HàN ội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú Với vị trí và địa thếđẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, vă n hoá và khoa

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 28)

học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Trước khi dời đô về Đại La, Lý Thái Tổ đã nêu vị thế của vùng này là “ở giữa bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc tiện hình thế núi sông sau trước…đất đai rộng mà bằng phẳng, không khổ vì ngập lụt…xem khắp nước Việt ta, đấy là nơi hơn cả, thật xứng đáng là thượng đô của muôn… đời” [4, tr.20]. Vì vậy, ông đã chọn nơi đây làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long (Rồng bay lên). Sau này thủđô còn mang nhiều tên khác: Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành.

Năm 1831 vua Minh Mạng đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội (thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú). Và dù năm 1802, kinh đô Việt Nam đã dời vào Huế nhưng người nước ngoài đến Hà Nội vào thế kỷ XIX vẫn xem nơi đây là trái tim của cả nước Việt Nam [81, tr.120].

Theo các nhà sử học [46, tr.9-10], ngoài các tên đã kể trên, từ xa xưa, Hà Nội còn có tên dân gian là Kẻ Chợ. Xưa kia nhân dân ta phân biệt Kẻ Chợ, tức là thành thị với kẻ quê, tức là nông thôn. Danh từ Kẻ Chợ vốn có nghĩa là nơi họp chợ. Là nơi họp chợ nên thường là nơi hội tụ các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, đểđáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy danh từ Kẻ Chợ vốn có thể dùng để gọi bất cứ thành thị nào. Thế nhưng từ lâu, danh từ

chung ấy đã chuyển biến thành danh từ riêng để gọi chỉ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Kẻ Chợ ở bên bờ sông Nhị, sông Tô, sông Kim Ngưu, có nhiều bến và luôn luôn nhộp nhịp “trên bến dưới thuyền” với biết bao đặc sản được chuyên chở về đây để làm nên món ăn ngon Hà Nội và quà Hà Nội.

Vẫn theo các nhà sử học [76], từ thời Lý (từđầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII), bên ngoài bốn cửa hoàng thành đã có bốn cái chợ lớn: chợ cửa Đông (sau chuyển thành chợ Đồng Xuân), chợ cửa Nam (nay vẫn còn tên chợ), chợ cửa Bắc (sau chuyển dịch lên chợ

Châu Long ngày nay), chợ cửa Tây (sau chuyển lên chợ Ngọc Hà ngày nay). Đây là bốn chợ

lớn của vùng nội đô. Còn ven đô, cũng từ thời Lý đã có nhiều chợ (cửa) ô với các chức năng giao lưu mua bán lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác…

1.2.1.2. Do vị thế đặc biệt của mình là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”, Thăng Long - Hà Nội đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hóa của mọi miền đất nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)