Kết luận chương 1
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã thâm nhập hồ bình và gĩp phần hình thành nền tảng nhân văn cao đẹp trong văn hố các dân tộc ở khu vực Đơng Nam Á. Ngày nay, Phật giáo vẫn đang đĩng một vai trị hết sức quan trọng trên mọi mặt của đời sống nhân dân. Trên tinh thần chung ấy, do nhiều nguyên nhân địa lý, lịch sử, đạo Phật ở Việt Nam cĩ nhiều điểm khác biệt so với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma,…Nếu như ở hầu hết các nước bạn cùng khu vực Phật giáo cĩ sự phát triển liên tục ở vị thế đỉnh cao và đĩng vai trị thiết chế nhà nước, gắn kết chặt chẽ với vương quyền thì Phật giáo ở Việt Nam chỉ phát triển huy hồng ở hai triều đại Lý, Trần, sau đĩ bình lặng hồ vào đời sống văn hố của dân tộc. Ở các quốc gia Đơng Nam Á theo Phật giáo Theravada, sinh hoạt Phật giáo đã trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu và giữ vai trị chủ đạo trong sinh hoạt thường nhật của đời sống nhân dân, tăng giới được đặc biệt kính trọng và việc tu học ở chùa gần như bắt buộc đối với mọi thanh niên. Ở Việt Nam, quan niệm của người dân về vấn đề tu hành đơi khi cĩ phần hồn nhiên, thực dụng. Sinh hoạt Phật giáo được giới hạn khá tách biệt với sinh hoạt thế tục và nhìn chung nhiều hoạt động chưa được nuơi dưỡng lâu bền để trở thành truyền thống, thành nếp sinh hoạt của nhân dân…
Những vấn đề nêu trên đây thể hiện khá rõ nét trong truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các dân tộc. Do đĩ, những tư liệu về văn hố, lịch sử sẽ soi rọi sáng rõ hơn cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo. Ở chiều ngược lại, truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo cung cấp những minh chứng cụ thể quý báu cho sử học, văn hố học.
Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo chiếm một khối lượng khá lớn với những biểu hiện đa dạng, phức tạp trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc, đặc biệt là ở các quốc gia Đơng Nam Á lục địa. Do những điều kiện địa lý, lịch sử riêng, nhĩm truyện này ở các quốc gia Đơng Nam Á hải đảo dần bị phai nhạt, thay vào đĩ là truyện cổ dân gian mang màu sắc Hồi giáo, Thiên chúa giáo,…
Nguồn truyện mà đề tài khảo sát chủ yếu thuộc các quốc gia Đơng Nam Á lục địa: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và Việt Nam. Trong tổng số 174 truyện được tuyển chọn, cĩ khoảng 53 truyện của người Việt, 121 truyện của các quốc gia cịn lại. Phật thoại chiếm khoảng 25%, cịn lại là những truyện cĩ mối giao thoa với Phật giáo. Với nguồn truyện nĩi trên, luận văn hy vọng phác thảo tương đối trung thực diện mạo của đối tượng.