Phân loại, mô tả các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 31 - 39)

1 R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình Trị Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr 50.

2.1. Phân loại, mô tả các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam.

Nam.

Điều hấp dẫn và lý thú của truyện cổ tích chính là cốt truyện chứ không phải là ở nhân vật hay chi tiết nghệ thuật như trong truyện hiện đại. Cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc phơi bày những mâu thuẫn, những xung đột trong xã hội. Và lẽ dĩ nhiên, truyện cổ tích lại hướng sự chú ý vào cách cấu tạo cốt truyện chứ không phải bản thân cốt truyện. Cốt truyện là thành tố thuộc nội dung còn cách cấu tạo cốt truyện chính là yếu tố nghệ thuật của tác phẩm folklore. Nhân vật hoạt động theo mạch cốt truyện và ý nghĩa của truyện cũng chính là những quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ của dân gian lại gửi gắm vào phần kết. Trong truyện kể dân gian nói chung, cổ tích nói riêng, cốt kể đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phơi bày những xung đột xã hội. Sự hấp dẫn của cốt kể bảo đảm cho sự tồn tại của bản thân tác phẩm trong không gian và thời gian. Chức năng của cốt kể ở đây là sự phản ánh hiện thực đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật nhưng theo đặc trưng riêng của folklore. Cốt truyện cổ tích thường được theo trình tự thời gian một chiều trong không gian khép kín có giới hạn. Phản ánh xã hội theo phương thức hóa, cốt truyện cổ tích cũng xây dựng những nhân vật của mình có tính khái quát hóa cao, tiêu biểu cho từng loại người khác nhau trong xã hội.

Mỗi câu chuyện cổ tích hay mỗi cốt kểđều nói về cuộc đời và sự phát triển tính cách của nhân vật chính nhằm phản ánh quan điểm tư tưởng và thẩm mỹ

của nhân dân đối với đời sống xã hội. Câu chuyện thường được kết thúc ở

phần mở nút và để lại trong lòng người nghe những cảm xúc thỏa mãn vì sự

chiến thắng của điều thiện. Do đó, cốt truyện cổ tích phải đáp ứng được những yêu cầu về trình độ tư duy của một giai đoạn lịch sử với kiểu mở đầu, kiểu kết thúc và hàng loạt những mô típ nghệ thuật có sẵn được lặp đi lặp lại. Như vậy, cốt truyện cổ tích được tạo lập nên bởi toàn bộ những cái đã xảy ra mà người kể muốn đề cập, giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa triết lý cũng như

những quan niệm sống mà dân gian đã gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện cổ

tích.

Nghiên cứu hình thức thưởng – phạt trong truyện cổ tích cũng chính là đi vào trả lời câu hỏi: “Truyện cổ tích đã kể lại những chuyện đó như thế nào và bằng cách nào?”[39, tr.37]. Cũng chính từ cơ sở này, chúng ta lĩnh hội được cách cảm, cách nghĩ về cuộc sống, về con người của cha ông qua một giai

đoạn lịch sử. Như vậy, kết thúc truyện sẽ chi phối rất lớn trong việc lựa chọn nhân vật, các tình tiết, các chi tiết và các mô típ tham gia xây dựng cốt truyện. Dụng ý nghệ thuật của nhân dân quy định lựa chọn một số lượng nhân vật với những đặc điểm tương ứng và cũng chính số lượng nhân vật quyết định kết cấu cốt truyện và kết thúc. Truyện có cùng lúc một thưởng- phạt ở kết truyện thì cốt truyện càng diễn biến phức tạp, phân chia nhiều chặng, móc nối nhiều tình tiết, xâu chuỗi hành động. Và có thể xem hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích là một yếu tố vừa xem là nội dung lại vừa thuộc lĩnh vực hình thức.

Chúng tôi tạm thời chia và phác họa ra ba cách thức vận động của hình thức thưởng- phạt như sau:

Những truyện có dạng kết cấu một hình thức thưởng thường chiếm tỉ lệ

khá lớn trong quá trình khảo sát (chiếm khoảng 26.4 %). Chúng tôi đã cố

gắng tìm thấy 22 truyện có một hình thức thưởng của các dân tộc Kinh (2 truyện), Gia Rai (6 truyện), Thái (4 truyện), Khmer (1 truyện), Giáy (1 truyện), Nùng (1 truyện), Cao Lan (1 truyện), Chăm Hơ- roi (1 truyện), Chàm (1 truyện), Cơ – tu (1 truyện). Trong những truyện này, phần kết thúc truyện có sự góp mặt của những mô típ sau : mô típ về sự đổi đời, mô típ kết hôn, mô típ lên ngôi báu.

Vấn đề phản ánh qua những truyện chỉ có một hình thức thưởng là số

phận của con người cá nhân với những phẩm chất tốt đẹp của họ. Lẽ đương nhiên, cuộc đời và số phận của một con người phụ thuộc vào lối sống, cách

ứng xử cũng như phẩm chất đạo đức của họ. Qua những câu chuyện ấy, người xưa muốn nhận xét, đánh giá và nhìn nhận con người bằng phạm trù đạo đức xã hội. Thông qua truyện có một hình thức thưởng, số phận cá nhân được nhìn nhận với một thái độ lạc quan, với một cái nhìn đầy mơ ước và tiếng nói ca ngợi.

Với truyện có một hình thức thưởng, cốt truyện tương đối đơn giản. Các tình tiết của cốt truyện chủ yếu xoay quanh một nhân vật chính là người tốt và cốt truyện kết thúc bằng dự cảm mà dân gian đã có dụng công xây dựng từ đầu câu chuyện. Quan điểm dân gian thông qua những câu chuyện này rất rõ : người tốt sẽ được ban thưởng. Do vậy, ở truyện chỉ có một hình thức thưởng, cảm hứng chủ yếu của dân gian là ca ngợi, đề cao những con người có cách cư xử tốt, có phẩm chất đạo đức tốt để từ đó người đời sau rút ra được bài học về đạo đức để biết cách “ đối nhân xử thế”.

Cốt truyện tương đối đơn giản, chưa có xung đột giữa hai tuyến nhân vật

đối lập và cũng không nhiều tình tiết. Truyện chỉ xoay quanh một nhân vật với những nét tính cách đặc trưng là tốt. Ở những truyện này, nội dung cốt

truyện chỉ xoay quanh những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức của con người chứ chưa phản ánh những xung đột xã hội. Thông qua đó, nhân vật chính của cốt kể bộc lộ tính chất và hành động của mình để từ đó dân gian đưa ra những phán xét ở cuối cốt truyện. Cũng theo đó, nhân dân sẽ ca ngợi hoặc trao phần thưởng xứng đáng cho những ai có phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, tốt bụng, thông minh…. Thông qua những truyện khảo sát được, chúng tôi nhận thấy có hai nguyên tắc thưởng trong nhóm truyện này như sau:

Thứ nhất, thưởng căn cứ vào hành vi đạo đức, cách ứng xử tốt đẹp của con người (phần thưởng mang tính ngẫu nhiên, thể hiện cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành”)

Thứ hai, thưởng căn cứ vào những công trạng, khả năng của nhân vật trong quá trình chinh phục thử thách đến với phần thưởng cuối cùng.

Thông qua những truyện khảo sát được, chúng tôi có thể miêu tả cách thức thưởng trong nhóm truyện này như sau:

a. Nhân vật có người chồng đẹp và có gia đình hạnh phúc gồm 5 truyện. Nàng H’Bia Rác ( H’Bia Rác lấy chồng chồn ) được chồn cứu khi bị kẹt đá dưới suối vẫn một mực chung thủy với chồn. Khi chồng bị ốm H’Bia Rác đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ: xin mật gấu, xin nước bọt hổ để cứu chồng mà không bị quyến rủ bởi những chàng trai đẹp do chồn hóa thành. Phần thưởng dành cho nàng là người chồng đẹp trai, khỏe mạnh và hai vợ chồng sống hạnh phúc đến già. Còn Chàng Nai (Lúa chàng Nai – Thái ) nhờ chăm chỉ, siêng năng và hiền lành, vượt qua bao khó khăn gian khổ để lên trời tìm nàng út đã làm động lòng thần linh nên vợ được quay về trần gian sống hạnh phúc. Anh chàng họ Lục (Ông thần núi xanh và anh chàng họ Lục - Kinh), hiền lành giỏi giang và nổi tiếng thanh liêm, ngay thẳng đã được thần núi thử

phúc đến già. Phò mã Sọ Dừa (Phò mã Sọ Dừa – Chàm) cùng cô út sống hạnh phúc đến trọn đời không sợ ai hại cả.

b. Nhân vật được đổi đời, kết hôn trở nên giàu có.

Gồm có 10 truyện. Trong số ấy có 6 truyện nói về sự kết hôn và theo đó là sự thay đổi cuộc đời nhân vật. Chàng trai nghèo khổ hỏi Ngọc Hoàng những oan trái của người khác mà quên đi những oan trái của bản thân mình. Cuối cùng, anh được họ quan tâm và giúp đỡ, thi đỗ trạng nguyên và cưới được con gái phú ông lại có thêm một chĩnh vàng. Chàng Hơ Rít (Chiếc sáo thần – Giá Rai); mồ côi, tốt bụng, siêng năng chịu khó được thần linh cho chiếc sáo, xuống dưới lòng đất và cứu được con gái vua. Nhờ gan dạ cưới được con gái M’Tao, Y Rít sau đó chịu khó làm ăn nên hai vợ chồng sung sướng tới già (Trong đại bàng bị giết – Gia Rai ), còn Chàng Sơn ( Chàng Sơn – Mường ), nhờ có viên ngọc của rắn nên tìm được ấn ngọc của vua bị mất, rồi chàng thoát nạn và được vua gả con gái cho. Chàng mồ côi nhờ tốt bụng nên bà lão cho hai bông hoa, rồi làm cho mình đẹp hơn trước, cưới công chúa làm quan trong triều sống sung sướng đến trọn đời (Mồ côi lấy con vua- Phù Lá ). Còn chàng trai (Người nghèo lấy được con vua – Khmer ) nhờ thông minh nhanh trí nên được vua gả công chúa cho. Nàng Hơ Lúi thương người, tốt bụng, lấy chồn làm chồng mặc cho các chị khinh khi. Sau đó, chồn bỏ lốt và hai vợ

chồng làm ăn ngày càng giàu có, chiêng ché đầy nhà, trâu bò thả khắp rừng. Họ sống hạnh phúc đến già cùng với những đứa con thân yêu của mình.

Hai truyện còn lại nói về sự thay đổi cuộc đời của nhân vật. Vợ chồng H’Bia và Y Đam trở thành kẻ giàu mạnh trong một vùng (Y Đam và nàng H’Bia – dân tộc M’nông), chàng rùa (Chàng rùa – dân tộc Thái ) sống sung sướng cùng với nàng Lả và mẹ mình. Hai người có tôi tớ và người nhà ngày

đêm sẵn sàng chịu sự sai bảo của hai vợ chồng nàng. Cuộc sống nghèo khổ

c. Nhân vật lên ngôi báu : có 2 truyện, Chàng Cơm Cháy (Chàng Cơm Cháy – Khmer ) nghèo khổ nhờ có được viên ngọc lấy được công chúa con vua và khi có giặc chàng ra tay đánh đánh đuổi quân thù. Sau đó, vua nhường ngôi cho Cơm Cháy. Còn chàng Lợn (Chàng Lợn – Dân tộc Giá Rai ), mang lốt lợn nhưng tỏ ra là một người tài năng khác thường. Sau đó, chàng trút bỏ

lốt lợn xấu xí, cưới H’Bia Ngo và M’tao già đã giao toàn quyền cai quản và

để của cải lại cho lợn.

d. Nhân vật được lên cõi tiên, được bản làng ghi nhớ công ơn : Có 1 truyện Nàng Han (Nàng Han – Thái ) có lòng dũng cảm, sức khỏe hơn người được dân bản tôn làm tướng cầm quân đánh giặc. Sau dó, nàng ra bờ sông Nậm So rồi biến mất. Dân bản cho rằng nàng đã lên trời thành tiên. Cả làng ghi nhớ

công ơn của nàng, hằng năm đều tổ chức lễ hội ăn mừng chiến thắng. 2.1.2. Truyện có một hình thức phạt

Loại này chiếm số lượng nhỏ trong khoảng 120 truyện chúng tôi khảo sát

được (khoảng 13.2%). Đối tượng bị trừng phạt là những kẻ có phẩm chất xấu, những kẻấy cũng chính là nhân vật chính của truyện mà không phải là kẻ thù gây thiệt hại cho người khác. Rõ hơn, nhân vật chính bị trừng phạt chủ yếu là vì lí do đạo đức như cô gái cáu kỉnh (trong Hai cô gái và cục bướu- Kinh);

Bất Nhẫn không nhẫn nại tu tâm (trong Sự tích chim tu hú –Kinh), người anh dối trá, tham lam, ác độc

Trong số 11 truyện chỉ có một hình thức phạt, chúng tôi tìm thấy có bốn dân tộc khác nhau: Kinh (7 truyện), dân tộc Mèo (1 truyện), H’mông (1 truyện) và dân tộc Khmer (1 truyện). Ở những truyện này, chúng tôi thấy có sự góp mặt của một số chức năng của cổ tích như chức năng “vạch mặt” và “trừng phạt”.

Để thực hiện những chức năng trên, dân gian đã đưa vào nhóm truyện này một số mô típ cơ bản: mô típ “chết hóa thành những con vật bẩn thỉu, bé nhỏ, tầm thường”, “chết dưới nhiều hình thức khác nhau”.

Thông qua những truyện chỉ có một hình thức phạt, vấn đề phản ánh số

phận con người cá nhân được đặt ra cùng với ý thức rất cao về vị trí và vai trò của mỗi thành viên trong gia đình, trong làng xã và ngoài cộng đồng. Truyện chưa có xung đột giữa những tuyến nhân vật đối lập mà nhân vật được đặt vào những tình huống khó khăn để thử thách. Nếu không vượt qua được hoặc có những hành vi không phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội thì nhân vật ấy bị trừng phạt. Đó chính là cơ sở để dân gian nhìn nhận hay phán xét một con người. Dân gian luôn lên án những kẻ có tâm địa độc ác, có những hành vi xấu xa…với mục đích cuối cùng là thức tỉnh lương tri người

đọc, người nghe. Thông qua truyện có một hình thức phạt, số phận của mỗi con người được nhìn nhận với một thái độ nghiêm túc, với một tinh thần nghiêm khắc phê phán.

Cốt truyện của nhóm truyện này cũng tương đối đơn giản. Các tình tiết của cốt truyện chủ yếu xoay quanh một nhân vật chính là người xấu, là những kẻ

có hành vi đạo đức và cách ứng xử không đúng đắn. Cốt truyện kết thúc bằng dự cảm mà dân gian dã có dụng công xây dựng từ đầu câu chuyện: trừng phạt kẻ có tội, kẻ xấu. Do vậy, ở truyện chỉ có một hình thức phạt, cảm hứng chủ

yếu của dân gian là phê phán để từ đó người đời sau có cách ứng xử cho phù hợp và nhìn vào đó mà sống tốt hơn. Theo đó, kết cấu cốt truyện có những dạng như sau:

a. Nhân vật có phẩm chất đạo đức xấu hoặc có cách hành xử không đẹp nên bị trừng phạt.

b. Nhân vật không vượt qua được thử thách nên bị trừng phạt.

Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra được cách thức trừng phạt trong nhóm truyện này như sau:

Thứ nhất là sự trừng phạt bằng cái chết và hóa thành những con vật bẩn thỉu, đáng ghét: con tu hú, con muỗi, con nhái trong các truyện “Sự tích chim

tu hú”, “ Sự tích con muỗi”, “ Sự tích con nhái”, “Sự tích con mối hay Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” của dân tộc Kinh.

Thứ hai là sự trừng phạt cũng bằng cái chết nhưng dưới những hình thức khác : bị thần sét đánh chết và bị con hổ ở bìa rừng nhảy ra vồ xé mất xác trong truyện “Bốn người bạn”- dân tộc Kinh; tên Xâu tham lam lấy nhiều vàng bị mặt trời thiêu cháy thành than trong “Kho vàng của thần mặt trời” – H’mông (Mèo).

Cuối cùng, kết thúc truyện bằng sự trừng phạt dưới nhiều hình thức khác: gia sản tiêu tán bởi con ma Ngũ Hải, vợ con chẳng thèm nhìn nhận, sống trong cô đơn (Người chồng bội bạc – Mèo ); thi mãi không đậu muốn nối duyên với người vợ cũ cũng không được (Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng – Kinh); bốn anh chàng bị hói đầu vì tham lam, không nghe lời vị hòa thượng cho nên cuối cùng đầu cũng vẫn không có một sợi tóc nào (Bốn chàng hói – Khmer ).

Tương ứng với hành vi đạo đức, cách ứng xử của từng con người cụ thể mà dân gian định ra cách thức trừng phạt. Rõ ràng qua kết quả của những truyện mà chúng tôi khảo sát được ở trên, cách đưa ra hình thức trừng phạt dành cho nhân vật của người Kinh bao giờ cũng nặng nề hơn các dân tộc còn lại. Đối với dân tộc này, các truyện thường dừng lại ở cái chết mới thích đáng với hành vi xấu xa của nhân vật.

Nói thêm ở những truyện có một hình thức phạt, tính răn đe thể hiện rất mạnh mẽ và quyết liệt. Điều này không chỉ thể hiện bằng hình thức trừng phạt

ở kết thúc truyện mà tính quyết liệt của nó còn hiện diện mãi trong đời sống hằng ngày bằng những minh chứng sinh động (là hình ảnh con muỗi, con đỉa, con tu hú, con mối, là những câu thành ngữ, châm ngôn để đời : “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho”, “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng”…). Có thể nói, đấy

cũng là một biểu hiện rất tinh tế và sâu sắc của tinh thần nhân đạo của ông cha xưa kia.

Tóm lại, kiểu truyện có một hình thức thưởng hoặc phạt chiếm tỉ lệ nhỏ và cốt truyện chưa thể hiện dạng xung đột giữa hai tuyến nhân vật. Dân gian thông qua những truyện có kiểu kết cấu này cho con người thấy rằng số phận và cuộc đời của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử và phẩm chất

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)