Mô típ “Kết hôn và sự lên ngôi” (Sự ban thưởng)

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 84 - 89)

MÔ TÍP TIÊU BIỂU

2.1.6.Mô típ “Kết hôn và sự lên ngôi” (Sự ban thưởng)

Có thể khẳng định đây là một mô típ trung tâm của hình thức thưởng phạt. Nó là hệ quả của hai mô típ đầu và là mô típ mang tính chức năng của truyện cổ tích. Xoay quanh mô típ này, ta thấy lấp lánh những điểm sáng về

nội dung; thể hiện nhiều quan điểm, nhiều mơước của người xưa vềđời sống, cách ứng xử gắn liền với dấu vết của đời sống xã hội một giai đoạn lịch sử.

2.1.6.1 Mô típ kết hôn

2.1.6.1.1. Mô típ “người trần kết hôn với tiên”

Nhân vật chínhp trong truyện cổ tích của người Kinh có chứa mô típ này là nho sĩ, nho sinh, thầy đồ và anh chàng nghèo khổ. Những con người này do một duyên cớ nào đấy hết sức ngẫu nhiên đã gặp tiên và kết hôn. Sau khi kết hôn, các chàng trai, cô gái theo người tiên về trời hoặc vào cõi hư vô. Hoặc giả như có kết hôn xong cũng không được sống hạnh phúc mà phải chia xa. Trong tâm thức của dân tộc này, cõi tiên gắn liền với cái hư vô, không tồn tại trong cuộc đời thực. Do vậy, kết hôn với người cõi tiên rất khó tìm thấy hạnh phúc nơi cõi trần. Có thể thấy với mô típ này, ý nghĩa xã hội của truyện vì thế

bị thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhân sinh quan. Rõ ràng cùng một mô típ nhưng ở các dân tộc khác nhau có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Truyện cổ các dân tộc khác cũng có mô típ này. Đối với họ, người phàm trần có thể hạnh phúc với người cõi tiên. Chúng tôi tìm thấy mô típ này ở các truyện sau:

Chàng lùn- Dao, Sính Lữ cứu con Ngọc Hoàng- Mèo, Da Rác lấy chồng tiên- Chàm, Nàng tiên thứ chín- H’rê, Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ- Mường,

Nàng tiên trứng- Thái… Lấy truyện Nàng tiên trứng- Thái làm ví dụ cho nhận xét trên. Ta có thể nhận thấy nàng tiên trứng (nàng Kháy) có xuất thân từ cõi trời nhưng cuối cùng kết hôn với chàng Hoa Long nghèo khổ và cùng chàng sống hạnh phúc ở cõi trần mãi mãi. Nàng đã giúp cho chàng Hoa Long giành được ngôi báu của tên vua độc ác, ham sắc để rồi cùng chồng làm hoàng hậu và sống cuộc đời hạnh phúc. Các dân tộc này nhìn nhận con người

ở hai cõi trời (tiên) - trần không có sự tách biệt và ngăn cách nhau là mấy. Và cuộc sống của người trần sau khi kết hôn với người cõi tiên là hạnh phúc mĩ

mãn. Hai anh em mồ côi (Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ- Mường) cưới được vợ tiên từ gạc bò rừng và sau đó họ có kẻ hầu, người hạ cùng sống đầm ấm, hạnh phúc với người cha. Mụ dì ghẻđộc ác phải chết vì ăn sừng trâu.

2.1.6.1.2. Mô típ “ người trần lấy vợ thủy cung”.

Đây là mô típ phổ biến của các dân tộc ở môi trường canh tác lúa nước, nơi có nhiều ao rạch sông ngòi, hồ đầm. Đây là môi trường có nhiều loài vật thích nghi với nước như rắn, cá sấu, thuồng luồng, ba ba, cá. Chính những mối quan hệ giữa con người với những loài vật trong môi trường nước trên đã làm nảy sinh trong truyện cổ dân gian những cuộc hôn phối đầy màu sắc huyền thoại giữa con người với các loài thủy tộc. Và để cho những cuộc hôn phối tưởng tượng ấy thêm long trọng, để hành trạng nhân vật thêm li kì, nghệ

nhân dân gian thường để họ lấy con vua Thủy Tề (tức Long Vương). Các dân tộc thiểu số khác của Việt Nam có ít hoặc không có mô típ người trần lấy vợ

thủy cung vì môi trường sống của họ ở vùng cao nên ít liên quan đến cuộc sống của các loài thủy tộc. Họ chỉ tưởng tượng đến cuộc sống của những loài sơn tộc như voi, hổ, gấu, nhím, khỉ, vượn. Tất nhiên, mô típ người trần lấy vợ

thủy cung cũng có ở các tộc người khác trên dải đất Việt. Nhưng ở các dân tộc ở vùng cao, mô típ phổ biến hơn đó là người lấy ếch, lấy cá…, một biến thể của người Thủy cung. Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhặt được những mô típ này ở các truyện sau: Chữa bệnh cho Long Vương, Con gái thủy thần mê chàng đánh cá (Kinh); Hai anh em (Hà Nhì), Túi da cáo và lưỡi câu gai , Ở ác gặp ác (Mèo), Nàng tiên cá (Mường), Hoàng tử rắn (Cao Lan)…

Cũng như mô típ “ người trần lấy vợ tiên”, mô típ “người trần lấy người thủy cung” thể hiện một cách đầy ấn tượng về mơ ước đạt được hạnh phúc của con người. Người thủy cung có khi là con thuồng luồng, con cá sấu, có khi là con rắn, có khi là con cá, có lúc đội lốt trái bầu. Đây là những con vật, sự vật này đôi lúc có hình thù kì dị, gớm ghiếc, đáng sợ nhưng tất cả đều biến thành người sau đó. Từ đó, chúng ta nhận thấy cách nhận thức về cuộc sống, về các loài vật xung quanh người xưa còn mơ hồ, ấu trĩ. Họ cho rằng vạn vật

đều có linh hồn và có thể giao cấu với con người, và gán cho nhân vật ấy một khả năng và thân thếđặc biệt. Điều đó phản ánh ít nhiều về trình độ nhận thức còn đơn giản, chất phác ở các tộc người.

Mô típ này được tổ chức bởi một chuỗi những hành động và sự kiện có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhân vật chính hoặc người thân của họ gặp rắc rối, gặp thử thách. Nhân vật chính vượt qua thử thách, kết hôn với những con vật xấu xí, gớm ghiếc (trăn, rắn, thuồng luồng). Đôi khi sự việc kết hôn này cũng là do lời hứa của người thân. Sau khi kết hôn, những con vật này cởi bỏ lốt vật trở về là những chàng hoàng tử, nàng công chúa con vua Thủy Tề

xinh đẹp, tài giỏi, giàu sang. Có khi nhân vật chính do có lòng tốt hay tình cờ

giải thoát cho vua Thủy Tề hoặc con vua Thủy Tề nên được tặng báu vật để

trảơn. Thường vật dùng để ban tặng là những báu vật có giá trị. Đôi khi được người khác mách nước (có thể là hoàng tử, công chúa con vua), nhân vật chính chỉ nhận một báu vật có giá trị thật sự. Sự ban tặng này này ảnh hưởng rất lớn lao đến cuộc đời của họ sau đó. Lúc trở về dương gian, báu vật hóa thành cô gái xinh đẹp, kết hôn với nhân vật chính sống cuộc đời hạnh phúc.

Mô típ này khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và đó là những phần thưởng xứng đáng cho những chàng trai cô gái hiếu thuận, có tấm lòng nhân hậu và giàu đức hy sinh. Hơn nữa, cũng thông qua mô típ này, người xưa muốn thể hiện cách nhìn và sự kiến giải của mình về cuộc sống: con người khó có thể tìm được hạnh phúc ở cõi trần thế đầy rẫy bất công, ngang trái mà phải tìm hạnh phúc ở thế giới khác: thủy cung. Thủy cung trong con mắt của người xưa đó là một thế giới tuyệt vời, bằng lặng, hạnh phúc, giàu sang và có những con người tài giỏi, có vị vua nghiêm minh. Từ thế giới ấy, con người mới thay đổi thân phận và cuộc đời của mình rồi sẽ tìm về cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế. Đây là một thế giới trung chuyển trong quá trình

giới có nhiều báu vật thần kì rồi sẽ tìm thấy hạnh phúc và kết hôn với người thủy cung. Cuộc đời của họ từ đó sẽ có sự dổi thay vĩnh viễn.

Có thể hình dung những mô típ trên qua sơđồ sau: Dạng thứ nhất:

Người trần có hoàn cảnh bất hạnh, có phẩm chất đạo đức tốt.

May mắn gặp được người cõi tiên.

Kết hôn

Cùng người cõi tiên Cùng người cõi tiên sống

vào chốn hư vô. trong giàu sang, hạnh phúc.

Dạng thứ hai:

Nhân vật chính hoặc người thân nhân vật chính gặp rắc rối, gặp khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ bị hoặc chủđộng đưa ra điều kiện, lời hứa,

Người thủy cung xuất hiện giải phóng được khó khăn thử thách

[

Nhân vật chính kết hôn với người thủy cung

Người thủy cung cởi bỏ lốt vật thành nàng công chúa hoàng tử

Sống giàu sang, hạnh phúc.

Dạng thứ ba:

Nhân vật chính có lòng tốt hoặc ngẫu nhiên giải cứu cho người ở thủy cung.

Đưa xuống thủy cung

Tặng cho báu vật ( hóa thân từ chàng trai cô gái thủy cung ).

Báu vật hóa thân thành người khi về cõi trần.

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 84 - 89)