Nguyễn Tuâ n một phong cách tài hoa, lịch lãm

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 99 - 100)

- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc

VẺ ĐẸP TRONG CÁCH VIẾT

3.2. Nguyễn Tuâ n một phong cách tài hoa, lịch lãm

Nếu như Thạch Lam viết tùy bút là tìm kiếm, ghi nhận những nét đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế toát ra từ cuộc sống đời thường thì Nguyễn Tuân viết tùy bút là để phô diễn, trình bày những hiểu biết về con người và thế giới. Nguyễn Tuân có một phong cách viết tùy bút rất độc đáo và sâu sắc. Trước cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thời kỳ

này, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ ngông. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác của một người am hiểu, tinh tường cuộc sống. Sau cách mạng, ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ và văn ông bao giờ cũng vậy, vừa

đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.

Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân không phải là người đầu tiên và duy nhất viết về thú ẩm thực. Trước ông, đồng thời với ông và sau ông có rất nhiều người quan tâm

đến đề tài này, nhưng để có những trang văn độc đáo và ấn tượng như Nguyễn Tuân thì không nhiều. Điều đó một phần phụ thuộc vào tính cách, cách khai thác đề tài của ông nhưng một phần quan trọng khác là ở cách viết, tức là cách ông hình thành nên tác phẩm. Trong phần này, chúng tôi không có tham vọng giải quyết hết tất cả những vấn đề về hình thức tác phẩm của Nguyễn Tuân mà ởđây chúng tôi chỉ xem xét và trình bày kỹ những khía cạnh tạo nên vẻđẹp độc đáo cho những trang văn viết vềẩm thực của ông.

Thật ra, mảng văn chương ẩm thực của Nguyễn Tuân không nhiều: Hương cui,

Chén trà sương, Nhng chiếc m đất (trước cách mạng), Ph, Giò la, Cm (sau cách mạng). So với những đề tài khác, mảng văn về lĩnh vực này quá ít nên khó có thể tìm hiểu một cách cụ thể những yếu tố nghệ thuật để khái quát nên một phong cách trọn vẹn. Tuy nhiên, trong một mức độ nào đó, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những nét đặc sắc nhất, thể

Nói một cách khái quát, vẻđẹp những trang viết về mảng ẩm thực của Nguyễn Tuân là kết quả tất yếu từ một cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đặc biệt là thái độ thành kính, trân trọng tiếng mẹ đẻ và các giá trị

truyền thống chính là động lực bên trong, thôi thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơi nguồn, sáng tạo cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, ẩm thực không chỉ là một nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày mà còn là một nét văn hóa đáng trân trọng của dân tộc. Vì vậy, ông nâng chuyện ăn uống lên như một thú chơi nghệ thuật, một “nét văn minh của tâm hồn dân tộc”. Chính điều đó đã góp phần tạo nên những trang văn tuyệt đẹp, phong cách lịch lãm, tài hoa trong thú ẩm thực của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 99 - 100)