0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Cân đối ngân sách Bội chi NSNN.

Một phần của tài liệu NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 39 -41 )

II- Những tồn tại.

3. Cân đối ngân sách Bội chi NSNN.

Bội chi NSNN nhìn chung là đạt mức an toàn song vẫn còn nhiều năm bội chi NSNN đã vợt quá 5% tức là vợt quá giới hạn an toàn cho nền kinh tế đất nớc nh năm 1993 bội chi lên tới 6,5% GDP.

Bội chi NSNN đợc bù đắp bằng các nguồn vốn vay nợ kể cả trong nớc và ngoài nớc, nhng các khoản vay đặc biệt là vay nớc ngoài không đợc quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng kém. Các khoản vay dân thì chủ yếu là vay ngắn hạn dới một năm với lãi suất cao, do đó cứ hơn 3 năm các khoản nợ này lại tăng lên gấp đôi. Hiện nay nó đang là một gánh nặng nợ phải trả đối với NSNN. Với các khoản vay nớc ngoài thì khó khăn lớn nhất là mức thu hồi vốn thấp và chậm. Các khoản vay dân và vay nớc ngaòi vẫn còn nhỏ không đáp ứng đợc nhu cầu cho chi đầu t phát triển, do đó phải cắt giảm một phần đầu t xây dựngcơ bản tập trung của Nhà nớc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ là nguy có đe doạ trực tiếp đối với khả năng tăng trởng kinh tế.

Việc vay vốn trong nớc và ngoài nớc tồn tại ở hai hình thức chủ yếu là vốn vay ODA và huy động vay bằng phát hành các loại trái phiếu Chính phủ.

Trong giai đoạn 1991 - 1992, tổng số trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nớc đã phát hành thông qua hệ thống kho bạc Nhà nớc TW và địa phơng đã bù đắp bình quân trên 70% tổng số bội chi NSNN, góp phần tích cực vào việc chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN. Ngoài ra hàng nghìn tỷ đồng đợc huy động cho các công trình trọng điểm trên khắp cả nớc, chủ động giải quyết một phần đáng kể nhu cầu vốn đầu t của nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đã đợc khẳng định việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm vừa qua đã bộc lộ rất nhiều hạn chế nh:

- Khối lợng trái phiếu Chính phủ đợc phát hành hàng năm vẫn còn nhỏ bé mới chỉ xấp xỉ 2% GDP, cha khai thác thoả đáng nguồn vốn nhàn rỗi còn khá tiềm tàng trong nền kinh tế. Thời hạn trái phiếu còn ngắn, loại kỳ hạn 2 năm trở xuống chiếm trên 90% số vốn phát hành. Loại kỳ hạn từ 3 - 5 năm dờng nh mới còn mang tính thử nghiệm. Do đồng tiềncủa ta cha ổn định, lạm phát còn tiềm ẩn, việc tính toán xác định lãi suất trái phiếu còn là một bài toán phức tạp và khó có thể xác định đợc một mức lãi suất hợp lý cho trái phiếu Chính phủ để có thể kích thích các nhà đầu t, dân c và đảm bảo khả năng hoàn trả của Nhà nớc.

- Cơ chế phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình xây dựng cơ bản nằm trong kế hoạch đầu t xây dựng cơ bản của Nhà nớc còn nhiều vấn đề bất cập. Điều đó, một mặt do cơ chế chính sách còn quá chẽ cha phù hợp với thực tế, việc tổ chức triển khaicơ sở bị lúng túng, chậm trễ. Mặt khác thời hạn đấu thầu trái phiếu hiện nay là quá ngắn nên không phù hợp với thời gian thi công thực tế và khả năng hoàn trả vốn của công trình đầu t. Cơ chế quản lý phát hành thanh toán các loại trái phiếu nhìn chung còn lạc hậu, cơ chế lu thông chuyển nhợng một số loại trái phiếu còn gò bó, cứng nhắc, cha đáp ứng đợc nhu cầu giao lu vốn thông thoáng hơn trên thị trờng thứ cấp, điều này cũng làm hạn chế khả năng kích thích các nhà đầu t làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ.

Trong các năm vừa qua việc phát hành trái phiếu mới chỉ dừng lại ở việc phát hành ở trong nớc, vấn đề phát hành trái phiếu ra nớc ngoài cha đợc quan tâm. Trong khi nguồn vốn trong nớc còn nhỏ bé thì việc phát hành trái phiếu ra thị tr- ờng quốc tế là đáng đợc quan tâm, bỏ ngỏ nó là một bất hợp lý cần đợc điều chỉnh. Nh vậy cân đối NSNN vẫn còn tồn tại nhiều nhợc điểm, những nhợc điểm này cần phải đợc đổi mới, khắc phục hoàn thiện.

4. Cơ chế quản lý NSNN.

Luật NSNN đã tạo ra nét mới trong cơ chế quản lý NSNN. Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống đa dạng và phong phú hơn nhiều so với các qui định của pháp luật, Luật NSNN cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế cho thấy rằng quá trình áp dụng Luật NSNN vào thực tiễn dần dần đã nảy sinh những bất cập tồn tại.

Một phần của tài liệu NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 39 -41 )

×