâm trong thế giới nghệ thuật bài thơ. Xoay quanh vấn đề

này có khá nhiều ý kiến. Nguyễn Hữu Sơn trong bài Thơ Thiền – Những nẻo đường tu chứng và giải thoát, đề cập đến ý nghĩa sâu xa của tu chứng và giải thoát. Theo đó, tác giả soi chiếu con người trong thơ thiền từ góc độ “ngã”: “Ở các bài thơ – kệ của các Thiền sư tàng trữ trong Thiền uyển tập anh, có khi họ đặt mình ở ngôi thứ nhất như ngộ ngã, kiến ngã, cầu ngã, vấn ngã, bỉ ngã, ngã bản, ngã hữu…hoặc có khi sử dụng hình thức chủ ngữ ẩn, song đều để chỉ các phương thức tu chứng và giải thoát của chính con người”… Tác giả Lê Thị

thời Lí Trần (2003)đã nêu ra các cặp đối sánh như sau: 1- Con người nhân văn/con người và Phật tính thường hữu trong tâm, 2- Con người tự do cá nhân/con người vô ngã, 3 – Con người trần tục/con người đời-đạo. Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận Thơ thiền Việt Nam – Những vấn đề nghệ thuật và tư tưởng, lại chia hình ảnh con người trong thơ thiền ra làm hai loại lớn: Con người Phật giáo và con người cá nhân. Trong con người Phật giáo có bốn tiểu loại: 1 – Con người tự do, 2- Con người vô ngã, 3 – Con người vô ngôn, 4 – Con người vũ trụ. Tác giả còn nhận định:“Con người thường được nói tới trong thơ Thiền là con người siêu việt, có bản lĩnh, có nghị lực và sức mạnh, có thể tự mình giác ngộ chân lí”, “Thơ thiền quả là sự bộc lộ một cách kiên nhẫn và thuyết phục cho sức sống, cho khả năng sống, cho niềm vui sống của con người”. Còn Đoàn Thị Thu Vân trong bài viết Vấn đề con người trong văn học thời đại Lí-Trần đã phân loại bốn biểu hiện của con người nghệ thuật trong thơ Thiền Lý - Trần là: 1 – Con người tự do, 2- Con người vô ngã, 3 – Con người vô ý, 4 – Con người vô ngôn. Như vậy, vấn đề con người là vấn đề quan trọng của thơ Thiền Lí Trần.

Đặc biệt, là ở thời Trần – thời đại hưng thịnh nhất với những con người tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc. Con người thời Trần đã từng bước kế thừa toàn bộ sự nghiệp tư tưởng thời Lí và phát triển lên một bước mới. Trong khí thế hào hùng của văn hóa Đại Việt, hình ảnh con người đầy tự tin, hào hùng, phóng khoáng và trong sáng được xem như nét đẹp tiêu biểu của tinh thần thời đại.

Bên cạnh những vần thơ hào hùng ca ngợi chiến thắng oanh liệt của nhà Trần, chúng ta bắt gặp những vần thơ mang đậm triết lí của nhà Phật chứa đựng những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người. Đó là con người hướng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người.

Trần Thái Tông thì luôn trăn trở về thân phận con người, ngẫm nghiệm và cảm nhận con người bằng nhiều hình ảnh khác nhau. Và suy cho cùng, theo nhà thơ thì con người sống trên cõi trần là tạm bợ - “là cát bụi rồi cũng sẽ trở về cùng cát bụi”. Từ đó, nhà thơ cảm thương cho số kiếp con người, khuyên con người đừng vì sự hữu hạn của đời người mà sống hoài, sống phí. . Cần ý thức được thế giới thực tại là vô thường, đầy biến động và không ngừng thay đổi, hiểu được quy luật tự nhiên của trời đất, nói như Tuệ Trung:

Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh Đông lưu phó hải khởi hồi ba

(Mặt trăng phương tây đã chìm xuống bầu không thì

bóng trăng khó quay trở lại Dòng nước chảy vềđông đã ra tới biển thì sóng nước

há có thể trở về?) Con người thời này, do đó, biết vượt khỏi cái chấp vào không hay có để đạt đến một cuộc sống bình dị, ý nghĩa, tránh lãng phí cuộc đời vào những điều vô bổ. Từđó, có thể mặc sức tung hoành mà không sợ rơi vào hoặc không như Tuệ Trung Thượng sĩ trong Phật tâm ca:

Hành diệc thiền, tọa diệc thiền Nhất đóa hồng lô hỏa lý liên” (Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền Trong lửa lò hồng một đóa sen)

Đóa sen này là biểu tượng cho cái gì hằng thường bất diệt, vượt lên trên luật sinh diệt của cõi trần. Lò lửa gợi cho chúng ta nghĩ đến cái lò tạo hóa – nơi nhào nặn sinh hóa ra vạn vật. Như vậy, cái tâm của con người đã giác ngộ là hư không tịch tĩnh nên không bụi nào bám được cũng như không có lửa nào thiêu đốt được nó. Nó đã hòa đồng cùng với bản thể, không sinh không diệt – người đạt đạo có thể tự tại an nhiên trong bất kì hoàn cảnh nào, không còn phụ thuộc hay sợ hãi vềđiều gì.

Trần Thánh Tông thì nói về sự thể nghiệm chân lí cuộc đời của chính bản thân mình: “Tứ thập niên dư nhất phiến thành,

Lao quan khiêu xuất vạn trùng quynh. Động như không cốc phong xao hưởng, Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh. Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc,

Lộ đầu thập tự nhậm tung hoành. Hoặc nhân vấn ngã hà tiêu tức, Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.

(Độc “Phật sự đại minh lục” hữu cảm - Trần Thánh Tông) (Hơn bốn mươi năm đã tu vẹn được một tấm lòng,

Khi động thì như gió vang trong hang trống, Khi tĩnh thì như ánh trăng lọt xuống đầm lạnh.

Nghĩa lí của câu văn tự mình đã hiểu thấu được năm điều

huyền diệu, Trên con đường mặc sức dọc ngang với mười chữ

(trong kinh Phật). Có người hỏi ta thế nào là sự biến diệt,

Như mây trên trời xanh và như nước ở trong bình.)

Bài thơ toát lên hùng khí của một con người đã đạt đạo. Sống ở trong hoàn cảnh nào cũng thanh thản yên vui, sống hết mình mà không sợ vướng mắc vào cái gì (lợi danh, tín điều,…). Cái “động” của gió lùa vào hang trống thật mạnh mẽ, ào ạt khôn lường. Và cái “tĩnh” của trăng soi mặt đầm lạnh cũng thật vô biên, vô tận. Đó là “diệu dụng” của cái trống không và cái lặng lẽ - “Động như không cốc phong xao hưởng; Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh”, là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, nó biểu hiện cái mà nhà Phật gọi là “dụng” tức là cái biến hóa vô biên của cái “tâm” người đạt đạo – “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”.

Trần Nhân Tông sau những thăng trầm, biến cải của cuộc đời đã nhận thức được lẽ “sắc không” của đời người, chấp nhận nó một cách tự nhiên như là quy luật tất yếu – “Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”. Từ đó có thể giữ cho tâm hồn thanh thản mà vui sống hết mình trong thời khắc hiện tại, không cần phải đi tìm giải thoát ở nơi chốn thần tiên:

Thùy phọc cánh tương cầu giải thoát? Bất phàm hà tất mịch thần tiên?

Viên nhàn, mã quyện, nhân ưng lão,

Y cựu vân trang nhất tháp thiền.

(Sơn Phòng mạn hứng – Trần Nhân Tông) (Ai trói buộc mà phải đi tìm giải thoát?

Không phàm tục thì cần gì phải đi kiếm thần tiên? Con vượn rảnh rỗi, ngựa mỏi, người cũng đã già, Một chiếc giường thiền ở nơi am mây vẫn như xưa.)

Ởđây ta còn bắt gặp những lời tự vấn của con người để tự soi xét hành vi của bản thân,

hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người – cá thể mang ý nghĩa nhân sinh. Tự vấn lương tâm vì những điều sai lầm trong quá khứ đã trở thành cảm hứng cho thơ Thiền thời Trần. Con người trở về với chính mình, sống thực với mình vào những thời khắc hết sức nhạy cảm nhưđêm khuya, đêm mưa khi trong lòng mang đầy tâm sự hay khi gặp những điều thất bại trong cuộc sống,… Tuy nhiên, một nhà thơ thời Trần đã tự phản tỉnh ngay khi mình

đang ở trên ngôi cao, nắm giữ trong tay quyền cai quản thiên hạ. Đó là vua Trần Minh Tông với bài thơDạ vũ (Mưa đêm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu khí hòa đăng thất tự minh, Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh. Tự tri tam thập niên tiền thác, Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh”. Dịch nghĩa:

(Hơi thu hòa vào ngọn đèn làm mờđi ánh sáng ban mai, Giọt mưa trên tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước,

Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi.)

Cái độc đáo ởđây là sự dùng dằng, lơ lửng của thời gian hòa cùng tâm trạng con người. Hơi thu hòa vào ngọn đèn mờ sáng hay là ánh sáng ban mai đang đến? Không gian không tĩnh lặng đến mức có thểđể con người tìm về chính mình, nhưng tâm hồn con người lại hoàn toàn tĩnh lặng để có thể nghe được những giọt mưa rơi trên tàu chuối ngoài cửa sổ và cảm nhận được bước đi của thời gian. Phải chăng con người ấy đã thức thâu đêm để đếm nhịp thời gian và nghe tiếng mưa rơi? Người có tâm sự gì chăng? Hai câu thơ cuối đã trả lời cho

điều đó:

“Tự tri tam thập niên tiền thác, Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh”.

(Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước,

Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi.)

Không cần ai chỉ ra cho mình những lỗi lầm mắc phải mà là “tự biết”, hơn nữa nỗi niềm hối hận ấy đã đeo đẳng theo người suốt ba mươi năm nay, thật đáng quý biết bao cho giây phút tự phản tỉnh của một vị vua. Nhận thức được điều ấy, Trần Minh Tông đã để lại

cho hậu thế nhiều niềm cảm phục, sự trân trọng đối với giây phút hối lỗi của người. Trải qua hàng mấy thế kỉ, Dạ vũ vẫn còn làm day dứt, rung động bao trái tim và tiếng mưa đêm ấy sẽ

luôn nhắc nhở chúng ta về nhân cách của một con người.

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 38 - 43)