1 R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình Trị Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr 50.
1.3.2. Nhóm truyện có một hình thức thưởng một hình thức phạt
Số lượng truyện có cùng lúc một hình thức thưởng và phạt chiếm phần lớn truyện chúng tôi khảo sát được và có lẽ cũng chiếm số lượng lớn trong kho tàng truyện cổ các dân tộc trên dải đất Việt. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra
ước đoán rằng, có thể, những truyện có cùng lúc một hình thức thưởng phạt phản ánh đúng bản chất đặc trưng nhất của truyện cổ tích là phản ánh số phận những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động (thông qua khát vọng thay đổi cuộc
đời, số phận và ước mơ về sự công bằng xã hội) thông qua cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định. Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân qua những xung đột đặc trưng trong một thời kỳ
và đấu tranh giai cấp. Truyện cổ tích có một hình thức thưởng- phạt đã phản ánh chân thực cách nhìn nhận thực tiễn của người xưa.
Hơn nữa, mỗi câu chuyện kể (hay nói đúng hơn là cốt truyện) kể về cuộc
đời và sự phát triển tính cách của nhân vật. Truyện kết thúc ở phần mở nút, xung đột bị triệt tiêu, cái thiện ban thưởng, cái ác trừng trị. Nhưng cũng không thể dựa vào đó mà cho rằng truyện thể hiện cho một trình độ thấp của quá trình sáng tao nghệ thuật mà nó đáp ứng yêu cầu của trình độ tư duy của một giai đoạn lịch sử, thỏa mãn nhu cầu dễ nhớ, dễ thuộc, dễ kể, dễ lưu truyền. Đó cũng là một tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của một tác phẩm folklore trong không gian và thời gian.
Ở cốt truyện có hình thức thưởng phạt, dân gian thường sử dụng những công thức có sẵn trong kho tàng văn liệu văn học dân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc và các mô típ nghệ thuật được lặp đi lặp lại ở những dân tộc khác nhau trên dải đất Việt. Đó là một trong những lý do cắt nghĩa cho sự tương đồng của các truyện cổ tích của các dân tộc anh em.
Có thể thấy, trong những truyện cổ tích mà chúng tôi khảo sát, các dân tộc đều có truyện chứa một hình thức thưởng phạt. Nhiều nhất là các dân tộc Kinh, Mèo, Khơme….Các truyện này đề cập đến tất cả những xung đột khác nhau từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Trong đó dường như nó có hé mở
một bộ mặt xã hội phong kiến hết sức bề bộn, rối ren. Vấn đề số phận, đạo
đức của con người cá nhân được đưa ra trong bối cảnh không gian lớn hơn với nhiều mối quan hệ từ lối sống cho đến vốn văn hóa riêng của từng dân tộc.
Cụ thể, từ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, truyện cổ tích đã
đề cập rõ đến xung đột dì ghẻ-con chồng, bố vợ -chàng rể, anh cả- em út, chị
cả- em út. Trong truyện chỉ có một hình thức thưởng – phạt, những xung đột này xuất phát từ những vấn đề về quyền lợi vật chất cụ thể là vấn đề thừa kế
tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Bao giờ cũng vậy, người con riêng, người mồ côi, người em út, người con rể nghèo khổ luôn luôn bị khinh rẻ, bị chà đạp và bị đối xử thậm tệ. Thậm chí, họ bị người khác tìm cách giết
đi nhưng kết quả ngược lại, nhờ sự trợ giúp của lực lượng thần kì, những đối tượng này được hưởng hạnh phúc còn kẻ ác bị trừng trị.
Trong mối quan hệ này, chúng tôi nhận thấy giữa các dân tộc không có
điểm khác biệt gì lớn. Có chăng, chúng tôi nhận thấy những người dân ở miền núi, ở vùng cao như dân tộc H’mông, Lô Lô, Thái, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan… thường hay đề cập đến xung đột giữa bố vợ và chàng rể bên cạnh xung
đột khác còn lại. Điều này phản ánh một cách nghệ thuật phong tục đi ở rể
của các dân tộc này. Đúng như nhận xét của E.M.Mêlêtinxki: “Địa vị hèn kém của chàng trai, cô gái trong nhà bố vợ (hoặc bố chồng) về mặt nhân chủng học nó được giải thích bằng địa vị chú rể là một kẻ làm thuê trong chế độ
“hôn nhân gửi rể để trả công” và bằng địa vị của nàng dâu trong chếđộ kinh tế phụ hệ của bố chồng…” [18, tr.107-115].
Rõ ràng, mô típ nhân vật kết hôn và có cuộc sống sung sướng sau màn thử
thách xuất phát từ trong đời sống xa xưa của các dân tộc, có sức dồn nén của các quan niệm, phong tục, tập quán, những luật tục hôn nhân mẫu hệ. Với việc mô tả quan hệ chàng rể - bố vợ, cách cư xử hà khắc của những ông bố vợ
cũng đã làm phương tiện để thể hiện chủ đề đấu tranh xã hội, một mặt phản ánh thực trạng xã hội có sự phân hóa rất rõ rệt: người nghèo muốn lấy được vợ phải làm lụng rất vất vả và xã hội chỉ trọng những người giàu có.
Còn khi phản ánh mối xung đột ngoài xã hội, những truyện có một hình thức thưởng- phạt cũng đề cập đến xung đột của người mồ côi với trưởng làng, chủ đất, với vua quan, chậu Mường, A- nha. Nói chung, phần thưởng và sự chiến thắng cuối cùng cũng dành cho nhân vật mồ côi, kẻ bất hạnh còn các thế lực thù địch trên nhận thất bại thảm hại. Các truyện cổ tích của các dân tộc
khi phản ánh mối quan hệ, xung đột này về cơ bản có những nét tương đồng nhau. Cuối cùng kẻ bất hạnh hưởng cuộc đời hạnh phúc, giàu sang đôi khi có quyền cao, chức trọng còn người xấu thì bị trừng phạt.
Thưởng và phạt trong truyện có một hình thức thưởng và một hình thức phạt thường cân xứng nhau. Bù đắp và thưởng cho nhân vật chính diện cái gì thì cũng tước đi của nhân vật phản diện chính cái đó, từ của cải vật chất cho
đến niềm vui tinh thần. Cô gái hiền lành, chăm làm, vui vẻ lại có giọng hát hay được lũ quỷ lấy đi một cục bướu và trở nên xinh đẹp hơn. Còn cô gái cáu kỉnh, lười biếng, con nhà giàu có hay coi thường người khác không những không được quỷ lấy đi một cục bướu mà lại có thêm một cục bướu nữa, trở
nên xấu xí hơn trước, không dám nhìn ai (Hai cô gái và cục bướu- Kinh). Hai người anh trai và hai chị dâu khinh vợ của hoàng tử út là nhỏ bé, còn đặt điều xem nàng là phù thủy nhưng cuối cùng hoàng tử út lại làm hài lòng vua cha,
được cha truyền ngôi cho, Ka Điêng được làm hoàng hậu. Hai người kia phải xấu hổ, quay trở về không (Nàng ngón út – Chàm). Có khi, nhân vật địch thủ
buộc nhân vật chính phải tìm ra một vật gì đó với điều kiện vô cùng khó khăn hoặc giả vật đó không có thực trên cõi đời này. Nhưng cuối cùng nhờ sự giúp sức của lực lượng thần kỳ, nhân vật chính đã tìm ra được và chính những cái tìm được đó lại là công cụ để trừng trị nhân vật thù địch. Lão phú hộ bắt anh Khoai tìm ra cây tre trăm đốt nhưng chính cái vật không có thật ấy lại trừng trị hai vợ chồng nhà phú hộ, làm hắn một phen hú vía, buộc hắn phải giữ lời hứa gả con gái cho anh (Cây tre trăm đốt- Kinh). Và thông qua những truyện chúng tôi khảo sát được, cách thức thưởng- phạt khá phổ biến là nếu nhân vật
địch thủ hại người khác bằng hành động và thủ đoạn gì thì cuối cùng mình lại bị trừng phạt bởi chính hình thức ấy, thậm chí là bằng cái chết. Về vấn đề này chúng tôi nhận thấy người Kinh (Việt) mềm dẻo, linh động và cứng rắn trong cách ứng xử hơn các dân tộc khác. Thường những truyện của người Kinh, kết
thúc bằng hình phạt của cái chết và sự hóa thân thành những con vật xấu xí, nhơ bẩn. Có thể nói, người Việt chú trọng đến vấn đề số phận cá nhân, thông qua việc giải quyết mối quan hệ xã hội, đạo đức, giai cấp. Nó phản ánh một trình độ xã hội đã phát triển cao để rồi chuẩn bị sản sinh ra xã hội mới. Trong xã hội ấy, con người có ý thức đề cao bản thân mình trước cộng đồng. Chính vì thế, hình thức thưởng – phạt cũng nhằm hướng đến số phận con người cá nhân dựa trên xu hướng ngợi ca hoặc phê phán rất rõ.
Trong những truyện này, chúng tôi thấy có chứa đựng nhiều mô típ cơ bản tạo nên cốt truyện phát triển theo nhiều chặng đan lồng vào nhau. Trong truyện có một hình thức thưởng một hình thức phạt, chúng tôi nhận thấy có sự
tham gia của nhiều mô típ sau : mô típ hóa thân nhiều lần, mô típ phương tiện thần kì hay báu vật thần kì, mô típ người trần kết hôn với người tiên, công chúa; mô típ lên ngôi vua, mô típ chết và hóa thân; mô típ biến hình. Tùy vào tính chất của cuộc đấu tranh chính - tà sẽ dẫn tới sự thu hút, kết hợp những tình tiết, những mô típ thưởng phạt khác nhau để trên cơ sở đó, cốt truyện sẽ đi theo chiều hướng phát triển rất linh động. Vấn đề có cùng lúc một hình thức thưởng một hình thức phạt nói lên điều gì ?
Ở cốt truyện có một hình thức thưởng- một hình thức phạt, dụng ý của người xưa thông qua cuộc đấu tranh của hai tuyến nhân vật đối lập để thể hiện một cách cảm, cách nghĩ về những vấn đề đạo đức của xã hội; về những xung
đột về quyền lợi trong gia đình và ngoài xã hội. Những truyện có một nhân vật địch thủ và xoay quanh cuộc đấu tranh về phạm trù đạo đức thì các mô típ tham gia ít hơn và chủ yếu là để khẳng định tư tưởng “ Tham thì thâm” hoặc “ Ác giả, ác báo”. Hình phạt dành cho kiểu xung đột này nói chung là nhẹ
nhàng hơn, chỉ nhằm thức tỉnh lương tri, cảnh báo tai họa cho con người là chủ yếu, rất ít truyện phải dùng hình phạt nặng nề bằng cái chết. Còn những truyện có hai nhân vật là địch thủ trở lên và có kết hợp xung đột thuộc phạm
trù đạo đức và những xung đột về quyền lợi của con người từ trong gia đình ra ngoài xã hội thì cốt truyện phức tạp hơn và có nhiều tình tiết hơn. Chẳng hạn, trong truyện “ Túi da cáo và lưỡi câu gai” của dân tộc Mèo, người bạn tham lam mượn túi da cáo nhưng nó không hát nên hắn bị bọn lái buôn mắng cho một trận, không cho vải đẹp (trách phạt lần 1), mượn cây gai nhưng cây cây gai không phun nước tưới cho nương lúa không tốt (lần 2), cần câu toàn rắn rết (lần 3). Còn anh con trai Mèo có túi da cáo biết hát được thưởng cho mấy tấm vải đẹp ( trợ giúp lần 1); có cây gai phun nước tước cho nương lúa tốt (lần 2); cần câu câu được nhiều cá to và cuối cùng được vua Thủy Tề
thưởng cho chén ngọc, cưới được con gái vua Thủy Tề sống hạnh phúc. Rõ ràng, trong những truyện như thế nào thưởng bao giờ cũng nhiều lần và mức
độđậm nét hơn phạt .
Ở những truyện này ta thấy, các mô típ báu vật thần kì (báu vật thần kì gắn với mô típ may mắn hay vận rủi liên tục ); mô típ người trần thế kết hôn với người cõi trên, với người chốn thủy cung. Đôi khi có cả mô típ lên ngôi báu và biến hình. Nhưng mô típ biến hình rất ít.
Còn ở truyện “Hai anh em” (Hà Nhì), cốt truyện chia thành hai chặng phát triển với hai nhân vật địch thủ khác nhau. Chặng một là xung đột quyền lợi trong gia đình giữa người anh và người em là Á Phò và Á Lá sau khi cha mẹ qua đời. Ở chặng này ta bắt gặp các mô típ như trên. Nhưng đến chặng thứ hai, nhân vật địch thủ mới xuất hiện : Khoàng Tí (xung đột xã hội ) – Khoàng Tí cướp vợ đẹp của Á Lá, xuất hiện trên mô típ trừng phạt bằng cái chết của Khoàng Tí và Á Lá lên ngôi thay Khoàng Tí.
Rõ ràng chúng ta nhân thấy sự tham gia của nhiều mô típ hay ít mô típ không những phụ thuộc vào số lượng nhân vật mà còn bị chi phối rất lớn của quan hệ và xung đột của các nhân vật. Truyện có càng nhiều nhân vật thì tình tiết của nhân vật càng dài, câu chuyện càng trở nên hấp dẫn và li ki hơn.
Trong cuộc đấu tranh với kẻ xấu và cái ác, phần thưởng mà nhân vật được nhận tương đương với phẩm chất đạo đức và gian lao, thử thách mà nhân vật vượt qua. Tương ứng với phần thưởng dành cho nhân vật là hình phạt dành cho địch thủ. Do đó, cốt truyện cứ phát triển dần hết chặng này đến chặng kia với mức độ phức tạp tăng dần và cuối cùng kết thúc ở chỗ cái ác bị triệt tiêu hoàn toàn. Mỗi câu chuyện, mỗi chặng đường nhân vật đi qua đều là những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc.
Như vậy, tùy vào từng đặc điểm riêng của từng kiểu nhân vật chính diện ( nhân vật bất hạnh, người mồ côi, người con riêng, con út, người có hình dáng bề ngoài xấu xí… ), tùy thuộc và xung đột phản ánh sẽ dẫn đến thu hút các tình tiết, các mô típ chức năng khác nhau để trên cơ sở đó, cốt truyện sẽ
phát triển theo từng hướng riêng linh động. Rõ ràng, do những đặc trưng riêng hình thức thưởng- phạt trong truyện cổ tích cho phép thu hút các mô típ đặc trưng và cốt truyện của nó và những mô típ mang tính chất kì ảo và cả những mô típ mang tính chất hiển nhiên, theo lô gíc phát triển của sự vật. Tuy nhiên, những mô típ li kì là mô típ cơ bản của kết thúc có hậu. Xu hướng phát triển của cốt truyện thưởng- phạt luôn theo sát hành trình của nhân vật từ khi nhân vật đối thủ xuất hiện cho đến khi kết thúc cuộc đấu tranh ấy. Sự góp mặt của nhiều hình thức thưởng – phạt góp phần tạo nên một bức tranh da dạng và đầy
đủ về cuộc sống quá khứ của dân tộc cũng như mơ ước cháy bỏng ngàn đời của con người: ước mơ về sự thay đổi cuộc đời, ước mơ về sự công bằng xã hội. Trước hết, truyện có cùng lúc một hình thức thưởng- một hình thức phạt chụi sự chi phối, dẫn dắt của yếu tố thần kỳ. Đấy chính là động lực giúp cho câu chuyện phát triển qua nhiều chặng tranh đấu khác nhau, giúp cho nhân vật chiến đấu cho đến cuối cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc của mình. Vai trò của yếu tố thần kì ở đây là cực kì quan trọng.
Lấy truyện của người Kinh làm ví dụ. Thông qua các truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ”, “Chữa bệnh cho Long Vương”..., ta thấy số phận cá nhân của con người không chỉđề cập trong mối quan hệ gia đình (dì ghẻ - con chồng, anh cả- em út, bố vợ - chàng rể) mà nó còn đề cập đến xung đột ngoài xã hội mang tính giai cấp. Ở đó, nhân vật trung tâm nhờ những phẩm chất tốt đẹp, cách ứng xử khéo léo mà chiến thắng kẻ ác, kẻ xấu, bảo vệ hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Cụ thể qua truyện “Tấm Cám”, người xưa muốn đề cập số phận của người con riêng- con côi trong mối quan hệ với mẹ con mụ dì ghẻ (quan hệ gia đình) và những xung đột về quyền lợi xã hội từ khi Tấm làm vợ vua. Rõ ràng nhân vật có cảnh ngộ vô cùng đáng thương nhưng thật thà, hiền lành, tốt bụng cuối cùng được hưởng hạnh phúc qua bao phen hoạn nạn. Còn kẻ ác có lắm mưu nhiều mẹo, cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng. Qua đây, chúng tôi muốn nói thêm về hình thức thưởng- phạt trong truyện “Tấm Cám” so với các kiểu truyện này ở các dân tộc khác. Về các hình thức ban thưởng nói chung ở các dân tộc tương tự nhau nhưng về sự trừng phạt cuối cùng thì “Tấm Cám” của