- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc
2.2.2.1. Khi tiếp cận các thức quà HàN ội, Thạch Lam đặc biệt chú ý hương vị, hình thức trình bày và hình ảnh người bán hàng.
hình thức trình bày và hình ảnh người bán hàng.
Ấn tượng trước hết về thế giới ẩm thực của Thạch Lam trong Hà Nội băm sáu phố
phường chính là sựđa dạng và phong phú về số lượng, hương vị, hình thức các loại quà Hà Nội. Nhà văn quan niệm rằng “chỉ có những thức quà nào có những hương vị chắc chắn và phong phú, mới có thể bền lâu được” [37, tr.490]. Điều này đã làm nên môt phần hiện thực sinh động và giàu có cho phố phường Hà Nội.
Chỉ một tập tùy bút chưa đầy tám mươi trang nhưng Thạch Lam đã đem đến cho người đọc một hình dung gần như là trọn vẹn về nền văn hóa ẩm thực Hà thành nổi tiếng cầu kỳ và lịch lãm. Hơn bốn mươi thức quà đặc trưng của băm sáu phố phường và năm thức quà của người Tàu đã tạo cho Hà Nội một nền ẩm thực riêng chính bằng sự đa dạng của những hương vị mỗi thức quà. Thật vậy, nhà văn không đi sâu vào nguyên liệu, cách chế
biến hay quá trình lịch sử của món ăn mà chỉ điểm qua bằng hương vị, hình thức trình bày mà thâu tóm được cái cảm giác chính xác tuyệt đối trong thưởng thức. Người đọc có thể tìm thấy nơi đây rất phong phú về các chủng loại bún: bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang, bún sườn, bún bung, canh bún…nhưng mỗi thứ, tất nhiên, có một vị riêng, không lẫn. Nếu như
“nước ốc chua làm nhăn nét mặt tàn phấn và mệt lả: miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi nhỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình” [37, tr.460] thì bún chả ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi, gợi “quyến rũđáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng” [37, tr.462], vì thế không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam
đã thốt lên hai câu thơ khi ngửi thấy mùi bún chả: “Ngàn năm bảo vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?”. Đến những món ăn hết sức dân dã như bánh cuốn, xôi, cháo, bánh đậu, bánh khảo, cốm…, qua ngòi bút và sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, nhà văn đã thổi vào đó một sự hấp dẫn đến lạ lùng, đọc là muốn ăn, muốn thưởng thức ngay. Đó là thứ bánh
đậu xanh mộc mạc giản dị nhưng ăn thấy ngon vì khi “bỏ vào mồm thì tan đều, ăn ngẫm nghĩ rồi mới thấy béo, suy xét rồi mới thấy thơm”. Đó là cái ngon đặc trưng của kẹo lạc “ngon vì mùi vani cho vừa phải, vì cái rải vừng vừa chín không hăng sống và cũng không khét cháy, và nhất là đường của kẹo không dính răng” [37, tr.481]. Đặc biệt, người đọc sẽ
không bao giờ quên hương vị thơm mát một thức quà thanh nhã và tinh khiết làm từ hạt lúa non: “trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời” [37, tr.482].
Cứ như thế, bao nhiêu thức quà là bấy nhiêu hương vị, mỗi hương vị mang một đặc trưng riêng không lẫn. Khám phá thế giới ẩm thực của Hà Nội băm sáu phố phườngsẽ hiểu thêm nhiều ý nghĩa tiềm ẩn bên trong mà những ai chưa nhạy cảm hoặc chưa đủ tinh tế khó có thể nhận ra.
Quà rong Hà Nội không chỉ thơm ngon nhờ hương vị phong phú mà còn “bắt mắt” nhờ hình thức trình bày, một trong những yếu tố không kém quan trọng để tạo ra món ăn ngon. Là nhà văn có biệt tài miêu tả của cảm giác, Thạch Lam luôn tạo ra cho người đọc những ấn tượng riêng về những thức quà nơi đây. Không rườm rà, chi tiết, chỉ vài ba đặc
điểm phác họa mà tác giả luôn thâu tóm được “cái thần” của món ăn. Khó có thể bỏ qua bánh cuốn Thanh Trì “mỏng như tờ giấy và trong như lụa”, hay làm ngơ trước sự hấp hẫn của bát phở nóng mà “nước dùng trong…, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn…, chanh ớt, với hành tây đầy đủ” [37, tr.455].
Có thể nói, quà Hà Nội của Thạch Lam xứng đáng là nơi lưu giữ vẻđẹp ẩm thực Việt Nam.
Sở dĩ người đọc quen gọi Thạch Lam là “nhà văn có tinh thần dân tộc” vì ông đã miêu tả những con người Việt Nam có tâm hồn Việt Nam, có những đức tính của người Việt Nam. Chúng ta không thể quên những mẹ Lê, cô Tâm hàng xén, hai đứa trẻ ở phố huyện, Liên và Huệ trong tối ba mươi…, đó là những con người quen thuộc của dân nghèo, của người tiểu tư sản lớp dưới. Và khá bất ngờ khi Thạch Lam cũng không quên họ khi ông khám phá ẩm thực Hà thành, những người buôn gánh bán bưng, âm thầm chịu đựng cuộc sống nghèo túng nhưng biết làm đẹp cho đời bằng những món ăn dân dã, đậm đà hương vị
dân tộc. Trong mắt ông, ở họ, những người lao động bình thường luôn toát lên một cái gì đó rất đặc biệt, vừa thanh tao, hiền hòa mà cũng lắm sắc sảo.
Quên sao được hình ảnh người bán giầy giò luôn ám ảnh chúng ta bằng dáng đi lủi thủi, âm thầm trong đêm như một bóng ma, để rồi cất lên tiếng rao “giầy giò”đầy não nùng.
Đó là hình ảnh cô hàng cơm nắm, chỉđơn giản là một cô gái bán hàng rong mà cũng duyên dáng đến bất ngờ với “ tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậy”. Đó là anh hàng phở dáng vẻ thanh thoát, thư sinh với áo cánh trắng, gilet đen và tóc rẽ mượt. Đó là hình ảnh bà cụ bán ngô trên Yên Phụ với tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ mà những người không sành ăn quà sẽ không nhận ra: “bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông và cất lên tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ”. Đặc biệt là hình ảnh cô Dần bán nước, một mẫu người quen thuộc
của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, một người phụ nữ gợi cảm, xinh xắn: “Cô nhũn nhặn lắm: cô mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái Việt Nam. Trong mấy ngày Tết, người ta mới thấy cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn vành khăn tròn trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá của đôi bông hoa vàng” [37, tr.501], nói như Thạch Lam cô là “nhân vật biểu hiện nhất của sự sinh hoạt Việt Nam.”.
Thông qua những miếng ngon, Thạch Lam bày tỏ thái độ yêu thương, trân trọng đối với những người bán hàng. Quà và người, tất cả quyện vào nhau trong một “nhịp đập tri kỷ”.
Nói như nhà phê bình Phong Lê: khó mà nản mỏi khi cùng Thạch Lam đi sâu mãi vào những vẻđẹp ấy. Và do vậy, khó mà vui, mà yên tâm được khi nhìn lại hôm nay, thấy tiếc, thấy xót cho biết bao vị quyến rũ, vẻ đẹp thanh lịch nghìn năm của Hà Nội đã và đang bị
mòn đi, mất đi theo thời gian.