Trương Thị Xúng, Hoàng Quyết (1994), Truyện cổ dân tộc Mông, tập 1, NXB Văn học.

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 111 - 172)

66. Tầm Vu (1967), “Tư tưởng chủ yếu của người Việt cổ qua những truyện

đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết”, TCVH, (3), tr. 60.

67. Lê Trung Vũ (1982), “Hình tượng người mồ côi trong văn học dân gian Mèo”, TCVH, (4), tr. 67. Mèo”, TCVH, (4), tr. 67.

68. Lê Trung Vũ (1984), Truyện cổ H’mông, NXB Văn hóa Hà Nội

69. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. chí văn hóa nghệ thuật, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

70. Trương Thị Xúng, Hoàng Quyết (1994), Truyện cổ dân tộc Mông, tập 1, NXB Văn học. NXB Văn học.

PH LC

S tích chim tu hú (Kinh)

Có hai nhà sư Bất Nhẫn và Năng Nhẫn cùng xuất gia đi tu từ nhỏ. Sau một thời gian dài, Năng Nhẫn được đức Phật độ cho thành chính quả. Bất Nhẫn thấy mình cũng tu hành không kém gì bạn mà không được như bạn nên

đến trước tòa sen kêu nài với đức Phật. Đức Phật khuyên bảo nên tiếp cuộc khổ hạnh rồi sẽ thành chính quả.

Bất Nhẫn nghe theo và tỏ ra kiên trì nhẫn nại. Chỉ còn một ngày mùa hè nữa là kết thúc cuộc tu luyện. Một hôm có hai vợ chồng chim sẻ đến xây tổ

trên đầu Bất Nhẫn rồi đẻ trứng, thay nhau ấp con. Khi con nở, chim vợ đi kiếm mồi và bị nhốt trong một đóa hoa sen mãi đến sáng sau mới về tổ. Hai vợ chồng chim cãi vã và tiếng chim con kêu chíu chít điếc cả tai. Đến lúc này, Bất Nhẫn không chụi được, vứt cả tổ chim xuống đất và chửi mắng. Thế

là công tu hành của hắn thốt nhiên vứt bỏ trong chốc lát.

Nhưng Bất Nhẫn vẫn không nản chí, chàng hứa sẽ kiếm cách tỏ rõ sự hối hận của mình. Sau đó, chàng tìm đến một khúc sông làm người chèo đò. Luôn trong hai năm làm việc rất nhẫn nại. Hôm ấy, trời đổ mưa lớn, khúc sông nước chảy xiết hơn. Có hai mẹ con nhà nọ (thực chất do Phật Bà Quan Âm xuống thử lòng đệ tử) đòi qua sông rồi dọa nạt, sai khiến Bất Nhẫn đủ điều. Cuối cùng Bất Nhẫn chưa thực tâm nhẫn nhục nên bị Phật bà bắt hóa thành giống chim tu hú.

S tích con mui (Kinh)

Có hai vợ chồng nhà nọ rất mực yêu thương nhau, thề hẹn không bao giờ

xa rời nhau dù là khi chết đi.

Sau đó, người vợ trẻ tự dưng chết một cách đột ngột, anh chồng nhiều lần tìm cách chết theo nhưng không được vì người nhà can ngăn. Hôm sắp cất

đám cho vợ thì có một vị đạo sĩ nọ bày cho cách cứu người chết sống dậy. Cách đó không khó gì miễn người chồng phải gan dạ và kiên trì.

Anh chàng nghe theo nhưng vì xác vợ bay mùi thối khắp nơi, anh đành phải đưa vợ lên một chiếc bè đi nơi khác. Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Sau đó anh gặp được đức Phật. Đức Phật chỉ cho anh cách cứu sống vợ. Anh chích đầu ngón tay lấy ba giọt máu nhỏ vào miệng, người đàn bà sống dậy và thề bồi sẽ yêu anh suốt đời.

Đức Phật gọi cá sấu đến để chở họ về quê. Đi được nữa đường, cá sấu

đói, bảo hai vợ chồng vào quán ăn cơm đợi mình đi kiếm thức ăn. Trong quán có một khách thương sang trọng. Thấy người vợ có nhan sắc diễm lệ, hắn nảy ra mưu toan muốn chiếm đoạt. Chờ đến khi hai vợ chồng ngủ say, hắn đến gọi riêng người vợ dậy rồi gạ gẵm người đàn bà xuống thuyền. Lòng người đàn bà lay chuyển và đi theo hắn luôn. Cá sấu đến, gọi người chồng dậy và cả hai không thấy người đàn bà đâu. Sau đó, cả hai biết được người

đàn bà đã theo vị khách thương nọ. Anh chồng đuổi theo thấy người vợ ngồi trong thuyền, gọi mãi, vợ vẫn không chịu quay về còn ném cho anh một gói vàng để trả ơn. Tức quá anh ném gói vàng xuống sông và quay lại tìm đức Phật. Khi gặp đức Phật gặp họ, giục cá sấu quay lại chiếc thuyền khách thương để cho anh chàng đòi ba giọt máu của mình.

Người đàn bà sau khi chích ba giọt máu ở tay thì ngã vật xuống chết ngay. Người khách thương chạy chữa nhưng vô hiệu, bèn ném xác xuống biển. Nhưng do phép màu của đức Phật, người đàn bà hóa thành con muỗi, lúc nào cũng đi chích trộm máu người để sống.

S tích con kh (Kinh)

Ngày xưa có một cô gái đi ở cho nhà trưởng giả. Chủ đối xử rất thậm tệ

lại thường xuyên đánh đập, thường không có cái ăn cái mặc. Người cô gái cứ

Một hôm nhà lão trưởng giả có cỗ, cô gái phải đi gánh nước luôn vai. Đến lần gánh thứ mười, cô mệt quá ngồi bưng mặt khóc. Một ông già hiện ra thử

lòng cô gái. Sau khi biết cô có lòng tốt, ông già trở lại nguyên hình là đức Phật, chỉ cho cô mút bông hoa dưới giếng sẽ đạt ước nguyện. Cô lội xuống, mút bông hoa trắng. khi lên bờ, cô biến thành người khác: trắng trẻo, xinh xắn, có quần áo đẹp.

Cô gánh nước quay trở về, cả họ hàng trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy đều muốn đến giếng cầu may. Họ đến và đức Phật cũng chỉ cho cách y như đã dặn cô gái.

Dưới giếng có hoa đỏ và trắng. Cả nhà lão trưởng giả mút bông hoa đỏ vì cho màu đỏ là đẹp. Khi lên bờ, ai nấy cứ già thêm mãi, mặt mũi nhăn nheo, lông lá đầy mình và đằng sau có đuôi. Những người di gánh nước cùng cảm thấy hoảng hồn, la ó và xúm nhau đánh đuổi bọn họ đi. Chúng chạy thẳng vào ẩn náu trong rừng sâu, hóa thành con khỉ. Từ đó, cô gái cùng với những người hầu hạ được hưởng những của cải do họ hàng trưởng giả để lại.

Lấy vợ cóc (Kinh)

Vợ chồng nhà nọ sinh được một con cóc và nuôi tới chín mười năm. Một hôm cả nhà đi vắng cóc hóa thành một cô gái xinh đẹp ngồi dệt vải và dọn trong nhà sạch sẽ. Có một anh học trò đi ngang qua, cô gái đẹp đi ra têm trầu cho khách ăn. Nhưng đến khi họ vào nhà thì không thấy cô gái đẹp đâu cả, mà chỉ thấy một con cóc, bèn bỏ đi. Riêng có một anh học trò trong số đó, lúc về giục mẹ đi hỏi: - “ Nó là cóc con lấy làm gì?” – “Mẹ cứ hỏi cho con

đi”.bố mẹ cóc nhận lời gã mà không đòi hỏi gì cả. Ngày đưa dâu chẳng mấy ai tới dự, người ta bỏ cóc vào võng đưa về. Ai cũng cười chê: “Người mà lấy cóc”. Nhưng đến đêm thì cóc hóa thành người, sáng dậy thì hóa thành dạng cóc. Được ba ngày chồng bảo vợ: - “ Người ta cười quá lắm nàng phải làm

cho họ thôi cười mới được”. Cóc bèn hóa thành người ra mắt bà con lối xóm. Bố mẹ chồng thấy thế mừng quá, giết trâu bò mời họ mời làng.

Nàng út ( dân tộc Kinh )

Hai vợ chồng nhà nọ, hiếm con hết lòng xin đức phật để có một đứa con. Người vợ sau đó tự nhiên có con và đẻ ra ở đằng trán một cô bé bằng ngón tay nên đặt tên là nàng út. Cho là quái thai, bố mẹ chỉ muốn vứt út đi cho khuất mắt. Một hôm người bố đưa út lên rừng sâu, bảo út đứng chờ một chỗ, chờ chặt củi xong thì sẽ mnag về. Nhưng sau đó ông ta theo đường khác mà về bỏ con lại. Út cứ chờ mãi hết ngày này sang ngày khác. Trước đấy có một con quạ ăn dưa nhả gần chỗ út. Hạt dưa mọc thành cây. Út dùng lá dưa như

một thứ mái nhà để che sương che gió. Cây có quả út nâng niu quả dưa, định bụng giành cho bố.

Bỗng có một hoàng tử đi săn ngang qua đấy thấy có quả dưa chín bèn hái

ăn, quẳng vỏ lại. Út ăn dưa thừa tự dưng có mang, đẻ ra một đứa con trai cũng bé xíu như mẹ nó. Hai mẹ con ở trên cây đa. Sau đó một hôm nhớ tới quả dưa ăn lần trước, hoàng tử bèn tìm đến khu rừng cũ. Trông thấy hai mẹ

con út hoàng tử bỏ vào túi rồi đưa về cung lấy làm vợ. Vua cha thấy thế giận lắm tìm cách chia rẽ.

Một hôm vua ra lệnh cho các cung nữ, ai may áo cho vua vừa vặn và đẹp thì sẽ cho làm vợ hoàng tử. Bộ quần áo vua mặc vừa vặn và đẹp nhất lại chính là của nàng Út. Vua lại ra lệnh cho làm cổ nếu mà vua nếm món nào thấy ngon nhất thì sẽ cho lấy hoàng tử. Cổ ngon nhất lại là của Út. Vua lại sai mở hội trong cung cuộc thi sắc đẹp, kén vợ cho hoàng tử. Trong khi hoàng tử lo lắng thì nàng Út lập đàn cầu trời. Thần hiện xuống làm cho nàng út lớn lên như người thường, nhan sắc đẹp tuyệt vời. Vua hài lòng cho phép hoàng tử lấy nàng Út.

Cô gái ly chng hoàng t (Kinh)

Ngày xưa ở một làng nọ có một cô gái rất xinh đẹp và cô có một ước nguyện thầm kín là lấy được hoàng tử. Ngày nào cô cũng đi chợ mua hương

đến đền cầu thần phù hộ cho ước nguyện của mình.

Một tên lái buôn hương ở chợ nhiều lần theo chòng ghẹo cô gái, bị cô cự

tuyệt. Hắn không nản lại nảy ra ý định xem cô mua hương để làm gì. Thấy cô gái vào đền, hắn cũng vào đền. Nghe lời cô gái lầm rầm khấn vái, hắn hiểu được ý định của cô.

Một hôm nọ, hắn chạy vào đền trước, nấp sau pho tượng thần. Đợi cô gái vái xong, hắn giả tiếng thần bảo rằng số cô phải lấy người lái buôn hương ngoài chợ. Cô gái rất buồn và nghĩ số mệnh mình như thế. Thế là tên lái buôn hương đạt được ý nguyện của mình. Nhưng hắn quá tham lam, không muốn mang lễ vật cho nhà gái nên tìm cách dụ cô gái theo không hắn về quê.

Cả tin ở số phận, cô gái trốn đi theo. Không muốn cho ai biết, hắn bảo cô ngồi vào bồ để hắn gánh đi. Đường đi qua khu rừng vắng, nhân lúc hoàng tử đang đi săn nên người, ngựa, chó săn vây bọc khắp ngả. Vì đang làm việc gian lận nên hắn sợ quẳng cả gánh hàng bỏ chạy. Sau đó, hoàng tử phát hiện ra cô gái và đưa nàng về cung làm vợ. Nghe cô gái kể hết mọi việc xảy ra lại nhân lúc săn được con hổ, hoàng tử bỏ vào mẹt, đậy lại rồi bỏ đi. Sau khi hoàng tử bỏ đi, tên lái buôn hương quay lại gánh hàng trở về nhà. Về đến nhà, hắn gánh bồ vào buồng kín, đóng cửa lại. Hổ nhảy ra vồ hắn ăn thịt.

Sự tích con mối ( Dân tộc Kinh )

Một chàng trai trẻ tuổi nhà giàu, ao ước được một người vợ đẹp như tiên. Cha mẹ hỏi cho đám nào, hắn cũng không vừa ý. Hắn đáp:- “ Con chỉ muốn lấy được một người vợđẹp như tiên mà thôi”. Mấy năm sau, cha mẹ lần lượt qua đời, nhưng hắn vẫn chưa có vợ.

Cái tính khó của anh được truyền đến tai Ngọc Hoàng. Thương hại hắn, Ngọc Hoàng sai một nàng tiên xuống, bảo: - “ Ngươi hãy xuống với nó thử

xem nó có biết người biết của hay không. Nếu nó không thấy được cái đẹp chính đáng thì hãy cho nó một bài học”.

Thế là từ ngày ấy, nhà hắn có một người con gái đến xin làm công. Cô gái này mặt mũi tầm thường nhưng mọi việc đều thông thạo, tính tình rất tốt. Nàng khéo tay đến nỗi ba bữa cơm không có tay nàng nấu là hắn ăn không ngon. Gặp ngày giỗ, hắn than thở với nàng là không biết nhờ ai làm cỗ bàn bánh trái cho thật ngon để trước cúng cha mẹ sau lại đãi quan khách. Nàng hứa sẽ cố gắng làm công việc đó. Quả nhiên, khách và chủ đều ngạc nhiên vì họ được một bữa cổ ngon và lạ chưa từng có. Họ xúm lại khen ngợi nàng. Người chủ trẻ bắt đầu để ý tới nàng nhưng nhìn tới nhan sắc hắn lại lảng ngay.

Ít lâu sau đó, anh chàng sắm sửa thuyền bè đi tìm một cô gái xinh đẹp theo ý muốn. Ở nhà cô gái hóa thành một người xinh đẹp tuyệt trần. Khi thuyền của chủ trở về, những người đầy tờ liền báo lại việc ấy cho chủ biết.

Người chủ vào nhà rất đồng ý với diện mạo có một không hai của người thị tỳ. Hắn sấn lại ngồi gần nhưng nàng đã lùi bước ra xa. Hắn rối rít xin lỗi, nói là mình đuôi mù mới không thấy một vị tuyệt thế giai nhân bấy lâu ở

trong nhà, và xin lấy nàng làm vợ. Nàng không đáp và sau đó hắn đánh bạo chạy lại ôm nàng.

Hắn ôm hụt vì nàng đã bay lên trời và nói cho hắn biết mình là tiên, nay

đã hết hạn ở trần gian nên phải về thượng giới. Hắn chỉ còn giật một cái chéo áo của nàng.

Từ đó hắn tiếc mãi và luôn luôn chắt lưỡi tiếc vì bao nhiêu ngày ở với tiên mà không biết.

Người dì gh ác nghit hay là S tích con dế (Kinh)

Ngày xưa có một người đàn ông hai vợ, vợ cả chết để lại đứa con tên Văn Linh. Người vợ kế cũng có một đứa con tên Văn Lang. Hai đứa trẻ rất thương yêu nhau nhưng ngược lại, mụ dì ghẻ rất ghét đứa con chồng.

Nhà họ khá nhất vùng. Đứa con cả theo nghiệp đèn sách còn đứa bé từ

nhỏ đã theo bố làm lụng và quen việc cày cấy.

Khi bố mất, theo tục lệ, Văn Linh sẽ nhận nhiều tài sản hơn còn Văn Lang giỏi lắm cũng nhận vài mẫu ruộng. Mụ dì ghẻ bỗng nảy ra tà tâm, muốn giết con chồng đi để con mình chiếm trọn tài sản.

Một hôm, mụ sai hai anh em mang tiền đi mua gỗ và dặn con phải trừ khử

người anh. Văn Lang không muốn nghe theo lời mẹ, cũng không muốn làm mẹ phật ý nên cứ giả vờ nhận lời ra đi. Nhưng khi đến nơi, Văn Lang nói hết mọi việc cho anh biết và bảo anh hãy trốn đi nơi khác.

Văn Linh chẳng biết đi đâu, tìm đến mồ mẹ than khóc rồi thiếp đi. Ở dưới mồ, mẹ thương con quá, bèn hiện lên thành con chim phượng hoàng lớn, dùng chân quắp lấy con mang đi một nơi rất xa. Sau đó, phượng hoàng ra mọi thứ để con yên tâm ăn ở và học tập. Ban ngày biến đi, đêm đến bảo vệ

con. Sau đó, chàng quen với một người hàng xóm mới tên Ngọc Châu. Từ

chỗ quen, họ yêu thương và nên nghĩa vợ chồng. Phượng hoàng nghe tin mang mọi thứ đến tổ chức lễ cưới cho con và từđó không đến nữa.

Sau năm năm học tập, Văn Linh đi thi rồi đỗ tiến sĩ. Hôm vinh qui, chàng trở về quê. Thấy anh vinh hiển, em mừng rỡ vô cùng. Còn mụ dì ghẻ nghe tin đột ngột không kịp trốn, chui xuống gậm giường, sợđến vỡ mật chết, hóa thành con dế.

Tiêu dit mãng xà (Kinh)

Ngày xưa có một con mãng xà phá phách rất hung dữ, ăn thịt không biết bao nhiêu súc vật và người. Cuối cùng vua sai dựng một cái đền và cứ mỗi

năm dâng cho nó một người. Vua rao khắp cả nước, ai tiêu diệt được mãng xà phong làm quận công, gả công chúa cho.

Có một chàng trai trẻ tuổi học võ nghệ với nhà sư ở trên núi. Thành tài, anh quay trở về quê. Thầy trao cho thanh gươm quý. Khi đi ngang qua đền mãng xà, không biết đấy là đâu, anh ghé vào nghỉ chân và nghe tiếng khóc thút thít. Anh thấy có một cô gái bị trói vào cột ở góc điện. Vừa cởi trói cho cô gái, anh vừa hỏi mọi chuyện. Sau đó, anh dắt cô gái ra khỏi đền còn mình

ở lại tiêu diệt con ác thú. Cuối cùng anh tiêu diệt được nó nhưng mũi gươm bị gãy. Giết được mãng xà, anh chàng trẻ tuổi chạy khắp rừng tìm nước rồi mệt quá ngủ thiếp đi.

Trưa hôm sau, viên quản có phận sự gác đền đến thấy xác con mãng xà, vội vàng chặt đầu nó, chạy về cung lĩnh thưởng. Vua khen ngợi rồi giữ đúng

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 111 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)