Ám ảnh những tiếng rao đêm

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 59 - 62)

VĂN HÓA ẨM THỰC – MỘT GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨ BẰNG

2.1.2.3. Ám ảnh những tiếng rao đêm

Sự bình dị của nét văn hóa ẩm thực còn tồn tại trong những cái rất đời thường, rất gần gũi trong cuộc sống, đó là những tiếng rao đêm. Tiếng rao đêm từng là một nét văn hóa

của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã đi vào âm nhạc, thi ca. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

Ai ăn bánh bột lọc không? Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng! Tiếng rao nhỏ của một em bé gái Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời

(Một tiếng rao đêm - Tố Hữu).

Trong những tiếng rao đêm ấy, phần nhiều tiếng rao hàng của những người tha hương, “những người Tàu bỏ đất nước đi ra ngoài cõi rải rác cả nghìn năm tới nay (…), mỗi lần bên Tàu có biến động, ởđây lại chật ních người tàu chạy loạn” [24, tr.106]. Những tiếng rao cất lên trong đêm, bất kể những đêm đông mưa phùn giá rét hay những đêm hè gió lộng, được các nhà văn miêu tả rất xúc động. Ẩn chứa trong mỗi tiếng rao là một cuộc đời, một số phận, là những cuộc vật lộn để mưu sinh với những nỗi nhọc nhằn cơ cực nhiều khi không thể gọi thành tên.

Trân trọng, yêu quý những thức quà bình dị, dân dã của dân tộc, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng cũng xót thương, ám ảnh những tiếng rao của những con người nghèo khó, những người lam lũ. Thạch Lam miêu tả tiếng rao của những người đi bán hàng trong đêm bằng một hồn thơ đầy cảm xúc. Trong văn Thạch Lam, âm thanh vang vọng của những tiếng rao tạo nên sức ám ảnh lớn. Đó là hình ảnh một người gánh hỏa lò đi trong đêm đung

đưa hai chấm lửa và chân bước nhẹ như chân ma và thỉnh thoảng lại vọng lên những tiếng “giầy giò, giầy giò”. Tiếng rao này cũng đã từng ám ảnh Vũ Bằng khi ông ở miền Nam mà nhớ về những đêm đông giá rét ở Bắc Việt, đó là “hình ảnh một người đàn ông mặc áo lá rách, đội một cái thúng vá trên đầu và xách một cái đèn dầu ở tay, thỉnh thoảng lại đánh rơi trong đêm khuya một tiếng rao ngái ngủgiò dầy”[9, tr.233] hay tiếng rao rất kỳ lạ và đặc biệt của bà đội thúng ngô, “tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như

không phải tiếng người: Eéé ...éc ”,“Eée ...ééc… ” [37, tr.453];hoặctảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường“bánh rán nóng, trinh một, xu đôi”của một lũ trẻ

con ; cũng có những tiếng rao tạo ra từ “hai thanh tre gõ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái vềđêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà ra ” [37, tr.472](“Thực

đắc” là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt gì ăn ngon). Những tiếng rao quà

Những tiếng rao đêm với nhiều âm sắc khác nhau, giống như một bản hòa ca cho thành phố vềđêm. Bản hòa ca ấy mang nhiều nốt thật buồn. Đằng sau những tiếng rao ấy là biết bao thức quà bình dị, dân dã mà thơm ngon: là khoai nướng, là sắn luộc, bánh khúc, bánh mỳ, bánh bao, là bát cháo đêm…Tất cả chỉ gói gọn trong một cái thúng nho nhỏ đủ

cho các cô, các chị, các bà đội đầu hay đèo theo xe đạp. Thi thoảng có bác kẽo kẹt quẩy hàng bằng đôi quang gánh.

Với Thạch Lam, tiếng rao trong đêm của những người bán hàng rong mang hai ý nghĩa: một là, những tiếng vang của đời sống vọng lại, một tiếng vang bé nhỏ, âm thầm, đơn

độc và yếu đuối nhưng nó rất thân thuộc gần gũi mà nếu như khi đi xa hoặc vắng đi những tiếng rao ấy, những con người ấy thì tự dưng ta thấy thiếu. Và những nét riêng như thế là hồn vía của phố cổ, hồn vía của Hà Nội. Hai là, những thân phận quá ư bé nhỏ, nghèo khổ

lam lũ vất vả kiếm sống mưu sinh trong đêm và dậy lên trong ông một niềm thương xót. Nguyễn Tuân đặc biệt yêu mến cái tiếng rao bán hàng ở nhiều vùng miền mà ông ví như cái mùi của những vùng đất. Ông tinh tế nhận ra mỗi tiếng rao của những người bán quà rong có những thổ âm và sắc điệu riêng. Có những tiếng rao“nghe vui rền”nhưng cũng có những tiếng rao nghe ảo não, “quạnh hiu”. Những tiếng rao ấy đã ám ảnh Nguyễn Tuân cho đến khi ông vào Hội An và chợt phát hiện “tiếng rao (…)đã làm cho tôi cảm động hơn hết mọi cái gì của một vùng ấy” (bút kí Cửa Đại). Nguyễn Tuân còn có ý định độc đáo là sưu tập tất cả các loại tiếng rao của các vùng đất trên cả nước để làm một công trình nghiên cứu về văn hóa : “Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc

điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy ” [72, tr.49].

Không một ngóc ngách, một hẻm ngõ nào của Hà Nội vắng tiếng rao đêm của những người bán rong. Họ có mặt ở khắp nơi và không biết tự bao giờ những tiếng rao trong đêm

đó đã trở lên quen thuộc với người dân thành phố. Sống ở Hà Nội, ai đó có thờơ đến mấy chắc cũng phải một lần nghe những âm thanh ấy khắc khoải trong đêm, để rồi thương cảm, gọi lại mua cho một vài đồng quà. Đó không chỉ là những tiếng rao vì mưu sinh mà nó đã trở thành một phần cuộc sống. Có ai đó còn ví von những âm thanh đó như là những giai

điệu làm phong phú thế giới ẩm thực Việt Nam.

Những tiếng rao của những người lam lũ trong đêm gom góp lại và làm nên cái “hồn vía của phố phường Hà Nội, hồn vía của đất nước”. Tất cả những tiếng rao ấy, đêm khuya

văng vẳng trong những gõ tối quanh co hòa với mùi khói của phù dung, đã tạo nên một không khí riêng cho Hà Nội, có lẽ không đâu có. Nguyễn Tuân, Vũ Bằng thương một tiếng rao đêm, thương những người làm ra hạt cốm, thương cả những người gánh cốm rao bán, thương cả những em bé, cụ già bán hàng rong… Tất cả những gương mặt ấy, những âm thanh ấy tạo nên bản sắc đất Thăng Long.

Thông qua những trang văn ẩm thực, ta nhận thấy rõ tình cảm tha thiết của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng đối với truyền thông văn hóa dân tộc cụ thể là nét tinh tế của văn hóa ẩm thực, thưởng thức các món ăn không chỉ bằng vị giác, khứu giác, thị giác, xúc giác mà còn bằng cả thính giác khi nghe tiếng rao quà vào buổi sớm mai hay tối sẩm của những gánh hàng rong. Gắn hương vị các món ngon với lòng tự hào, tự tôn dân tộc là điểm gặp gỡ mà các ông đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Không dừng lại ởđó, mỗi trang văn của các ông đồng thời cũng là mỗi hoàn cảnh, mỗi tâm trạng, cá tính khác nhau mà tất cả sẽ

tạo nên vẻđẹp độc đáo cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)