Truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 39 - 57)

1 R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình Trị Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr 50.

2.3. Truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt

Có thể nói đây là một biểu hiện phổ biến nhất của kiểu truyện kết thúc có hậu. Ở những truyện có một hình thức thưởng – phạt, cốt truyện phát triển xoay quanh hai tuyến nhân vật đối lập nhau hoàn toàn về cuộc đời, số phận, tài năng cũng như phẩm chất đạo đức. Dân gian cũng thông qua kiểu truyện này đồng thời thực hiện hai chức năng : một là ban thưởng cho người tốt, người bất hạnh, người có tài năng và một là trừng phạt kẻ xấu gây ra thiệt hại cho người khác.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được có 87 truyện cùng kiểu (chiếm khoảng 72.5 % số lượng truyện khảo sát) ở hầu hết tất cả các dân tộc khác nhau. Đây là loại cốt truyện phổ biến nhất của kiểu truyện kết thúc có hậu của cổ tích Việt Nam. Xu hướng phát triển của cốt truyện cũng luôn luôn theo sát những hành vi của nhân vật từ khi mới bắt đầu hành trình của cuộc

đấu tranh thiện ác cho đến cho đến chung cục của cuộc đấu tranh ấy. Tuy nhiên, điều đáng nói, điểm độc đáo nghệ thuật ở đây người đọc có thể đoán

định được ai là người được thưởng còn ai là kẻ bị trừng phạt. Thưởng hay phạt tương ứng với cách ứng xử và hành vi đạo đức của nhân vật. Nhiều khi, mức độ của thưởng phạt ấy cũng tăng cấp thêm nhiều lần vượt cả mức độ của hành vi đạo đức và cách ứng xử mà nhân vật đã làm.

Kết cấu cho kiểu cốt truyện này là hai dạng biểu hiện cơ bản. Thứ nhất, những truyện có hai chặng kể : chặng một giành cho nhân vật thể hiện với kết thúc tốt đẹp và chặng hai tiếp tục kể về cuộc đời nhân vật đối lập với hình thức trừng phạt thích đáng. Dạng còn lại thông qua những mâu thuẩn và xung

đột của hai nhân vật, dưới sự giúp sức của nhân vật phù trợ hoặc nhờ trí thông minh, sự may mắn của bản thân, nhân vật thiện giành chiến thắng, được ban thưởng và cùng lúc là nhân vật ác bị trừng phạt. Thưởng và phạt nằm ở kết thúc câu chuyện.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng nhóm truyện này có cốt truyện phức tạp với nhiều tình tiết và móc xích tinh vi thú vị hơn nhóm truyện này chỉ có một thưởng hoặc một phạt như đã nêu trên. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào số

lượng nhân vật tham gia vào câu chuyện mà nó còn bị chi phối bởi những mối quan hệ trong xã hội cũng như quan niệm của dân gian về cuộc sống xung quanh. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở kiểu truyện này thường có kết cấu ba bước :

Bước 1 : Nhân vật ra đời phải chịu nhiều bất hạnh, gian khổ, bị ghẻ lạnh, bị tước đoạt quyền sống, quyền thừa kế, không được hưởng hạnh phúc thậm chí còn bị ngược đãi, bị áp bức nặng nề.

Bước 2 : Nhân vật bất hạnh trên phải ứng phó với nhiều thử thách trong cuộc sống: đấu tranh chống lại thế lực thù địch hoặc ứng xử với tất cả những tình huống thử thách mang tính khuôn mẫu của thi pháp hư cấu truyện dân gian.

Bước 3 : Nhờ vào khả năng và vận may của chính mình, phần lớn nhờ các thế lực siêu nhiên giúp đỡ, nhân vật vượt qua thử thách, giành lại hạnh phúc

đã bị tước đoạt và cuộc sống hạnh phúc giàu sang đáng nhẽ mình phải được hưởng, nhân vật thù địch bị trừng phạt.

Ba bước này có sự chi phối, qui định chặt chẽ với nhau. Bước ba là kết quả tất yếu của hai bước trên. Thông qua đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng nhân vật chính diện bao giờ cũng tiêu biểu cho cái thiện, cái đẹp đến tận cùng từ đầu đến cuối câu chuyện còn kẻ nào ác và xấu lại cũng ác và xấu đến tận cùng. Do đó, số phận, đường đi nước bước của nhân vật bị chi phối bởi cái nhìn này và được tác giả dân gian định hình trước. Dễ thấy với nhân vật bất hạnh, người xưa bao giờ cũng dành cho tình cảm tốt đẹp và phần thưởng xứng

đáng còn nhân vật phản diện bị trừng phạt thích đáng.

Từ quan niệm một cách tiên nghiệm rằng cái đẹp, cái thiện sẽ dứt khoát chiến thắng cái ác, cái xấu nên kết thúc truyện tồn tại song song một hình thức thưởng và một hình thức phạt mang tính chức năng (Theo V. Ia.Prốp trong những công trình nghiên cứu truyện cổ tích thần kì thì chức năng phổ biến ở kết thúc truyện là chức năng trừng trị - chức năng 30, kí hiệu “ H” và chức năng ban thưởng và kết hôn – chức năng 31, kí hiệu “ C”). Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu 87 truyện có chứa một hình thức thưởng – một hình thức phạt ở kết truyện, chúng tôi nhận thấy kết truyện này thể hiện kết hợp các chức năng : chức năng trừng phạt luôn đi kèm với sự

vạch mặt, với cái chết và hóa thân; chức năng ban thưởng lại đi kèm với sự

tiếp nhận phương tiện thần kì, sự biến hình và lên ngôi báu. Đôi khi sự ban thưởng lại bao gồm cả sự chiến thắng và niềm vui chiến thắng thế lực thù địch của nhân vật chính diện. Cấu tạo của truyện cổ tích là sự kết hợp của các chức năng nhân vật thực hiện. Với kết truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt tức là kết truyện cùng lúc đã thực hiện đồng thời hai chức năng : ban thưởng và trừng phạt. Do đó trong cuộc đấu tranh một mất một còn này, nhân vật chính diện không bao giờ chịu thất bại; hoặc giả có chết đi thì đấy cũng chỉ là cái chết tạm thời, sự thất bại tạm thời mà thôi. Sau đó, nghệ nhân dân gian sẽ tưởng tượng và đưa ra yếu tố thần kì để giúp nhân vật hồi sinh và

trở lại với một hình hài mới với sức mạnh vô biên; cuối cùng cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Từ việc mô tả trên, chúng tôi tạm thời phác họa hình đầu tiên cho những truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt. Dạng này có hai biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhân vật chính diện có cảnh ngộ đáng thương nhưng có phẩm chất đạo đức tốt và được sự trợ giúp của lực lượng thần kì chiến thắng đối thủ. Đối thủ bị tiêu diệt.

Thứ hai, nhân vật chính diện có cảnh ngộ đáng thương, có phẩm chất

đạo đức tốt và ngẫu nhiên gặp may mắn đã dùng khả năng của mình qua thử

thách của địch thủ. Nhân vật được phần thưởng, kẻ địch thủ bị trừng phạt.

Nhưng do sự phân hóa giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội và quyết liệt hơn, kéo theo những mâu thuẩn, những xung đột trong xã hội xuất hiện ngày càng gay gắt hơn. Sự biến đổi về lịch sử xã hội ấy cùng với chế độ tư hữu tư nhân làm nảy sinh một thực tế khắc nghiệt: những con người bất hạnh, người mồ côi…bị áp bức nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần, bị

khinh rẻ, bị hất ra ngoài xã hội. Càng bị áp bức, những con người bất hạnh ấy càng có nhiều ước mơ, càng có khát vọng sống mãnh liệt hơn nữa. Vì thế cốt truyện cổ tích ngày càng phức tạp và có nhiều tình tiết, nhiều chặng phát triển hơn. Cốt truyện phân thành nhiều chặng đấu tranh với nhiều mâu thuẩn, xung

đột khác từ trong gia đình đến ngoài xã hội; liên kết với nhiều tình tiết, nhiều chức năng lại với nhau. Nó thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật đã được dân gian tiên nghiệm sẵn: nhân vật được phương tiện hay báu vật thần kì, chiến thắng kẻ địch thủ, kết hôn và đôi khi được lên ngôi báu còn kẻ địch thủ bị vạch mặt, bị trừng trị, chết và hóa thân.

Ban đầu, nhân vật nhận được sự trợ giúp để vượt khó khăn và thay đổi cuộc

đời trước đó của mình. Để nhận được sự trợ giúp, nhân vật phải trải qua thử

chất mới tiếp nhận những phương tiện thần kì hay là báu vật thần kì. Những phương tiện này có thể là con vật có phép (con chó, con mèo biết hát, con cày hương biết hát, con sư tử với những sợi râu phép màu, con hổ do người mẹ

thần kì hiện ra để giúp đỡ con gái, con cá bống mú, con cá vẩy đen…), những

đồ vật thần kì tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật vượt qua khó khăn (đàn thần, ngọc ước, niêu cơm thần, túi da cáo, chiếc giày, cối xay thần…) và những phẩm chất có thể ban tặng trực tiếp như sức khỏe, khả năng biến hóa để chiến thắng các địch thủ hoặc những con vật gây cản trở trên bước đường đi tìm hạnh phúc như chằng tinh, thuồng luồng, đại bàng…. Nhờ đó, nhân vật thay

đổi cuộc đời của mình. Nhưng đó mới chỉ là kết quả tạm thời.

Sau đó, nhân vật lại tiếp tục bị kẻ đối thủ gây hại nhiều lần. Thậm chí, nhân vật còn bị kẻ đối thủ giết hại đểđoạt lấy tất cả những gì nhân vật ấy vừa mới

đạt được. Cứ thế nhân vật phải đấu tranh với kẻ địch thủ qua nhiều chặng và cuối cùng mới chiến thắng, tiêu diệt được đối thủ. Những gì nhân vật mất đi nay mới giành lại được. Trong truyện có một hình thức thưởng- phạt, sự

thưởng – phạt cuối cùng là quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với câu chuyện và đối với bản thân nhân vật. Còn những lần gặp may mắn liên tiếp trước đó hay sự trợ thủ trước đó chỉ là hình thức thúc đẩy câu chuyện phát triển, tiếp sức cho nhân vật đi tiếp trong quá trình đấu tranh với nhân vật thù địch để tìm hạnh phúc đích thực cho mình. Câu chuyện nhờ thế mà tăng sức hấp dẫn. Theo trí tưởng tượng bay bổng và phong phú của dân gian, hình thức thưởng phạt cũng đa dạng và phong phú theo. Tính chất cao quý của phần thưởng cứ

tăng dần theo mức độ và qui mô theo mỗi chặng đường đấu tranh của nhân vật. Phần thưởng cuối cùng mà nhân vật nhận được là cao quí và quan trọng nhất. Cũng như vậy, nhân vật phản diện qua mỗi chặng đường cũng liên tiếp gặp rủi ro, những bất trắc. Tất cả chúng đều mang ý nghĩa cảnh báo. Cuối cùng, hình phạt cho kẻ địch thủ thật đáng sợ và nặng nề làm sao!

Dựa vào cơ sở vừa trình bày trên, chúng tôi phác thảo tạm thời mô hình vận

động thứ hai cho những truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt như sau:

Nhân vật bất hạnh luôn bị đối thủ hành hạ và đối xử thậm tệ. Kẻ đối thủ

luôn đưa ra những thử thách, những việc làm khó khăn buộc nhân vật phải làm. Nhờ có sự trợ giúp của lực lượng thần kỳ nên nhân vật chính diện vượt qua thử thách, thay đổi được cuộc đời và giành chiến thắng. Nhưng tất cả chỉ

là sự chiến thắng tạm thời. Sau đó, kẻ địch thủ liên tiếp gây hại thậm chí tiêu diệt cả những vật phù trợ và nhân vật chính diện. Do đó, nhân vật phải trải qua nhiều kiếp hóa thân rồi trở về với diện mạo mới để vạch mặt, tiêu diệt kẻ đối thủ. Nhân vật nhận được phần thưởng cuối cùng.

Cần lưu ý thêm về nhân vật trừng trị kẻ đối thủ. Có khi, kẻ đối thủ bị tiêu diệt bởi nhân vật chính, người vừa trở về sau những kiếp hóa thân, sau những lần hoạn nạn. Nhưng cũng có truyện người trừng trị kẻ đối thủ không phải là nhân vật chính mà là do người khác. Thường thì đó là những người có quyền lực hơn như vua, quan, tạo mường…

Được sự trợ giúp của Bụt, Tấm (trong truyện Tấm Cám – Kinh) vượt qua những gian khổ mà mẹ con Cám đặt ra để đi dự hội và được làm vợ vua. Sau

đó, nàng bị mẹ con Cám giết hại nhiều lần. Nhưng nhờ vào khả năng biến hóa kì ảo của mình (chim vàng anh cây xoan đào khung cửi cây thị, quả thị) Tấm trở về với diện mạo mới (xinh đẹp và mạnh mẽ hơn trước), tiêu diệt mẹ con Cám và sống hạnh phúc sung sướng. Các truyện cùng kiểu với truyện Tấm Cám của những dân tộc khác nhau trên dải đất Việt đều có kết cấu như thế. Nhưng truyện Tấm Cám của người Kinh thì tự tay Tấm trừng trị mẹ con Cám. Còn một số truyện của các dân tộc khác thì do kẻ có quyền lực hơn trừng trị. Trong Nàng Khao, nàng Đăm của dân tộc Thái, người tiêu

diệt mẹ con mụ dì ghẻ không phải là nàng Khao mà là do Tạo Khum Chương.

Từ đó có thể thấy, hình thức ban thưởng cuối cùng cũng do những chuỗi may mắn, thuận lợi nối tiếp nhau do các báu vật thần kì hay phương tiện thần kì mang lại trước đó. Theo đó, nhân vật địch thủ cũng liên tiếp gặp rủi ro và bị trừng trị đích đáng ở cuối truyện. Từ con cày hương biết nhảy múa, người em (Chữa bệnh cho Long Vương- Kinh) lần lượt có được những thuận lợi,

điều may mắn: được nửa đàn trâu, trở nên giàu có; được cây táo rụng cho quả

vàng, quả bạc; được cái máng lợn để nuôi lợn lớn như trâu nghé; được cái lược chải đầu thì tóc xanh và mượt; được cái cần câu, câu nhiều cá và cuối cùng là được một quả bầu thần kì có cô gái chui ra, sống hạnh phúc với người em. Còn người anh liên tiếp gặp thất bại và cuối cùng bị trừng phạt. Chúng tôi khảo sát có rất nhiều truyện có hình thức thưởng – phạt như thế này: Cá bống thần – Vân Kiều; Nàng Khao, nàng Đăm – Thái; Con cày hương biết hát – Dao; Túi da cáo và lưỡi câu gai; Ở ác gặp ác, Người tham vỡ bụng– Mèo;

Hai anh em – Hà Nhì....

Ở những truyện này, sau những chuỗi may mắn nhận được và thậm chí cả

của cải vật chất do những con vật hay báu vật thần kì ban tặng, nhân vật chính

đều được kết hôn với công chúa Thủy Tề hoặc kết hôn với người tiên. Phần thưởng lớn nhất mà dân gian dành tặng cho họ là cuộc đời vui vẻ, hạnh phúc.

Đó mới là cái vĩnh cữu, là thiêng liêng nhất đối với mỗi con người của chúng ta. Dù trong mơ ước, dù là sử dụng yếu tố hư cấu thần kì nhưng cái mà con người khao khát, theo đuổi, muốn đạt được vẫn là hạnh phúc đơn giản, gia

đình vui vẻ chứ không phải là thứ xa vời của cuộc sống. Quả là sâu sắc và ý vị biết bao! Dù là mơ ước lãng mạn, bay bổng diệu kì, cuối cùng tư duy coi trọng thực tiễn của dân gian vẫn thắng thế, lấn át tất cả.

Có bao nhiêu tặng thưởng dành cho nhân vật chính diện là cũng có bấy nhiêu hình phạt cho nhân vật phản diện, nhân vật thù địch. Mơ ước, khát vọng cho cuộc đời hạnh phúc cứ lớn dần theo năm tháng qua những gian khổ, thử thách mà nhân vật chính diện trải qua thì mức độ của những hình phạt cứ

tăng dần, càng ngày càng nghiêm trọng hơn dành cho nhân vật thù địch. Có khi hình phạt lại nặng nề hơn hẳn hành động mà nhân vật đã làm, theo tư

tưởng “Gieo gió gặt bão”; nhiều khi hơn cả việc “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Những hình phạt này không chỉ thể hiện cho quan niệm công bằng xã hội mà chúng còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hình phạt nhằm răn đe, thức tỉnh lương tri mỗi con người để cuộc sống sau này muôn vàn tốt đẹp hơn. Và rõ ràng đằng sau những hình phạt ấy lại là một tấm lòng nhân ái của dân gian. Trong mỗi câu chuyện kể có một hình thức thưởng - phạt, chúng ta cũng nhận thấy rằng lần phạt sau cùng bao giờ cũng nặng nề hơn sự cảnh báo, sự trách trước đó. Hình phạt sau cùng là thích đáng nhất để cái ác, cái xấu bị tiêu diệt vĩnh viễn. Câu chuyện vì thế làm người nghe hả lòng, hả dạ.

Từ đây, chúng tôi đi vào khái quát những cách thức thưởng- phạt trong kiểu truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt khá đa dạng, cụ thể

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 39 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)