56 Xem Khlot-Thida [126].
4.2.2. Mơ típ Niệm phật được an lành
Cùng với mơ típ Bạch tượng đĩn tân vương, đây cũng là một “đặc sản” của truyện cổ các quốc gia cùng khu vực.
Cĩ thể mơ tả mơ típ này như sau:
Nhân vật gặp tình huống khĩ khăn, cấp bách, nguy hiểm thành tâm tụng kinh, niệm Phật vượt qua khĩ khăn, nguy hiểm và nhận được sự ban thưởng tốt đẹp Sơ đồ: Nhất tâm tụng niệm Sơđồ 4.7. Mơ típ Niệm Phật được an lành Nhân vật gặp khĩ khăn, nguy hiểm Tai qua nạn khỏi và được ban thưởng
Phật giáo dạy rằng chúng sinh khi cảm thấy tâm khơng yên ổn, sinh ra sợ hãi thì giữ vững Tám niệm (Bát niệm): niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới, Xã, Thiên (cõi trời),…thì sẽ giữ được tâm thanh tịnh. Trong Phật giáo cũng cĩ khái niệm “Nhất tâm niệm Phật”, nghĩa là khi niệm danh hiệu Phật thì chỉ nghĩ đến Phật. Chuyện tiền thân đức Phật, tiền thân Vattaka, số 212 kể về một kiếp của đức Phật là một con chim cun cút non chưa biết bay gặp nạn cháy rừng đã nhất tâm niệm cơng đức của chư Phật đã nhập Niết bàn trong quá khứ, đẩy lui được ngọn lửa khoảng 16 tầm [5, tr. 137-140].
Những truyện xuất hiện mơ típ này dường như cĩ sự lựa chọn một kiểu nhân vật chính rất riêng, khơng phải là người xuất gia tu hành, cũng khơng từng kinh qua việc tu học giỏi giang, tài trí, thao lược mà chỉ là những người hết sức bình thường, cĩ khi rất thụ động, thậm chí ngờ nghệch nhưng bù lại họ cĩ một chân tâm trong sáng, cĩ lịng hiền thiện, tơn kính Phật pháp. Những biểu hiện hướng Phật của các nhân vật này cũng hết sức giản đơn như chính sự chất phác, quê mùa của họ. Nhưng chỉ bấy nhiêu cũng đủ cảm động trời Phật thánh thần. Sok-lành bị Sok-ác mĩc mắt và đẩy xuống suối. Trong cơn hoạn nạn, chàng luơn miệng cầu đức Phật và được dịng nước đưa đến ngơi đền của thần Neak-Pà (Cây cỏ may). Gia-đa bị người bạn tráo trở hãm hại phải mang tội oan. Lúc nghe cơng chúa tuyên án chặt bàn tay phải, chàng cầu nguyện đức Phật cứu vớt vì mình vơ tội. Quả nhiên, ngay sau đĩ cơng chúa tìm thấy chiếc chìa khố của mình (Chiếc chìa khố bạc). Itipi là từ mở đầu cho lời cầu nguyện, được người ta đặt tên cho một cậu bé vụng về học ở trường chùa bao nhiêu năm mà chỉ thuộc mỗi “itipi”. Một hơm, mẹ sai Itipi đi bắt cá. Đến bờ sơng, cậu ta nhẩm đọc cái từ quen thuộc “itipi’. Thần sơng nghe thấy như vậy nghĩ cậu bé là người sẽ tơn kính ba vật thiêng (tam bảo) nên tặng cậu ta ba viên hồng ngọc nạm vàng (Chàng Itipi). Vợ người đốn củi khơng biết cầu nguyện như thế nào, bèn hỏi
người phụ nữ đang quỳ bên cạnh. Chị này bảo cứ việc nĩi “đi đến đi đến” là được. Người đàn bà đốn củi nghe thế tưởng thật bèn niệm “đi đến, đi đến”. Con rắn thấy chị ta thành tâm, chỉ vì khơng cĩ học nên nghe theo những lời ngu ngốc, bèn tặng cho chị nhiều châu báu quý (Lợi ích của việc lần tràng hạt). Một cụ già bị con trai nghe lời vợ trĩi vào một gốc cây giữa rừng. Một lũ cọp đến định ăn thịt bà cụ. Thần cây me can chúng để thần ngối mũi thử xem bà cụ là người thế nào. Bị thần cây ngối mũi, bà cụ hắt hơi và liên tục kêu “Bồ tát, Bồ tát”. Thần cây nghe thế, khơng cho lũ cọp ăn thịt bà cụ. Lũ cọp cởi trĩi cho bà cụ và tặng bà một hủ vàng (Thần cây ngối mũi).
Như vậy, nhân dân các nước theo Phật giáo Tiểu thừa, một mặt, rất coi trọng giáo pháp, mặt khác đặt lịng thành tâm hướng Phật lên trên những cơng thức giáo điều. Những người dân nghèo khĩ, quê mùa, suốt đời lao động vất vả kiếm sống khơng cĩ điều kiện để học tập, am tường kinh điển, nhưng họ sống chất phác, thật thà, thành tâm hướng Phật thì cũng xứng đáng được coi là những Phật tử nhiệt thành, xứng đáng được hưởng phúc lành trong cuộc sống. Đĩ là quan niệm rất đỗi giản dị luơn thường trực trong nếp nghĩ của người bình dân. Đĩ là một mạch ngầm suy nghĩ và tình cảm của mọi dân tộc mà khơng cĩ bất cứ thứ triết học cao siêu, huyền bí nào cĩ thể xố mờ hay che lấp.