Thiền tông Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 26 - 31)

Theo Việt Nam Phật giáo sử luận, “Ðạo Phật truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ

nguyên Tây lịch. Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật Giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thểđạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỷđầu của kỷ nguyên.

Vào cuối thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, khuynh hướng Phật Giáo đại thừa đã nẩy nở

tại Ấn Ðộ, và vào đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch, các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông Nam Ấn Ðộ dần dần trở nên những trung tâm Phật giáo truyền bá vào các nước xa là một trong những hoa trái của đạo Phật Đại thừa; chính ý hướng này đã thúc đẩy những vị tăng sĩ đi theo với các thương thuyền về Ðông Nam Á. Trung tâm Phật Giáo Luy Lâu được thiết lập do sự viếng thăm của thương gia và tăng sĩ Ấn Ðộ tới bằng đường biển, đó là một điều tất cả các học giảđều phải đồng ý. Ðạo Phật tại Giao Châu do từẤn Ðộ truyền sang trực tiếp, không phải là từ Trung Hoa truyền xuống”.

Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội vào đầu thế kỷ thứ ba. Sách Cao Tăng Truyện nói rằng ông đến Kiến Nghiệp thủ đô nước Ngô (nay là Nam Kinh) vào năm Xích Ô thứ mười, tức là năm 247. Ông mất vào năm 280, niên hiệu Thái Khương nguyên niên đời nhà Tấn. Như vậy ông đã ở trên đất Trung Hoa 33 năm. Thiền học đối với Tăng Hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một căn bản triết học về tâm học. Tăng Hội định nghĩa “tâm” là "không có hình, không có tiếng, không có trước, không có sau, thâm diệu, vi tế, không có tóc tơ hình thức: Phạm Thiên, Ðế Thích và tiên thánh cũng không thấy rõ được; những hạt giống của tâm khi thì ẩn khi thì hiện, cái này hóa sinh thành cái kia, người phàm không thể thấy được; đó gọi là ấm". Tăng Hội nói tiếp "người hành giả đã chứng đắc được phép An Ban, thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy ..." (tựa kinh An Ban Thủ Ý). Chính vì ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý không và chân như của Đại thừa mà Tăng Hội đã diễn tả về tâm như sau trong bài kinh An Ban Thủ Ý: "Tâm không hình sắc, không có âm thanh, không có tiền hậu; tâm thâm sâu vi tế không tóc tơ hình tướng, cho nên Phạm Thiên, Ðế Thích và các tiên thánh khác cũng không thể thấy được; kẻ phàm tục không thể thấy được sự hóa sinh từ hình thức

này sang hình thức khác của các chủng tử khi thì minh hiển khi thì trầm mặc trong tâm. Ðó gọi là "ấm" vậy” (Tâm vô hình vô thanh, vô hậu tiền, thâm vi tế hảo, hình vô ti phát, Phạm Thích tiên thánh sở bất năng chiếu; minh mặc chủng tử, thử hóa sinh hồ bỉ, phi phàm sở đồ, vị chi ấm giả). Trong bài tựa kinh An Ban Thủ Ý, Tăng Hội nói: "Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng cả đến Phạm Thiên, Ðế Thích và các bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy...". Như vậy là Tăng Hội

đã chịu ảnh hưởng không những tư tưởng Bát Nhã mà còn tư tưởng duy thức nữa. Mà tư

tưởng duy thức ở thời này chưa được hệ thống hóa: chính kinh Lăng Già (Lankavatara) mà Bồ Ðề Ðạt Ma trao cho Huệ Khả (vào khoảng đầu thế kỷ thứ sáu) cũng chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ tư.

Theo Thiền Uyển Tập Anh, “Thiền Sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi là dòng Bà La Môn, gốc ở

Nam Thiên Trúc, vân du qua Trung Hoa; vào năm Nhâm ngọ (562) niên hiệu Ðại Kiến thứ

sáu nhà Trần thì đến Trường An. Vào năm 574 sau khi Phật giáo bị Võ Ðếđàn áp, ông đi về đất Nghiệp (Hồ Nam)”. “Tỳ Ni Ða Lưu Chi đã nghe lời tổ Tăng Xán xuống phương Nam hành đạo và do đó đã dịch các kinh Tượng Ðầu và Nghiệp Báo Sai Biệt tại chùa Chế Chi ở

Quảng Châu và sau khi tới chùa Pháp Vân ở làng Cổ Châu, Long Biên, mới bắt đầu dịch kinh Tổng Trì. Thiền Uyển Tập Anh nói rõ rằng ông đến chùa Pháp Vân vào tháng Ba năm Giáp dần (594) thì tịch. Thời gian ông lưu trú tại Việt Nam như vậy là mười bốn năm.Thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên vọng về Mật Giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự

nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm

ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ”. Thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Ðộ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Ðây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộđược sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật Giáo vừa biểu lộđược đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.

Theo Việt Nam Phật giáo sử luận, năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Hoa sang Việt Nam. từ đó một thiền phái khác được thành lập mang tên thiền phái Vô Ngôn Thông. Vô Ngôn Thông người Quảng Châu, họ Trịnh, xuất gia tu học tại chùa Song Lâm ở

Vũ Châu. Tính tình trầm lặng, ít nói, nhưng lại thông minh, cái gì cũng mau biểu biết cho nên thời nhân đã tặng hiệu là Vô Ngôn Thông. Sách Cao tăng truyền đăng lục (Tam tập) của

Thông Tuệđời Tống gọi ông là Thông thiền sư. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ 15 đường Ðường (năm 820) Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu qua Việt Nam, ở lại chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Ðây là một ngôi chùa mới được thành lập, ở đó có một vị

tăng tên là Ðức Lập trú trì. Vô Ngôn Thông cư trú chùa Kiến Sơ, ngoài hai bữa cơm cháo thì dành hết thì giờ vào việc thiền tọa, xây mặt vào vách, không nói năng gì. Nhiều năm trôi qua như thế, ít ai để ý đến ông: duy chỉ có Lập Ðức thấy phong thái đặc biệt của ông hết lòng chăm sóc. Do sự gần gũi này mà Lập Ðức tiếp nhận được tông chỉ màu nhiệm của Vô Ngôn Thông, được ông đổi tên cho là Cảm Thành và truyền cho tâm pháp. Ông tịch vào năm 826; thời gian cư trú tại chùa Kiến Sơ chỉ có sáu năm.

Như vậy, Thiền tông Việt Nam là sự hòa hợp của ba nguồn du nhập: Phật giáo Đại thừa có xu hướng Thiền học từ Nam Ấn Độ trực tiếp truyền sang khoảng thế kỉ thứ II; Thiền tông

Ấn Độ qua Trung Quốc truyền sang với Tì-ni-đa-lưu-chi ở thế kỉ VI; và Thiền tông Trung Hoa từ Trung Quốc truyền sang với Vô Ngôn Thông ở thế kỉ thứ IX.

Đến đầu thế kỉ XI, triều đại nhà Lý lên nắm quyền đất nước đã thật sự mở ra một kỷ

nguyên Đại Việt hùng mạnh và phát triển rực rỡ kéo dài đến gần cuối triều Trần - thế kỉ XIV. Phát huy truyền thống dân tộc, chưa đầy trăm năm sau ngày độc lập, nước ta đã ba lần đánh thắng quân Tống, rồi sau đó ba lần đẩy lùi đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh từng thôn tính gần trọn Châu Á và nửa Châu Âu. Điều này đã làm cho cán cân ngoại giao giữa Đại Việt với phương Bắc luôn được giữ thế cân bằng. Tốc độ phát triển này còn thấy ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa… Nhưng quan trọng hơn cả là hình ảnh con người ở thời đại này, đó là những con người tự tin, hào hùng, phóng khoáng và trong sáng tuyệt vời. Họ được xem là tinh thần của thời đại mà đời sau khó có thể bắt gặp lại được. Nhờ những con người đó mới có được thời

đại phong kiến cực thịnh có một không hai trong lịch sử dân tộc này.

Bởi vậy, đây được xem là thời đại của sự phục hưng và tinh thần nhân văn cao đẹp. Hàng loạt các tư tưởng phát triển nở rộ trong đó Thiền tông là một trào lưu tư tưởng có thể được xem là đặc biệt phát triển so với Tịnh độ tông, Mật tông - ba tông phái chính ở Việt Nam trong giai đoạn này.

Thiền Tông Việt Nam thời Lý Trần là sự dung hợp giữa Thiền Tông Ấn Độ có pha lẫn

ảnh hưởng Mật Tông, Tịnh độ tông cùng những tín ngưỡng dân gian bản địa với Thiền Tông Trung Hoa trong đó có ảnh hưởng của Nho và Lão Trang để phù hợp thực tiễn và mang tính

kiện sống của riêng mình như vừa nhập thế chống xâm lăng vừa tu tập thiền, chủ trương tam giáo đồng nguyên để vận dụng hết được những tinh hoa của mỗi hệ tư tưởng phục vụ cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệđất nước, đại chúng hóa Thiền tông để mọi người có thể tiếp thu

được lối sống nhân văn cao đẹp.

Thiền Tông Lý Trần được đặt trong một hoàn cảnh đất nước đòi hỏi phải hành động tích cực, từ hành động chiến đấu chống ngoại xâm đến hành động giúp dân sống an vui, no

ấm. Thời đại đó đòi hỏi người làm vua phải đưa đất nước tiến lên phía trước nếu không sẽ rơi vào tụt hậu và bị tiêu diệt, và các thiền gia cũng là những công dân Đại Việt càng ý thức

được sâu sắc của ý chí “chân không diệu hữu” đầy tính biện chứng trong việc phát triển đất nước và phát triển Thiền Tông Việt Nam đầy khí sắc.

Quan điểm “phật tại tâm”, mỗi chúng sinh đều có “phật tính” với chủ trương mỗi con người tự quay về thắp lên ngọn đuốc của chính mình, không cần tìm bên ngoài đã tạo nên cho con người thời đại một bản lĩnh tự tin đặc biệt. Bản lĩnh này là đỉnh cao của tinh thần nhân văn thời đại. Và nhờ bản lĩnh tự tin này mà con người Đại Việt thời đó đã không sợ bất cứ thế lực ngoại xâm dù có lớn mạnh đến thế nào và cũng không mặc cảm trước vị thế là một

đất nước nhỏ bé mới giành được độc lập, đang xây dựng một quốc gia tự cường, tự chủ. Mặt khác tư tưởng dân chủ, nhân đạo truyền thống của dân tộc đã bắt gặp tinh thần bác ái trên cơ sở cái nhìn bình đẳng vô sai biệt đối với vạn vật và tinh thần “vô ngã” của Phật giáo Thiền Tông. Có “vô ngã” (quên đi cái cá nhân mình) mới thương dân tựa con mình như

Lý Thánh Tông, mới có thể “lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình” như Trần Thái Tông, dễ dàng từ bỏ ngai vàng để nhường ngôi lại cho người em khi người này đến tuổi lớn khôn như Trần Minh Tông, làm tướng vì an nguy quốc gia sẵn sàng dẹp bỏ tự ái cá nhân, làm hòa với người từng hiềm khích như Trần Quốc Tuấn, làm bà hoàng - quyền thống lĩnh tam cung mà luôn giỡ đức, chăm nuôi yêu dấu coi các phi tần như con đẻ của mình như Bảo Từ Thái hậu.

Quả thật, tinh thần “vô ngã” của Phật giáo Thiền Tông đã đem lại những phẩm chất thanh cao cho con người thời đại: Nhân ái, bao dung, cởi mở và tự tin, làm việc tận tụy hết mình vì dân, vì nước nhưng vô cầu, vô ngại, coi công danh phú quý tựa phù vân…

Bên cạnh những nét riêng nhưđã nói, Phật giáo Thiền Tông Lí Trần còn mang những tôn chỉ chung của Thiền Tông đó là “Phá chấp” (cởi bỏ mọi sự vướng mắc và câu chấp, phân

biệt “nhị nguyên”), “Đốn ngộ” (kiến tính bằng con đường trực giác, ngay tức khắc), Tâm truyền (truyền giảng trực tiếp từ tâm đến tâm, không thông qua ngôn ngữ, kinh sách). Điều này được cô đúc trong bài kệ sau :

Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự.

Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành phật.” Dịch nghĩa:

Đứng ngoài mọi giáo lý, có cách truyền đạo riêng biệt. Không dựa vào chữ nghĩa, sách vở.

Chỉ thẳng vào lòng người

Để thấy được tự tính là thành Phật – tức bậc giác ngộ.

Với tôn chỉ truyền đạo như vậy, Thiền Tông thật sựđã làm cho con người trở nên thanh cao hơn, biết tự phản tỉnh bằng nội lực chính mình để trở thành nguời giác ngộ, đạt đạo. Tuy nhiên, chủ trương này của Thiền Tông cũng đã ít nhiều làm hạn chếđi một nền văn chương

đáng lẽ phong phú hơn nhiều. Bởi các bài thơ, kệ do các nhà sư làm ra chỉ để nói lên chỗ sở đắc nhất, rất ít ỏi về ngôn từ, thường truyền đạt lại lúc sắp tịch.

Sang đời Trần nổi bật sự xuất hiện của phái Thiền Trúc Lâm – một Thiền phái Việt Nam. Những vị tổ của Thiền phái này đã dám từ bỏ ngôi cao tìm về với đạo. Chẳng phải là họ muốn được yên ổn cho bản thân, tìm quên hay là trốn đời, lánh tục mà họ muốn tìm con

đường giải thoát cho chúng sinh. Đó là các vị vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, ngay trong lúc đất nước yên ổn, thái bình đã lên Yên Tử để tìm con đường tu chứng. Các vị vua này xem ngôi vua như là “chiếc giày rách” có thể vứt bỏ bất kì lúc nào. Trần Thái Tông, ông vua đầu nhà Trần cũng đồng thời là nhà Thiền học lỗi lạc với trước tác Khóa hư lục chứa những tư tưởng nền tảng cho Thiền tông Việt Nam về sau. Đặc biệt, Trần Nhân Tông tức

Điều Ngự giác hoàng hay Trúc Lâm đầu đà là người chính thức khai sáng và là đệ nhất tổ

của Thiền phái Trúc Lâm. Tuệ Trung thượng sĩ, thầy học của Trúc Lâm sơ tổ, một thiền gia với tư tưởng đặc biệt phóng khoáng, mới mẻ, có thể xem nhưđại biểu cho Thiền phong Việt Nam đời Trần. Thiền tông đời Trần kế thừa Thiền tông đời Lí, dung hòa cả Thiền và Tịnh

độ, cả đốn ngộ và tiệm ngộ; truyền đạo vừa bằng công án hiểm hóc vừa bằng sự diễn giảng tỏ rõ và chí thiết phần nào đi ra ngoài truyền thống “vô ngôn” của Thiền.

Phật giáo thời Trần khác hẳn Phật giáo các thời khác ở chỗ các vị vua cũng chính là các Phật tử, thậm chí tựđứng ra thành lập giáo hội Phật giáo thống nhất trong cả nước. Điều đó có nghĩa là các vị vua đã rất có ý thức chọn Phật giáo làm quốc giáo cho dân tộc mình, thấy từ hệ tư tưởng này có sự phù hợp với tâm lí, đạo lí con người Đại Việt và những yếu tốđó có thể làm cho dân tộc Đại Việt phát triển khởi sắc, lớn mạnh không thua kém các nước lân bang.

Một phần của tài liệu Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)