Mô típ “Cái chết và sự biến hình”

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 91 - 106)

MÔ TÍP TIÊU BIỂU

2.2.2. Mô típ “Cái chết và sự biến hình”

Đây là một mô típ cơ bản nằm trong những truyện có kết thúc có hậu. cùng với mô típ kết hôn và lên ngôi báu, mô típ trừng phạt bằng cái chết rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam. Nó cũng là hệ quả của những mô típ đầu. Xoay quanh mô típ này, chúng ta thấy rõ quan niệm của người xưa: cuộc đấu tranh sinh tồn rất quyết liệt, giữa hai tuyến

nhân vật có sự xung đột một mất một còn. Để tồn tại, nhân vật địch thủ phải bị tiêu diệt. Trong kết thúc truyện cái chết của nhân vật phản diện thực hiện một chức năng duy nhất của hành động cổ tích: trừng phạt cái ác. Đây là một kết truyện quá hiển nhiên đối với mọi người.

Mô típ này bắt nguồn từ những duyên cớ của đời sống bắt đầu có sự

phân chia giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo. Trong cuộc sống, để khẳng

định mình và chiếm cho bằng được những gì mình muốn, nhân vật địch thủ

luôn luôn tiêu diệt kẻ khác bằng mọi cách. Nhưng cuối cùng đó chính lại là

đòn trừng phạt dành cho chính mình như ông cha ta quan niệm “ Ác giả, ác báo”. Trước hết, cái chết là kết cục tương ứng với những hành vi tội ác mà nhân vật gây ra. Dân gian thường chọn lại đúng những địa điểm và những hành vi xấu gây hại đến người khác mà nhân vật đó đã làm để trừng trị chính những kẻ xấu ấy; để người sau thấy rõ hễ “ Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Hình thức cái chết để đền tội này thực hiện chức năng duy nhất của hành động cổ

tích: trừng phạt cái xấu. Lão bố vợ giàu có (Cối đá đổi vàng – Dao) muốn giết con rể cho rảnh mắt, lừa đem anh vào rừng trói vào lưng chừng cây, sau đó vào chặt cây hòng dìm con rể xuống hố sâu chết. Cuối cùng anh con rể thoát chết do lừa được một gả nhà giàu khác và đem tiền lừa được về nói dối với bố

vợ và rồi người bố vợ nhảy ùm xuống hố sâu ấy trên lưng mang theo cối đá chìm nghỉm, không còn ai gặp nữa. Cái chết là kết quả của việc “bắt chước không thành công”, là hệ quả của mô típ trên. Tên vua độc ác không muốn ai thông minh hơn mình nên bắt hai em bé thông minh uống thuốc độc chết (Hai ông trạng nhỏ - Kinh ). Hai em nhờ mưu trí của mình cuối cùng sống lại còn tên vua ấy lại bị chính chỗ thuốc độc còn lại của mình giết chết. Qua hai ví dụ

minh hoạ trên, chúng tôi nhận thấy hai cách thức trừng phạt bằng cái chết phổ

Mô típ bị trừng phạt bằng cái chết còn thể hiện rõ quan điểm của dân gian: “ Tham thì thâm”. Trong những truyện chúng tôi khảo sát được, những nhân vật chính vì thói lam lam, ích kỉ chiếm số lượng lớn. Người anh (Cây khế - Kinh ) vì quá tham lam không làm đúng theo lời dặn của chim phượng hoàng – chết chìm dưới biển sâu. Cũng người anh trong truyện Hố vàng hố bạc – Tày và những truyện cùng loại của các dân tộc khác cũng vì tham lam, muốn giàu có giống em của mình bị khỉ quẳng xuống vực sâu chết ngấm. Không chỉ những kẻ tham lam bị chết mà những kẻ ích kỉ, không giữ chữ tín, không biết yêu thương cha mẹ cũng bị chết. Người chị trước lời hứa của cha phải lấy trăn thì tỏ ra lo lắng, sợ hãi. Đến khi thấy em lấy chồng trăn thì khinh bỉ, ghê tởm chồng em, từ chối đây đẩy không nhận lời và rồi khi thấy em có cuộc sống hạnh phúc cũng bắt chước đi tìm chồng trăn giống em. Cuối cùng bị trăn nuốt vào bụng và chết ở trong đó (Ta lăn Ta lê – Vân Kiều ). Tên Xâu (trong Kho vàng của mặt trời – dân tộc Nùng ) thấy bạn mồ côi trở nên giàu có cũng giết cha mẹ mình để trở thành mồ côi và mới có cơ hội đi lấy vàng giống bạn. Cũng vì quá tham lam mải mê lấy vàng của thần mặt trời mà quên cả lời dặn nên hắn bị thần thiêu chết.

Mặc dù bị trừng phạt bằng cái chết nhưng hình thức biểu hiện của cái chết cũng khá phong phú (nội dung này đã trình bày ở phần trước ). Chúng tôi cũng lưu ý thêm về cái chết không toàn thây, chết trong cô đơn lạnh lẽo, không ai biết đến. Dân gian vẫn dùng hình thức này để trừng phạt kẻ xấu với mức độ nặng nề hơn nhiều. Bởi lẽ, người xưa một mặt quan niệm chết là trở

về với thế giới bên kia, nghĩa là bước vào cuộc sống của một thế giới khác. Cho nên, mỗi khi chôn cất người chết, họ luôn muốn người thân của mình

được mồ yên mã đẹp và đốt gởi theo cho người chết nhà cửa, quần áo, vàng mã…Mặc khác người xưa cũng lại cho rằng, những người chết, kết thúc cuộc sống của mình rồi, cho nên khi người thân hết, họ khóc than, tổ chức nghi lễ

long trọng đưa tiễn, họ hàng đông đủ để nhìn mặt lần cuối. Thậm chí, cây cối trong vườn, dồ dùng trong nhà cũng để tang, cũng buồn bã, héo úa. Do đó, chết không toàn thây là một điều đau đớn nhất của người chết. Tên vua tham lam, hiếu sắc, đã bắt vợ của Trâu Trua (Trâu Trua múa khèn – dân tộc Mèo ) bị bò húc lòi ruột, chó cắn áo và cắn tan xác), người anh tham lam (Người anh tham lam của dân tộc Mèo ), chọc thủng mắt em và muốn giàu có như

em, vào rừng bị hổ lợn lòi xé xác ra từng mảnh; người bạn độc ác đã giết vợ

hại bạn cuối cùng bị hổ xé xát, quạ rỉa thịt, xương thì bị từng đàn săng – mao tha đi khắp nơi. Chết không toàn thây cũng theo người xưa khó có thể tái sinh lại được ở thế giới khác. Hồn sẽ vất vưởng không nơi nương tựa, trở thành cô hồn.

Dân gian cũng cho rằng, những kẻ ác khi chết sẽ không có ai chôn cất phải chết trong cô đơn, lạnh lẽo. Khi sống con người rất cô đơn, sợ bị ghẻ

lạnh. Nếu ai chết trong cô đơn, không ai biết đến là một điều tệ hại vô cùng. Người bố (Tua Gia Tua Nhi – Tày) cùng với người vợ kế hại con ruột của mình. Cuối cuộc đời ông đi lang thang chết trong xó rừng không ai biết đến; người chị dâu độc ác đã nhiều lần hại em chồng nên cuối cùng rơi xuống vực sâu mà chết, em vớt lên đem chôn ở một góc rừng sâu, buồn bã, chẳng ai thèm đoái hoài đến nữa.

Cái chết của nhân vật phản diện thường đi kèm với sự hóa thân (theo V.Ia. Prốp đây là chức năng 30 trong truyện cổ tích thần kì, kí hiệu là chữ “ H” ). Đó là một hình phạt nặng nề, có sức ám ảnh dai dẳng dành cho tất cả

mọi người. Trước hết, dân gian đã chọn những sự vật, con vật bé nhỏ, bẩn thiểu đáng ghét để làm kiếp hóa thân cho nhân vật phản diện. Đó là hoa mơ - miêng hôi thối (một hóa thân độc đáo dành cho Pơ – ró trong Pơ- ria Pơ- ró

của dân tộc Chăm Hơ- roi ), đó là con bọ hung suốt đời chiu rúc trong chốn bẩn thỉu (hình phạt giành cho mẹ con Lý Thông trong truyện Thạch Sanh của

dân tộc Kinh; thành con muỗi suốt đời bay theo người khác hút máu (Sự tích con muỗi- Kinh ); thành con diều hâu hóa thân của người mẹ độc ác trong ria Pơ ró;, làm con khỉ suốt ngày nhảy nhót trong rừng sâu, tách biệt hẳn với cuộc sống loài người (Sự tích con khỉ- Kinh ), là con dế chui rúc trong hang không dám ra vì ngượng mặt với đứa con chồng (Mụ dì ghẻ độc nghiệt và hai đứa con chồng -Kinh ); thành hoa cỏ may khiến người khác phải tránh xa

để khỏi bị bám vào quần áo (Sự tích hoa cỏ may – Khmer ).

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có những cái chết bắt nguồn từ trong những nghi lễ truyền thống xa xưa của xã hội Trung cổ về cái chết tạm thời để

rồi tái sinh: chết bằng cách gội nước sôi, chết thiêu (tiêu biêu là truyện Tấm

Cám- Kinh, Kho vàng của mặt trời- H’mông (Mèo), chết như một vật tế sinh: bị trăn, thuồng luồng, cá sấu nuốt vào bụng, bị người khác ăn thịt. Và chết bằng cách giống như những gì trước mình đã âm mưu hại kẻ đối thủ (hợp với tư duy lô gíc của câu chuyện và đánh dấu khả năng sáng tạo của người kể.

Hơn nữa, cổ tích thể hiện một giấc mơ của người xưa về sự công bằng xã hội . Trong những mô típ vừa trình bày trên, có những mô típ hết sức phổ

biến trong truyện cổ dân gian (mô típ phương tiện thần kì). Đồng thời cũng có những mô típ mang tính đặc thù cho kiểu truyện kết thúc có hậu ( mô típ “hóa thân nhiều lần”, mô típ “kết hôn và lên ngôi”, và mô típ “ sự bắt chước không thành công”…). Chính một mô típ quan trọng ấy đóng một vai trò hết sức quan trọng việc phân biệt những đặc trưng mang tính mang tính chất loại hình của hình thức thưởng – phạt, phân biệt với các hình thức kết cấu khác trong cổ tích. Hình thức thưởng – phạt trong truyện cổ tích Việt Nam so với các hình thức kết cấu của các dân tộc khác có những đặc điểm thống nhất nhưng khồng đồng nhất với nhau, góp phần tạo nên nhiều kết cấu đa dạng cho cốt truyện cổ tích Việt Nam.

Dạng thứ nhất:

Hành hạ, đối xử thậm tệ

Nhân vật mồ côi Địch thủ.

có cảnh ngộđáng thương Bị hành hạ, bị đối xử thậm tệ

Người trợ giúp thần kì xuất hiện ban cho

báu vật hay phương tiện thần kì

Cuộc sống sung sướng, Gặp gỡ Chết và hóa thân

hạnh phúc. Bắt chước .

Sự bắt chước không thành công Liên tiếp gặp rủi ro

Dạng thứ hai:

Nhân vật chính diện có Kẻ ác, kẻ xấu có

cuộc sống sung sướng, Gặp gỡ cuộc sống nghèo khổ,

hạnh phúc. Gây hại. túng bấn.

chết và hóa thân nhiều lần liên tiếp gặp rủi ro, thất bại.

trở thành người đẹp đẽ hơn. Bị vạch mặt

Cái ác bị tiêu diệt (chết, hóa thân)

Lực lượng thần kỳ

Người tốt có cuộc sống hạnh phúc,

Có thể nói, những mô típ mà chúng tôi trình bày chưa bao quát chưa

đầy đủ và toàn bộ những mô típ liên quan đến việc xây dựng hình thức thưởng phạt trong cổ tích Việt Nam. Tuy nhiên có thể xem đây là mô típ cơ

bản có vai trò bao quát trong việc thực hiện ý đồ nghệ thuật của dân gian. Đến lượt mình, những đặc trưng riêng của kiểu truyện kết thúc có hậu qui định vấn

đề thu hút các mô típ tham gia xây dựng cốt truyện. Trên cơ sở trình bày những mô típ liên quan đến hình thức thưởng phạt, chúng tôi đi vào đối sánh một số mô típ vừa trình bày trên giữa các dân tộc với nhau với mục đích tìm ra những cái độc đáo riêng bên cạnh những nguyên tắc chung của các hình thức thưởng-phạt. Cụ thể như sau:

Điểm tương đồng đầu tiên của truyện có kết thúc có hậu và có chứa đựng hình thức thưởng phạt là đều chứa đựng mô típ cơ bản, có tính bao trùm: nhân vật chính diện bị các thế lực đen tối bị áp bức nặng nề về vật chất lẫn tinh thần, bị khinh rẻ, thậm chí bị hất ra khỏi cộng đòng song nhờ ý chí nghị lực, lòng tin, và trí thông minh, nhưng chủ yếu là dựa và sự hổ trợ đắc lực của lực lượng siêu nhiên đã giành giữ được hạnh phúc, khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, hầu hết các truyện đều sử dụng mô típ thử thách tài năng, sức khỏe, ý chí, nghị lực, trí thông minh và lòng nhân ái, tính kiên trì của nhân vật chính diện. Tham gia đắc lực vào trong kết cấu cốt truyện, là yếu tố dẫn dắt cốt truyện phát triển đến mức cần thiết, chính là mô típ phương tiện thần kì. Trên cơ sở ấy chúng tôi cũng nhận ra những điểm khác biệt sau:

Trong kiểu truyện phản ánh xung đột giữa mẹ ghẻ - con chồng, truyện Tấm Cám của dân tộc Kinh không sử dụng mô típ người mẹ thần kỳ dẫn dắt con gái tới hạnh phúc “Ý Ưởi Ý Noọng” của dân tộc Thái, “Y Pịa Y Chịa” của dân tộc Tày, “ Y zật Y Noók” của người Ka Dong và “ Ú và Cao” của người H’Rê. Thật vậy, người mẹ đã mất trong “Tấm Cám” không có ảnh

hưởng gì đến số phận và hạnh phúc của đứa con gái còn các dân tộc trên thì xây dựng người mẹ như một nhân vật quan trọng. Những lần hóa thân của người mẹ (từ một đến nhiều lần) đã khắc họa sâu đậm và có giá trị thẩm mĩ to lớn. Không có những lần hóa thân của người mẹ thì con gái của mình khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Điều này có thể lý giải ở những dân tộc trên vai trò của người phụ nữ - người mẹ là vô cùng quan trọng (dấu vết còn lại của xã hội thị tộc) và trong tâm thức của người dân còn lưu luyến với chế độ mẫu hệ

- với vai trò chính thống của người phụ nữ trong gia đình. Thay thế vào mô típ người mẹ thần kỳ của các dân tộc trên, người Kinh sử dụng mô típ Bụt làm yếu tố thần kỳ. Chính Bụt chứ không phải ai khác đã đưa nhân vật bất hạnh giành lấy hạnh phúc. Với lối tư duy thuần phác của mình, người Kinh đã xem ông Bụt là đấng cứu thế toàn năng, có thể biết mọi chuyện xảy ra với những con người bất hạnh và hiện ra giúp đỡ họđúng họ cần.

Còn trong mô típ phương tiện thần kì, người Kinh sử dụng mô típ vốn phổ biến trong nhiều truyện dân gian Châu Âu, Châu Á làm mô típ “ đôi giày hạnh phúc”, tiền thân của mô típ này có lẽ là đôi giày quyền lực. Xưa kia, vua chúa và những người có quyền thế ngồi trên ngai vàng, ngồi trên sập lớn cho nên khi thần dân quỳ lại thì không bao giờ thấy mặt mà chỉ thấy đôi giày. Theo thời gian mô típ đôi giày quyền lực đã dần dần chuyển sang mô típ đôi giày hạnh phúc. Ở truyện Tấm Cám của dân tộc Kinh, Ý Ưởi, Ý Noọng của dân tộc Thái có mô típ này. Nhờ có mô típ đôi giày thần kỳ mà Bụt đã ban cho duy nhất chỉ có một người mà nhân vật đã tìm thấy hạnh phúc – trở thành vợ vua. Cũng từ rất lâu rồi, đôi giày có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của dân tộc Kinh, Thái không chỉ như một phương tiện đi lại mà còn như một mô thức văn hóa, như một biểu tượng cho cái đẹp được chọn lọc, sàng lọc. Và như thế nó trở thành biểu tượng của văn hóa dân gian – biểu tượng cho cái đẹp.

Trong những truyện phản ánh mối quan hệ và xung đột quyền lợi trong gia đình và ngoài xã hội, dân tộc Kinh sử dụng con chim phượng hoàng thần kì, dân tộc Nùng sử dụng con chim phàng náo thần kì còn dân tộc H’mông (trong truyện Hai anh em mồ côi) lại sử dụng mô típ hang đá thần kì để giúp người em giàu có còn người anh bị trừng phạt thích đáng. Có thể nói mô típ hang đá là một sáng tạo độc đáo của người Mèo, gắn liền với phương phức sinh sống của họ là dùng cối đá xay ngô thành bột làm thức ăn hằng ngày mà người Mèo gọi là miền miến. Chúng tôi nhận thấy các sinh hoạt của người Mèo gắn liền với đá và hang đá. Hang đá còn là nơi trú ngụ, che chở cho người Mèo.

Cùng một kiểu truyện nhưng ở các dân tộc khác nhau có những mô típ khác nhau. Trong mô típ thử tài để kết hôn – lên ngôi, người Kinh (Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt…) và người H’Mông (trong truyện Vua Ếch) hay sử dụng những mô típ thử thách về trí tuệ (khả năng làm việc và khả năng ứng biến của con người). Trong khi đó, người Thái (qua truyện Chàng Chồn, Chàng Rùa) hay đưa ra mô típ thử tài săn bắn để kén rể. Còn dân tộc Ê-đê, dân tộc

Một phần của tài liệu Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)