Mô típ “ con vật thiêng có phép”

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 70 - 73)

MÔ TÍP TIÊU BIỂU

2.1.2. Mô típ “ con vật thiêng có phép”

Đây cũng là một mô típ thường thấy trong truyện cổ tích. Riêng đối với những truyện có chứa hình thức thưởng phạt, mô típ này đóng vai trò chuyển tiếp đặc biệt giúp cho nhân vật chính diện đạt được ước mơ lớn nhất của mình.

Con chim phượng hoàng thần kì (Cây Khế – Kinh) giúp cho người ta thay đổi cuộc đời của mình nhờ vào tấm lòng tốt và sự thật thà. Còn dân tộc Nùng (cũng trong kiểu truyện “Cây khế” ) lại đưa ra hình ảnh con chim phàng náo thần kì cũng giúp cho người em có cuộc sống sung sướng. Hay cũng cùng

đề cập đến số phận người mồ côi trong mối quan hệ xung đột giữa người mồ

côi và họ hàng (chú, bác, cô, dì …), dân tộc Ka Dong (trong truyện Anh em mồ côi) lại sử dụng mô típ con vượn thần kì và con chim tru thần kì. Nhờ hai con vật này, mồ côi A Lềnh mới chiến thắng được ông cậu gian tham và giành hạnh phúc. Còn dân tộc M’nông (trong Con dơi (Nơ Đơn, Con côi ) dùng mô típ con voi rừng thần kì để trợ giúp cho mồ côi trở nên giàu có, người chú tàn ác hổ thẹn, không dám gặp mặt đứa cháu mồ côi của mình. Ta có thể bắt gặp các mô típ con vật thiêng có phép khác ở các dân tộc anh em trên dải đất Việt. Đó là con cày hương biết hát (“Chữa bệnh cho Long Vương”- Kinh; “ Con cày hương biết hát” – Dao ); con chó, con mèo biết hát (“ Hai anh em”- Hà Nhì ); mô típ con chó, con mèo biết cày (Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ - Kinh ), con sư tử có phép (Ba sợi râu của sư tử – Dao), con cá bống thần trong bụng có vàng bạc, quần áo, nồi đồng lại biết nói tiếng người và kết nghĩa Cà lơi với con người (Cá bống thấn – Vân Kiều ); con cá vẩy đen (Ở ác gặp ác – Mèo), con ngựa mù có thể cứu được chủ khi bị sa xuống hố sâu rồi hú vang gọi chim chóc, muôn loài mang thức

Qua việc khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy được tính phong phú và

đa dạng trong việc sáng tạo các mô típ ở những dân tộc khác nhau. Thậm chí, một dân tộc có thể sử dụng nhiều mô típ về con vật thiêng có phép khác nhau và dân tộc khác có thể sử dụng lại mô típ này bên cạnh mô típ riêng của dân tộc mình. Ẩn sau trong mô típ “ Con vật thiêng có phép” là sợi dây liên kết vô hình giữa các tộc người trên dải đất việt. Các con vật thiêng có phép này tiếp sức cho nhân vật trong quá trình đấu tranh với địch thủ, giúp cho nhân vật giành lấy phần thưởng cuối cùng dễ dàng và thuận lợi hơn. Có khi, những con vật thiêng có phép giúp sức trực tiếp hoặc cho nhân vật những vật báu thần kì khác; có khi cho nhân vật của cải, vật chất để họ thay đổi cuộc đời nghèo khó của mình. Nhưng hầu như các con vật thiêng có phép này chỉ giúp đỡ cho nhân vật lần đầu còn những lần sau chỉ có hóa thân của nó. Ở những lần sau, các con vật này lại gián tiếp đưa ra lời chỉ dẫn thần kì. Nhân vật cứ làm theo chỉ dẫn ấy sẽ tìm thấy cuộc sống sung sướng. Hầu hết các truyện có chứa mô típ con vật thiêng có phép đều đi theo hướng phát triển nói trên. Riêng truyện “Ba sợi râu của sư tử” - dân tộc Dao có hiện tượng khác lạ. Ở truyện này, con sư tử có phép thiêng không những giúp cho hoàng tử út tìm con chim quý bằng vàng mà sau đó nó còn cho hoàng tử ba sợi râu phép của mình để vượt khó khăn. Đến cuối truyện, nó lại xuất hiện để giúp cho hoàng tử loại trừ hai người ác độc của mình, giành được ngôi báu. Hiện tượng này chúng tôi chưa tìm thấy ở truyện nào của các dân tộc khác. Không rõ đấy là do sự tưởng tưởng mang tính ngẫu nhiên cho phù hợp với sự phát triển lô gic câu chuyện hay là hiện tượng gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của tộc người này?

Mô típ “Con vật thiêng có phép” là sự khẳng định cho tư tưởng của dân gian “Ở hiền gặp lành”. Sự xuất hiện con vật thiêng cũng chính là một hình thức tặng thưởng- một phần thưởng xứng đáng cho người lương thiện, tốt bụng.

Song song với việc tìm hiểu mô típ con vật thiêng có phép, chúng tôi còn thấy được một hình thức xuất hiện khác của nhân vật chính – cũng ẩn mình trong những con vật thiêng có phép - một hình thức ban thưởng có ý nghĩa lớn lao. Sau đó, nhân vật xuất hiện với diện mạo mới.

Con vật thiêng nhiều khi xuất hiện một cách ngẫu nhiên giống như bùa hộ

mệnh của nhân vật đi theo giúp đỡ nhân vật theo sự chỉ bao của một lực lượng siêu nhiên nào khác. Con sư tử xuất hiện một cách ngẫu nhiên khi chàng hoàng tử thứ ba đi vào một hang trú mưa và từ đó sư tử lại xuất hiện khi hoàng tử gặp nạn, khó khăn (Ba sợi râu của sư tử - Dao). Đôi lúc con vật thiêng có phép này được nhân vật chính giúp đỡ, yêu quí và trả ơn lại cho anh ta. Đây là một dạng phổ biến trong những truyện chúng tôi tìm được. Anh chàng mồ côi rất nghèo không có nỗi một con chó, một con mèo làm bạn nhưng anh lại rất yêu súc vật. Một lần đi vào rừng thấy con cày hương bị mắc bẫy, anh động lòng thương gỡ bẫy thả nó ra, nhai thuốc đắp vết thương cho nó. Từ đó, con cày hương (và những hóa thân của nó) theo giúp đỡ anh mồ

côi có được viên ngọc quí và có cuộc sống êm ấm.

Con vật thiêng có phép thiêng là sự trợ giúp đầu tiên để sau đó nhân vật có những phần thưởng xứng đáng hơn. Con vật thiêng chỉ giúp cho kẻ lương thiện, người hiền lành và cũng sẵn sàng trừng phạt kẻ xấu xa, kẻ gây hại cho người khác, không có lòng nhân ái.

Qua phần trình bày trên, chúng tôi rút ra được những nhận xét như sau : Trước hết, mô típ con vật thiêng có phép thường sử dụng hình ảnh những con vật gắn liền với môi trường sinh thái, với đặc điểm lịch sử văn hóa của từng tộc người. Đó có thể là sản phẩm quen thộc của cư dân canh tác lúa nước vùng đầm lầy (Kinh, Khmer, Chăm…). Đó có thể là sản phẩm của miền rừng núi và phương thức canh tác nương rẫy ( Hà Nhì, Dao, Mèo… ).

Bên cạnh đó ta bắt gặp sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người, giữa các vùng miền qua những mô típ con vật thiêng có phép giống nhau (Kinh ,Vân Kiều, Mèo, Hà Nhì…). Hiện tượng này tạo ra tính phổ biến bên cạnh tính độc

đáo riêng của từng miền văn hóa, từng tộc người khác nhau.

Dù xuất hiện dưới hình thức nào đi nữa, các con vật này vẫn rất gần gũi với đời sống của người lao động nghèo khổ, thật thà và đó cũng chính là người bạn thân thiết. Con vật thường giúp sức cho nhân vật chính cũng là một biểu hiện có ý nghĩa vừa cụ thể vừa sâu sắc cho mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)