Văn hóa phong tục

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 41 - 45)

VĂN HÓA ẨM THỰC – MỘT GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨ BẰNG

2.1.1.2. Văn hóa phong tục

Phong tục, tập quán là “những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời

được mọi người thừa nhận và làm theo” [60, tr.243]. Người Việt Nam có câu “đất lề quê thói” để chỉ mỗi vùng quê có những phong tục tập quán riêng của mình. Phong tục làng quê cổ truyền Việt Nam chứa đựng, kết tinh văn hóa thành những phong tục, mỹ tục thể hiện sức sống và bản sắc dân tộc của làng xã.

Trong hoài niệm của Vũ Bằng về quê hương, về văn hóa dân tộc, nhà văn đặc biệt nhớđến những phong tục tập quán gắn liền với tín ngưỡng của dân tộc. Phong tục của nhân dân ngày Tết được Vũ Bằng nhắc đến bằng thái độ trân trọng và xem đó là những thói quen hiển nhiên gắn với niềm tin, gắn với những ước muốn tốt đẹp: quét dọn cửa nhà, lau chùi bàn thờ, sắm sửa lễ vật,viết câu đối đỏ…

Hoài niệm về Tết quê hương, Vũ Bằng không quên những phong tục vốn có từ đời xưa của ông cha, đặc biệt là phong tục người ở xa về quê ăn Tết. Đây là thời điểm quan trọng để mọi người sum họp gia đình, họ tộc, dân làng và quan trọng hơn đây là dịp để

tưởng nhớđến cội nguồn, tổ tiên ông bà. Trong suy nghĩ của nhà văn, việc về quê trong dịp Tết có một ý nghĩa thiêng liêng, cao cả vì “đối với tất cả người Việt Nam tức là trở về nguồn cội để cảm thông với ông bà, tổ tiên, với anh em họ hàng, với đồng bào thôn xóm; về quê ăn Tết tức là để tỏ cái tinh thần lạc quan ra chung quanh mình, tỏ tình thương yêu cởi mở và biểu dương những tinh thần, những kỷ niệm thắm thiết vì lâu ngày mà quên đi mất” [9, tr.254].

Nhớ về Tết cũng chính là nhớ về một số phong tục mà theo ông có mối quan hệ sâu xa với dân tộc và gia đình. Đó là tục thờ cúng và tiễn đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm mà theo ông, nó “chứng tỏ rằng người mình lúc ấy đã tổ chức thành gia đình nhỏ, mà cái bếp của ông Táo là tượng trưng cho gia đình, cái bếp là đơn vị nhỏ

nhất của xã hội. Cái gia đình ấy, cái đơn vịấy đồng nhất từ Bắc vào Nam cho nên không có kẻ nào chia rẽ được Nam với Bắc” [9, tr.264]. Ông Táo ở Bắc “lên chầu Trời cưỡi một con cá chép, ông Táo ở Trung “cưỡi một con ngựa yên cương chĩnh chạc, còn ở trong Nam

thì giản dị hơn, “đồng bào ta cúng ông một cặp giò - cặp hia để cho ông đi lên Thiên Đình cho lẹ!. Dù phong tục khác nhau nhưng tựu trung lại đó chính là sựđề cao, ca ngợi mái ấm gia đình - một yếu tố quan trọng để tạo nên sự bền vững của xã hội.

Việc kiêng cữ ngày Tết cũng là một trong những phong tục phổ biến của dân tộc ta. Ông bà ta quan niệm “có cúng có thiêng, có kiêng có lành”, Vũ Bằng cũng biết và nhớ rất kỹ về những phong tục ấy nhưng chính ông cũng không thể giải thích được vì sao phải kiêng cữ trong ngày Tết. Ông cho rằng, kiêng cữ theo một quán tính, không ai bảo ai, cứ đến Tết là moi người phải kiêng, “ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. Và tôi chắc rằng con tôi, cháu tôi, có thể có óc khoa học hơn tôi, nhưng rồi cũng cứ sẽ kiêng như thế.” [9, tr.282]. Vậy là, ngày Tết kiêng: “chửi chó mắng mèo,kiêng quét nhà vì sợđuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ

suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả, (…) ngày xưa các cụ còn kiêng gọi tên con khỉ, con chó, con lợn vì nói đến tên chúng thì không may mắn; người làm ruộng kiêng nói đến tên “cầy” trước khi cúng cái cày; các gia đình lễ

giáo kiêng viết lách trước khi làm lễ khai bút; còn các nhà buôn bán thì kiêng bán hàng trước khi làm lễ tiên sư ở quầy hàng để xin trời đất phù hộ cho buôn may bán đắt” [9, tr.283]. Có lẽ, những phong tục ấy đều xuất phát từ việc mong muốn mọi người có một cuộc sống tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc hơn trong năm mới chăng? Dù không rõ nguồn gốc xuất phát nhưng hễ là người Việt Nam thì đa phần ai cũng tin và làm theo.

Những trang viết của Vũ Bằng đã gợi được không khí ấm áp, thân mật của gia đình trong những ngày lễ Tết. Có ai đó đã nói rằng, những năm không về quê ăn Tết được, cứ lật mấy trang của Thương nh mười hai là chỉ muốn khóc, bởi ẩn sau mỗi câu mỗi chữ là nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ. Phải là một “người Việt Nam thành thực”,Vũ Bằng mới nghĩ và hiểu sâu sắc về những truyền thống văn hóa của dân tộc đến vậy. Trong tận cùng suy nghĩ của ông, đó là những phong tục cần được trân trọng, lưu truyền vì những điều ấy làm người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn.

Có thể nói, Vũ Bằng quan tâm đến văn hóa dân tộc từ rất sớm, nó như một yếu tố cốt lõi trong tư tưởng ông. Bút kí Hi lim có lẽ là sáng tác đầu tiên về vấn đề này. Từđó, cho dù hoàn cảnh đất nước như thế nào chăng nữa, ông cũng luôn trọn vẹn, thủy chung với văn hóa dân tộc. Lạ một điều, Vũ Bằng là người theo Tây học, cũng từng ăn chơi sa đọa nhưng cũng lại là người nặng lòng với văn hóa Việt. Chỉ có thểđã từng sống bằng một tình yêu sâu

văn hóa cổ truyền đến vậy. Qua các trang văn thương nhớ…,người đọc nhận ra “khuôn mặt tinh thần của văn hóa Việt Nam” (Văn Giá).

Không chỉ kết tinh trong những ngày lễ Tết, phong tục tập quán của nhân dân ta còn thể hiện trong những thú vui ẩm thực. Đó là phong tục uống trà, nét văn hoá lâu đời trong sinh hoạt thường ngày của người Việt. Từ xa xưa, uống trà đã là một thói quen, một thú vui thanh tao, hướng nội để thanh tâm tĩnh trí, hướng ngoại để kết giao tri âm tri kỷ. Cho đến bây giờ, trà vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nếp sống của người Việt. Nhịp sống mới càng năng động và hiện đại, người ta lại càng khao khát tìm đến vẻđẹp thuần khiết, bình dị

của trà. Bởi vậy, trà sẽ mãi tỏa hương trong dòng chảy văn hoá của dân tộc.

Nguyễn Tuân đã biết gìn giữ những giá trị, phong tục xưa, cái thú thưởng trà của người Á Đông. Ông đã kế thừa được nghệ thuật uống trà của người Trung Hoa và nghi thức trà đạo của người Nhật Bản với chút cầu kỳ trong thú uống trà của các bậc hàn nho nước Việt. Thú uống trà là cả một nghệ thuật với biết bao công phu chăm chút tỉ mỉ từ nhóm bếp,

đun nước, pha trà đến cả chọn thời điểm, chọn bạn để uống trà và đàm đạo. Quan niệm xưa cho rằng, việc uống trà đòi hỏi cần tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, hoặc

đông người vì có thể gây xáo động tinh thần. Bên cạnh việc uống trà lúc sáng sớm, các nhà nho còn ngâm thơ lúc mới tỉnh giấc, khi vạn vật còn yên lặng, như một cách vận động thần khí kỳ diệu nhất cho lối sống nội tâm. Do đó, dễ hiểu tại sao người xưa làm một bộ trà chỉ

có bốn cái chén quân. Cụ Ấm (Chén trà sương) uống trà “chỉ hai chén con là đủ. Nhưng hai chén đó cũng được cụ chăm sóc quá nhiều. Chưa bao giờ ông già cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách; cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon người ta thấy có mùi thơm và một tị triết lí” [68, tr.593]. Cụ Sáu (Nhng chiếc m đất) nghiện trà Tàu nhưng cái tinh túy mang tính chất trà đạo này thể hiện ở sự kén chọn nước và ấm để pha trà. Cụ

phải chọn nước giếng ở chùa Đồi Mai, cách xa làng đến nửa ngày đường. Có thể nói đây là nét rất đặc sắc của nghệ thuật uống trà của các bậc cổ nhân nước Việt ta, ở việc dùng loại nước gì để pha trà làm cho ấm trà ngon mà vẫn giữđược hương vị thuần khiết nhất của trà Tàu.

Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương

vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự

thanh cao, tình tri âm, tri kỷ, lòng mong muốn hòa hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tình cảm và học vấn người đối thoại. Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa. Hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.

Bên cạnh đó, văn hóa phong tục còn được thể hiện trong việc sêu Tết, cưới xin, một nét đẹp của văn hóa Việt. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng viết về món cốm mà in đậm văn hóa phong tục. Cốm là thức quà “trang nhã, tinh vi, được thần thánh hoá” trong tâm thức người Việt, dùng trong những dịp vui mừng như biếu xén, lễ lạt, sêu Tết, nhất là sêu cưới. Chàng trai gặp cô gái, biết đã bắt tình nhau, vội vã “để anh mua cốm mua hồng sang sêu”, được nhà văn nâng lên thành “nhân sinh quan”: “Tôi đố ai tìm được một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai với gái như hồng với cốm!” [8, tr.67]. Bánh cốm có hình vuông, dẹt, màu xanh của lúa nếp non, tượng trưng cho đất, tức là cực âm. Còn bánh phu thê hình tròn hoặc vuông, phồng, tượng trưng cho bầu trời, tức là cực dương. Ngày cưới mà âm dương ngũ hành hòa hợp sẽ

tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Đây là ước mơđẹp đẽ bao

đời của mỗi người dân Việt Nam. Bởi vậy, hai món bánh truyền thống, bánh cốm và bánh phu thê vẫn luôn đi cùng nhau, bên cạnh những thứ bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay: “Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền” [37, tr.483].

Không biết tục lệ ấy có từ bao giờ nhưng cho đến ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, bánh cốm vẫn vẹn nguyên ý nghĩa đẹp đẽ của nó, vẫn là món bánh để thờ cúng tổ

tiên, dâng lên trời đất trong những ngày trọng đại. Và trong ngày ăn hỏi hay ngày cưới cũng vậy, không thể không có bánh cốm.

Từ thực tại, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng cùng hướng về quá khứđể tìm lại nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống thường ngày của dân tộc. Rất mộc mạc và giản dị nhưng những vẻ đẹp ấy cứ ám ảnh các nhà văn, để rồi các ông tìm đến, hoài niệm, trăn trở với thái độ yêu quý, tự hào, tôn vinh đầy trân trọng. Sâu xa hơn là hình bóng của các ông trong nền văn hóa cổ truyền ấy.

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 41 - 45)