Nhóm truyện chỉ có một hình thức thưởng hoặc một hình thức phạt

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 57 - 59)

1 R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình Trị Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr 50.

1.3.1.Nhóm truyện chỉ có một hình thức thưởng hoặc một hình thức phạt

Như đề cập trong các phần trên, vấn đề số lượng hình thức thưởng – phạt có liên quan đến chủ đề, nội dung tư tưởng của truyện cổ tích. Ngược lại dụng ý nghệ thuật cả dân gian chi phối đến số lần thưởng và phạt trong truyện cổ

tích. Thật khó xác định được tách bạch ranh giới rõ ràng của các hình thức thưởng – phạt. Do đó, chúng tôi tạm chia ra những truyện có một hình thức thưởng, nhóm truyện có một hình thức phạt và nhóm truyện có một hình thức thưởng – một hình thức phạt như ở trên. Thông qua quá trình phân loại, miêu tả, chúng tôi khái quát được những đặc điểm cơ bản của từng nhóm truyện như sau:

1.3.1. Nhóm truyện chỉ có một hình thức thưởng hoặc một hình thức phạt phạt

Trong những dân tộc tìm được nguồn truyện khảo sát, chỉ có các dân tộc như Ê- đê, Mường, Hà Nhì, Tà Ôi, Xê đăng, Khmer, Giáy, Nùng, Chăm Hơ – roi, Chăm… có một đến hai truyện; còn lại một số dân tộc: Vân Kiều, Tày, Dao, Lô Lô, Pu Péo, Ba Na, Cơ Tu, X’rê chúng tôi không tìm thấy truyện nào. Do đó, khi tìm hiểu ảnh hưởng của một hình thức thưởng hoặc phạt đối với việc thể hiện chủ đề của truyện, chúng tôi dựa trên số lượng của các dân tộc có số lượng truyện tương đối dồi dào. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có bốn dân tộc : Kinh, Gia Rai, Thái, Cao Lan thuộc nhóm có nhiều truyện có kết cấu một thưởng hoặc một phạt. Người Kinh có 9 truyện, Gia Rai có sáu truyện, Cao Lan có ba truyện, Thái có bốn truyện. Vấn đề truyện chỉ có một hình thức thưởng hoặc một hình thức phạt phản ánh điều gì?

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyện có một thưởng hoặc một phạt thường đề cặp đến số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân với cảm hứng ngợi ca hoặc phê phán. Người xưa muốn đề cao sự khỏe mạnh, trí thông minh và sự

khéo léo và những phẩm chất tốt đẹp ( thanh liêm, ngay thẳng, tốt bụng, thật thà, biết vượt qua khó khăn để tìm hạnh phúc…) của con người đặt trong tập thể, cộng đồng người.. Những truyện này chưa có nhân vật đối kháng mà vấn

đề trung tâm là cách cư xử và hành vi đạo đức của con người trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó giống như một sự đề cao, tôn vinh quan niệm sống đúng sống đẹp để tu dưỡng nhân cách, trau dồi tài năng.

Bên cạnh đó cũng thông qua cách ứng xử trước những vấn đề cuộc sống nhưng có nhân vật bị trừng phạt. Hình thức phạt rất sống động. Ở các truyện của người Kinh, sự trừng phạt có tính chất nặng nề hơn các dân tộc khác. Thông qua các truyện về sự tích, dân gian không những tước đoạt niềm vui, hạnh phúc đang có của con người mà còn bắt họ phải chết, hóa thân thành những sự vật, con vật bé nhỏ, xấu xí để răn đời, răn người. Do đó, có thể nói, so với các dân tộc anh em khác, bốn dân tộc trên thường chú trọng hơn đến vấn đề đời sống cá nhân bên cạnh những vấn đề chung của đời sống cộng

đồng. Ở đây lĩnh vực đời thường được chú trọng, quan tâm hơn các vấn đề đấu tranh chống chọi với thiên nhiên. Với mục đích rõ ràng như vậy, những nghệ nhân dân gian đã lựa chọn cốt truyện có một hình thức thưởng hoặc những truyện chỉ có một hình thức phạt. Mặc dù tình tiết và màu sắc ở các truyện trên có sự khác biệt song tất cả đều toát lên ý nghĩa ngợi ca những con người có phẩm chất tốt đẹp hay phê phán những kẻ có thói hư tật xấu.

Cốt truyện chỉ có một hình thức thưởng hoặc một hình thức phạt tương

đối đơn giản, chưa có tuyến nhân vật đối lập. Truyện chỉ xoay quanh một nhân vật với những nét tính cách đặc trưng hoặc tốt hoặc xấu. Ở những truyện này, nội dung cốt truyện chỉ xoay quanh những vấn đề thuộc phạm trù đạo

đức của con người. Thông qua đó, nhân vật chính của cốt kể bộc lộ tính chất và hành động của mình để từ đó dân gian có cơ sở mà đưa ra những phán xét

ở cuối cốt truyện. Cũng theo đó, dân gian sẽ ca ngợi hoặc trao phần thưởng xứng đáng cho những ai có phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, tốt bụng, thông minh…và sẽ trừng phạt nếu đó là người xấu xa, chuyên hại người khác. Tất cả đều có tính chất thuyết minh cho những quan niệm đạo đức xã hội dựa trên tinh thần nhân ái của dân gian.

Sự tham gia của các yếu tố thần kì vào trong nhóm truyện này không đóng vai trò quyết định. Yếu tố thần kì chỉ thể hiện rõ nét ở phần kết truyện chứ

không tham gia vào đầu câu chuyện như các truyện thuộc nhóm có một hình thức thưởng, một hình thức phạt. Yếu tố thần kì không chi phối và dẫn dắt toàn bộ nội dung câu chuyện mà chỉ đóng vai trò phù trợ mà thôi. Vai trò quyết định thưởng hay phạt chủ yếu là do phẩm chất đạo đức và cách ứng xử

của con người.

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 57 - 59)