Vẻ đẹp độc đáo trong nghệ thuật so sánh

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 102 - 104)

- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc

VẺ ĐẸP TRONG CÁCH VIẾT

3.2.1.2. Vẻ đẹp độc đáo trong nghệ thuật so sánh

Sử dụng linh hoạt nghệ thuật so sánh là một trong những cách thức mà nhà văn tạo vẻ đẹp cho tác phẩm của mình. Một so sánh tu từ thường phải hội đủ ba yêu cầu: tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của các sự vật, hiện tượng được đem ra so sánh. Vì thế, trong văn chương, so sánh là một phương thức tạo hình - biểu cảm được sử dụng phổ biến. Một so sánh hay là một so sánh có tính phát hiện, phát hiện những gì người khác chưa nhận ra, không nhìn thấy, đem lại hứng thú cho người đọc, giúp họ có thêm một nhận thức, một xúc cảm, và được một lần bay bổng trong tưởng tượng.

Trong các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Tuân là một trong những người sử dụng đắc

địa lợi khí so sánh. Không có điều kiện đi sâu bàn rộng về phép so sánh trong toàn bộ tác phẩm của nhà văn, chúng tôi chỉ giới hạn những tìm tòi của mình trong đề tài ẩm thực. Một số ví dụ về nghệ thuật so sánh trong những trang văn ẩm thực của Nguyễn Tuân:

(1) Phở nguội tanh thật là buồn hơn cả cái sự đời cô gái thập thành bị ma cô nó lừa bỏ. [72, tr.39]

(2)…hạtcốm vẫn còn tươi dẻo như một lời mời dịu đậm thơm thảo. [72 tr.873]

(3) …cái đòn gánh dị thường một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định. [72, tr.865]

(4) Giã giò mà nhịp chày kép không đặm đều, tôi nói thật cho ông biết nó sẽ không khác gì cái thằng đổ bê tông móng cầu chậm chạp lóng ngóng làm ôi xi măng đấy. [72, tr.861]

Khi miêu tả hay ngắm món ăn, nếu Vũ Bằng thường liên tưởng đến vẻđẹp của người phụ nữ hay sự sự hòa hợp giữa trai gái thì Nguyễn Tuân tự tìm cách liên tưởng theo ý mình chứ không dựa vào những cái có sẵn hoặc một hình ảnh cốđịnh nào đó. Nhìn vào các ví dụ

ta thấy, lối so sánh của Nguyễn Tuân rất lạ, không giống ai. Ta tạm coi công thức của một phép so sánh là “A như B”. Một phép so sánh thành công phải tạo được tính đặc sắc, độc

đáo ở hình ảnh được so sánh, tức vế B. Trong ví dụ 1, A là hình ảnh bát “phở nguội tanh”, B là“đời cô gái thập thành bị ma cô nó lừa bỏ”. Như vậy, vế A chỉ một hình ảnh cụ thể, vế B chỉ trạng thái con người qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Thật ra, có nhiều cách

để diễn tả sự nhạt nhẽo, vô vị của bát phở nguội, sao lại chọn so sánh với cái buồn của cô gái làng chơi bị ma cô lừa bỏ? Nguyễn Tuân cũng có cái lý riêng của ông, ông dựa vào sự

giống nhau ở trạng thái của hai đối tượng để lựa chọn so sánh. Kết hợp nghệ thuật so sánh và nhân hóa, Nguyễn Tuân đã thổi cái hồn vào sự vật vốn vô tri vô giác một trạng thái của con người. Tương tự như vậy, ở ví dụ 2, Nguyễn Tuân đã liên tưởng những hạt cốm tươi, dẻo với “lời mời dịu đậm thơm thảo”, cả hai đối tượng giống nhau ở tính chất… Cách so sánh như thế vừa tạo ra sự bất ngờ, vừa thấy được khả năng liên tưởng phong phú của nhà văn.

Muốn đưa ra một hình ảnh so sánh mới lạ, thuyết phục, bất kỳ nhà văn nào cũng phải có một quá trình quan sát hết sức công phu và cẩn trọng. Người nghệ sĩ không cho phép mình tùy tiện trong cách liên tưởng, bởi nếu vậy thì sự so sánh sẽ ngô nghê và vô nghĩa. Những hình ảnh so sánh độc đáo vừa tạo được khả năng liên tưởng ở người đọc, vừa mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Nguyễn Tuân có khả năng biến hóa sự vật rất đa dạng, linh hoạt. Những hình ảnh tưởng chừng rất mộc mạc thậm chí tầm thường, nhưng qua khả năng tưởng tượng siêu việt, tác giả đã biến chúng thành những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao. Về khía cạnh này mới thấy đầy đủ ý nghĩa việc săn tìm cái đẹp của nhà văn. Cái đòn gánh của người bán cốm, một vật dụng không mấy thẩm mỹ cho lắm, được Vũ Bằng miêu tả “cong hai đầu”, Thạch Lam liên tưởng “hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”, nhưng Nguyễn Tuân lại không chấp nhận với cấp độ từ tốn ấy, mà phóng bút liên tưởng “một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định”(ví dụ 3). Khi Thạch Lam so sánh với

hình ảnh “chiếc thuyền rồng”, người đọc cũng tưởng tượng được mức độ cong của chiếc

đòn gánh như thế nào nhưng hình ảnh ấy chưa thật sựấn tượng, đến Nguyễn Tuân thì người

đọc dường như vỡ lẽ và ấn tượng thật mạnh với hình ảnh “chiếc hia tuồng Bình Định”. Cách so sánh của Nguyễn Tuân bất ngờ nhưng xác đáng. Đó là kết quả của một vốn sống phong phú và khả năng hiểu biết cao.

Từ tiếng chày giã giò mà Nguyễn Tuân liên tưởng đến việc đổ xi măng làm móng cầu là điều là điều không thể tưởng (ví dụ 4). Dường như giữa hai sự vật này chẳng có mối liên quan nào cả. Tuy nhiên, dưới sự biến hóa của “phù thủy ngôn từ”, chúng ta dễ dàng nhận ra mối liên hệ ấy. Ở vế so sánh (A), tác giả không nói cụ thể kết quả của việc giã giò mà “nhịp chày kép, không đặm đều”, nhưng vếđược so sánh (B) lại cụ thể việc “ôi xi măng” là kết quả từ nguyên nhân “chậm chạp, lóng ngóng”. Như vậy, thông qua B, chúng ta sẽ đoán kết quả của A là giò không ngon, ôi, thiu. Đây là trường hợp nhà văn dựa vào đặc

điểm giống nhau của sự vật để chọn B cho phù hợp nhưng thành công của tác giả là hình

ảnh được so sánh cụ thể, sống động, làm cho người đọc bị bất ngờ nhưng sau đó là bị thuyết phục ngay.

Một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhà văn luôn tìm đến những cảm giác mới lạ nhưng rất đời thường để thể hiện cảm xúc. Đểđạt được

điều đó, Nguyễn Tuân luôn tích lũy kho từ vựng độc đáo, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, dẫu có lúc vì điều này mà ông không khỏi mang tiếng là cầu kỳ, kiểu cách, thiếu tính

đại chúng nhưng điều ai cũng hiểu là một phong cách ngôn ngữ không dễ đáp ứng yêu cầu của những thị hiếu khác nhau.

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 102 - 104)