Các truyện: Ba tướng quâ nở Lộng Đình Kinh Bắc, Trần Đơ Úy Đại tướng quân, Ba vị tướng quân mang lốt rồng.

Một phần của tài liệu Truyện cổ dân gian mang màu sắc phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình (Trang 56 - 60)

thành những bậc mẫu nghi thiên hạ. Trong văn hố của những nước theo đạo Phật Theravada, bên cạnh hình ảnh vị quốc vương đáng kính, họ cũng đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ bên cạnh đức vua của mình. Cũng như nhà vua, người xứng đáng làm mẹ của muơn dân cũng phải cĩ xuất thân cao quý, được sự lựa chọn của đức Phật, là con Phật. Phi Kool Thong (Cơng chúa sen vàng - Thái Lan) cũng với xuất thân kỳ lạ gắn liền với sự ban phúc của đức Phật sau này khơng chỉ thốt nạn trong gang tấc mà cịn được vị quốc vương trẻ tuổi cưới làm hồng hậu.

2.3.3.2. Nhân vt đối th và nhân vt tr th

Khơng cĩ sự khác nhau về bản chất của nhân vật đối thủ giữa các truyện thuộc típ Mười hai cơ gái ở các nước Đơng Nam Á. Hình ảnh chung là một mụ yêu tinh nhiều phép thuật độc ác hố thành thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần mê hoặc đức vua, hãm hại các hồng hậu. Mặc dù được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như mụ khổng lồ, mụ chằn, mụ phù thuỷ,...nhưng về bản chất, nhân vật này đại diện cho thế lực bĩng tối, cho cái ác, cái xấu tồn tại bên ngồi hoặc ngay trong bản thân con người. Quan niệm này manh nha từ thời nguyên thuỷ và tồn tại trong tâm thức của nhân loại. Đến khi Phật giáo xuất hiện, chúng được hình tượng hố qua hình ảnh các lồi ác quỷ, trong đĩ quỷ Mara, chủ nhân của bầu trời thứ sáu của lĩnh vực dục vọng, hay được nhắc đến như là kẻ giết người, kẻ phá hoại, hiện thân cho cái chết và những đam mê lơi cuốn con người, tất cả những gì ngăn cản sự xuất hiện những gốc rễ lành mạnh hay sự tiến bước trên con đường Đại giác40. Truyền thuyết kể rằng để ngăn cản thái tử Siddhartha đạt thành chánh quả, Mara nhiều lần phái những đạo quân quỷ và những cơ gái đẹp tới mê hoặc, quấy nhiễu [25, tr. 253]. Như vậy, hình ảnh ác quỷ từ truyện cổ dân gian thuần tuý đi vào truyện cổ mang màu sắc Phật giáo được khốc thêm một ý nghĩa mới, cụ thể và đặc thù gắn với những quan niệm chánh-tà của đạo Phật.

Đối lập về mặt chức năng của nhân vật đối thủ là nhân vật trợ thủ. Đối lập với các thế lực tà đạo theo quan niệm của đạo Phật là sự xuất hiện của các nhân vật đại diện cho chánh pháp. Như một đối trọng bất dung hợp với thế lực tà ác, nhân vật trợ thủ đại diện cho cửa Phật xuất hiện ở tất cả những truyện thuộc típ Mười hai cơ gái. Hình ảnh nhà tu hành theo Phật giáo (ẩn sĩ, đạo sĩ) xuất hiện xuyên suốt các truyện của Campuchia (Sự tích núi Néang Kanrei), Thái Lan (Những cặp mắt của mười hai hồng hậu), Lào (Mười hai cơ gái). Riêng ở truyện Campuchia, thần Indra hố thân thành con chuột đào hang đưa các hồng hậu ra khỏi hầm tối của mụ chằn Santhoma. Cĩ thể nĩi, nhân vật thống lĩnh cõi trời thứ ba mươi ba của dục giới này xuất hiện đặc biệt thường xuyên trong truyện cổ dân gian xứ chùa tháp, cũng như Bụt là hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam. Một lần nữa, duy nhất truyện Việt Nam xuất hiện nhân vật bậc Chánh giác của đạo Phật. Trong khi đĩ, ở truyện của các quốc gia Đơng Nam Á theo đạo Phật Tiểu thừa, ẩn sĩ là một lực lượng hùng hậu. Cuộc chiến đấu với quỷ dữ và

40 Với ý nghĩa ấy, ở truyện Sự tích cá he (Việt Nam), Phật Bà hố thành một cơ gái đẹp chèo đị thử thách đạo hạnh của nhà sư trẻ. Trong truyện Về người đi săn trở thành tu sĩ và các Kinnara và con nhện (Thái Lan) cũng cĩ chi tiết tương tự. Trong truyện Về người đi săn trở thành tu sĩ và các Kinnara và con nhện (Thái Lan) cũng cĩ chi tiết tương tự.

sự thất bại của quỷ dữ trước những nhân vật được sự bảo trợ của Phật giáo chính là một biểu hiện cho sự nhiệm mầu của Phật pháp.

2.3.3.3. Phn chung cc

Mỗi dân tộc lựa chọn một chung cục khác nhau để thể hiện niềm tin cũng như khát vọng của mình. Trong khi người Lào để cho nhân vật chính - chàng trai chết theo vợ để ngợi ca sự thuỷ chung trong tình nghĩa vợ chồng (và cũng nhằm phục vụ mục đích giải thích nguồn gốc của hai ngọn núi nằm song song ở hữu ngạn sơng Mê Kơng, đối diện kinh đơ Luơng Phabang), thì người Miên vạch ra con đường tu đạo như là một sự chọn lựa tối ưu để tạo phúc lành và tìm sự an lạc cho nhân vật mà mình yêu mến. Cĩ thể nĩi, cái nhìn hướng chuẩn của người dân Campuchia thể hiện xuyên suốt nhĩm truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của nước này. Sau khi giết chết mụ chằn, cứu được 12 hồng hậu, Ruthisên từ chối ngai vàng, cắt tĩc đi tu cho đến ngày hố kiếp. Kết cục như thế cĩ phần khác lạ so với niềm náo nức trong khơng khí đăng quang huy hồng của chung cục truyện cổ nĩi chung. Như vậy, với tinh thần hướng về nẻo tâm thanh tịnh và đường đời khơng tranh đoạt, coi trọng hành động tu tập, tích cơng đức, truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo lựa chọn một ngả rẽ cho chung cục của nhân vật khá đặc thù: thâm trầm, vơ tư lợi. Ta cịn thấy sự lựa chọn của chàng Ruthisên phảng phất qua hình tượng thái tử Vesandar (Truyện hồng tử Vésandâr thành Phật-Campuchia), quốc vương Yoske (Sự tích ngơi đền Băntay Chmar - Campuchia) hay cơng chúa Ba (Chuyện Quan Âm tái thế - Việt Nam),…

Kết luận chương 2

Về các dạng cấu tạo cốt truyện, dựa trên lộ trình hành động của nhân vật chính, chúng tơi phân chia truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo Đơng Nam Á thành bốn kiểu dạng cấu tạo cốt truyện cơ bản và hai kiểu dạng chiếm khối lượng khơng đáng kể. Trong đĩ, kiểu truyện về các Hua paw khá đặc trưng của các quốc gia theo đạo Phật Tiểu thừa, truyện của Việt Nam nổi bật kiểu dạng cốt truyện nhân vật tu hành đi tìm đường hố Phật.

Ở các phân nhánh cốt truyện đĩ, hình thức kể chuyện sự tích luơn cĩ khả năng trùm lên cốt truyện chính để thực hiện chức năng giải thích nguồn gốc sự vật hiện tượng theo cơng thức: Câu chuyện làm tiền đề chung cục giải thích sự vật hiện tượng. Đây chính là nét cá biệt độc đáo của nhĩm truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo Đơng Nam Á.

Thơng qua so sánh ba típ truyện tiêu biểu: típ truyện Tấm Cám, típ truyện Vợ chồng chim sẻvà típtruyện Mười hai cơ gái, chúng tơi thu được một số kết quả chủ yếu sau:

- Kiểu truyện thuyết pháp và lối kết cấu cốt truyện truyện lồng trong truyện là đặc trưng của truyện cổ các quốc gia theo đạo Phật Tiểu thừa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học Phật giáo của Ấn Độ.

- Nhân vật đức Phật - vị Chánh giác tối cao của đạo Phật xuất hiện trực tiếp, tham gia vào lộ trình đi tìm hạnh phúc của nhân vật chính hầu như chỉ xuất hiện trong truyện cổ Việt Nam. Ở truyện của các nước Đơng Nam Á khác, nhân vật đức Phật lịch sử hay được nhắc đến theo cách gọi tơn kính,

giữ đúng nguyên mẫu. Trong khi đĩ, Phật trong truyện cổ Việt Nam được dân gian hố rõ nét, đến nỗi hầu như chỉ cịn giữ lại tinh thần chung của quan niệm Phật giáo và được thổi vào rất nhiều phẩm chất thế tục chất phác và gần gũi với quảng đại quần chúng.

- Khơng riêng gì hình ảnh đức Phật, nhân vật người tu theo Phật giáo cũng giữa một vị trí rất cao trong đời sống văn hố các dân tộc theo dịng Tiểu thừa nhưng lại khá mờ nhạt trong đời sống văn hố người Việt.

- Khác biệt với xu hướng hướng chuẩn trong truyện của các nước anh em, hầu hết các vấn đề liên quan đến các triết thuyết Phật giáo như thuyết luân hồi, quan niệm về sự tu tập, về chân lí cuộc sống,… qua lăng kính của người bình dân Việt Nam đều mang một nội dung mới, một hình hài mới đậm màu sắc dân dã, thuần phác, thực tế thể hiện tinh thần hồn nhiên, giản dị trong nếp sống và nếp nghĩ của dân tộc,…

- Qua đối chiếu các típ truyện cũng thấy được một số vấn đề xoay quanh niềm tin và tín ngưỡng dân gian ở các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Truyện cổ dân gian mang màu sắc phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)