Theo Báo cáo đánh giá dự án tín dụng cho ng−ời nghèo NHCSXH 004.

Một phần của tài liệu Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (Trang 74 - 77)

• Giải pháp định canh, định c−, xây dựng kinh tế mới và ổn định di c− tự do: Trong những năm qua trên địa bàn của 40 tỉnh có đối t−ợng thuộc diện vận động định canh định c−; đã triển khai 200 dự án, định canh định c− cho 90 nghìn hộ với tổng số vốn đầu t− là 480 tỷ đồng. Ngoài nguồn Ngân sách Trung −ơng, nhiều tỉnh đã sử dụng Ngân sách địa ph−ơng để hỗ trợ đồng bào nhằm phát triển sản xuất. Các dự án đã tổ chức trồng rừng và cây công nghiệp, làm đ−ờng giao thông, xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống cấp n−ớc, tr−ờng học, trạm xá, trạm điện. Kết quả này đã giúp cho trên 50 nghìn hộ dân tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ xã hội và phát triển sản xuất tại chỗ.

• Giải pháp khuyến nông-lâm-ng− cho ng−ời nghèo: Trong những năm qua, các địa ph−ơng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho cây trồng vật nuôi, tổ chức trên 50 nghìn lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và trên 6 nghìn mô hình trình diễn giống cây, con có năng suất cao cho trên 2 triệu l−ợt ng−ời nghèọ Ngoài ra, ch−ơng trình khuyến nông đã tổ chức đ−ợc 65 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 2 nghìn cán bộ và nông dân ở các xã nghèọ Để phục vụ kịp thời cho ng−ời nông dân, các tỉnh đã xây dựng tủ sách khoa học kỹ thuật cho các câu lạc bộ và đoàn thanh niên ở các xã nghèọ Đến nay, cả n−ớc có 468 trạm khuyến nông cấp huyện, trên 2 nghìn câu lạc bộ khuyến nông, trên 1 nghìn hợp tác xã tham gia công tác khuyến nông với tổng số cán bộ gần 6 nghìn ng−ờị

• Giải pháp hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Tính đến năm 2004, hoạt động này đã hỗ trợ xây dựng đ−ợc 103 mô hình về bảo quản, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn theo quy mô hộ và nhóm hộ ở 37 địa ph−ơng. Tổ chức 106 lớp tập huấn cho 9 nghìn nông dân, h−ớng dẫn cho họ biết cách bảo quản, chế biến nông sản quy mô nhỏ với tổng kinh phí của dự án và các hoạt động lồng ghép của ngành nông nghiệp lên tới 280 tỷ đồng. Những mô hình này đã giúp ng−ời dân có việc làm ổn định và b−ớc đầu cải thiện đời sống với mức thu nhập bình quân khoảng 250.000 đ/tháng. Nhiều hộ có tay nghề thành thạo trong các nghề truyền thống có thu nhập từ 550 đến 700 nghìn đ/ng−ời/tháng. Nhiều địa ph−ơng đã sử dụng nguồn vốn của dự án để hỗ trợ hình thành các hợp tác xã sản xuất theo nghề liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, đã phát huy đ−ợc tính chủ động sáng tạo của ng−ời dân.

Hệ thống an sinh xã hội chính thức và đa dạng hoá mạng l−ới an sinh tự nguyện đã đ−ợc mở rộng:

• Bảo hiểm xã hội: Tính đến cuối năm 2004, cả n−ớc có 10 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay, Nhà n−ớc ch−a ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, nh−ng một số tỉnh đã xây dựng và thực hiện bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho nông dân. Tính đến 31/12/2004 đã có 305/325 xã, ph−ờng, thị trấn của 11 huyện, thị với 84 nghìn ng−ời tham gia bảo hiểm xã hội cho nông dân. Ngoài hệ thống Bảo hiểm xã hội chính thức, một số các dự án bảo hiểm xã hội phi chính thức đã đ−ợc thử nghiệm ở một số tỉnh. Phạm vi thực hiện thí điểm ở 265 làng, xã thuộc 29 huyện và cung cấp dịch vụ cho khoảng 200 nghìn lao động nông thôn. • Trợ giúp xã hội/cứu trợ xã hội th−ờng xuyên: Đến cuối năm 2004, cả n−ớc có 957 nghìn ng−ời thuộc diện đối t−ợng trợ giúp xã hội, trong đó khoảng 540 nghìn ng−ời thuộc diện đặc biệt khó khăn cần đ−ợc trợ cấp xã hội hàng tháng để bảo đảm cuộc sống. 100% đối t−ợng trợ giúp xã hội đ−ợc cấp thẻ BHYT hoặc giấy khám chữa bệnh miễn phí. Trẻ em trong độ tuổi đi học đ−ợc h−ởng các chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, cấp sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập. Học sinh tàn tật còn đ−ợc học trong các tr−ờng chuyên biệt, cấp học bổng, trợ cấp khó khăn. Hiện tại cả n−ớc có 317 cơ sở Bảo trợ xã hội và cơ sở nhân đạo từ thiện chăm sóc các đối t−ợng xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó 179 trung tâm Nhà n−ớc, 19 trung tâm thuộc các hội và 119 trung tâm do các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ thành lập. Tổng số

ng−ời đang đ−ợc nuôi d−ỡng chăm sóc trong các trung tâm Nhà n−ớc là 25 nghìn đối t−ợng xã hội (ng−ời già cô đơn, ng−ời tàn tật nặng, trẻ em mồ côi, ng−ời lang thang). Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi d−ỡng trong các trung tâm thấp nhất là 140 nghìn đồng/ng−ời/tháng.

• Phát triển quỹ xã hội từ thiện: Trong giai đoạn 2001 đến 2003 đã có trên 220 ngàn ng−ời tàn tật đ−ợc trợ giúp từ Quỹ hỗ trợ cho nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Quỹ Ngày vì ng−ời nghèo đã làm gần 300 nghìn ngôi nhà và trợ giúp trực tiếp cho hàng nghìn ng−ời nghèo về đời sống, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ.

• Bảo hiểm y tế: Năm 2004 đã có 16 triệu ng−ời tham gia bảo hiểm y tế, chiếm khoảng 15% dân số trong cả n−ớc, trong đó 6,56 triệu ng−ời tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và 6,43 triệu ng−ời tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (tăng 28% so với năm 2003).

• Giải quyết triệt để tình trạng trẻ em lao động sớm, trẻ em lang thang. Bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế và lạm dụng tình dục: Năm 2004 cả n−ớc có khoảng 2,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Số trẻ em mồ côi đ−ợc cộng đồng và nhà n−ớc chăm sóc d−ới nhiều hình thức chiếm 55,3% tổng số trẻ em mồ côị Khoảng 25% trẻ khuyết tật nói chung và 75% trẻ tàn tật nặng đ−ợc chăm sóc d−ới các hình thức khác nhaụ Khoảng 66,6% trẻ lang thang đ−ợc quản lý, chăm sóc. 100% trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật khó khăn đang đi học đ−ợc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp.

Năm 2004, hơn 900 nghìn trẻ em đ−ợc cấp thẻ Bảo hiểm y tế hoặc cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí và 352 nghìn em đ−ợc miễn giảm viện phí; 12,8 nghìn em đ−ợc học nghề và gần 5 nghìn em đ−ợc tạo việc làm; 4 nghìn em khuyết tật đ−ợc học nghề. Ngoài ra có hàng chục ngàn em đ−ợc chăm sóc bằng các nguồn vận động khác từ cộng đồng, từ các tổ chức quốc tế và theo các mô hình khác nhaụ

• Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giảm tỷ lệ ng−ời nghèo bị tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác: tỷ lệ tái nghèo do hậu quả của thiên tai (chủ yếu là bão, lũ và hạn hán) đã làm cho ít nhất trên 35 nghìn hộ tái nghèo (khoảng 1,2-1,5% tổng số hộ nghèo), gần 200 nghìn hộ phải cứu đói đột xuất (chủ yếu ở Tây Nguyên và khu vực miền trung; tuy nhiên cũng có năm cả ở vùng đồng bằng sông cửu Long).

Trong những năm qua, mặc dù mật độ thiên tai không giảm, nh−ng do chuẩn bị tốt công tác phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai nên thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2001-2004 cũng giảm bớt nhiều so với giai đoạn 1997-2000. Số ng−ời chết do thiên tai trong giai đoạn 1997-2000 là trên 3,4 nghìn ng−ời, giai đoạn 2001-2004 là 1,76 nghìn ng−ời; ng−ời bị th−ơng giảm từ 3,7 nghìn ng−ời xuống còn 1,3 nghìn ng−ời, nhà đổ 169 nghìn xuống còn 34 nghìn.

Các tổ chức tài chính quốc tế đã hỗ trợ cho các hoạt động nhằm ứng phó với thiên tai bao gồm việc cảnh báo sớm, hệ thống thông tin về lũ lụt, kế hoạch cứu tế và ứng phó với thiên taị Những dự án đặc thù đã đ−ợc hình thành, bao gồm các hệ thống cảnh báo lụt bão, thành lập Ban quản lý thiên tai và Đội huấn luyện quản lý thiên tai, phát triển các biện pháp lâu dài để giảm tác hại của lũ lụt, xây dựng các dự án vật chất và thể chế ở địa ph−ơng.

Thách thức

Tình trạng thu nhập của các hộ nghèo vẫn còn bấp bênh, bất cứ cú sốc nào trong gia đình (ng−ời thân bị ốm đau), tệ nạn xã hội, giá cả thay đổi, chiến tranh, thiên tai đều làm cho các hộ bị giảm sút về thu nhập. Khả năng tiếp cận của ng−ời nghèo với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, n−ớc sinh hoạt, dịch vụ hỗ trợ sản xuất; hệ thống an

sinh xã hội còn hạn chế. Việc giải quyết tình trạng trẻ em lao động sớm, trẻ em lang thang cơ nhỡ ch−a có nhiều kết quả..

Giải pháp để đạt mục tiêu

Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện sản xuất, việc làm cho ng−ời nghèo, bao gồm đất đai, công cụ sản xuất, kỹ thuật canh tác, trình độ quản lý, kiến thức và tay nghề.

Thực hiện đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội cho các hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ công và tự v−ơn lên thoát nghèo thông qua các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản, tín dụng, tiếp thị dạy nghề.

Tăng c−ờng các biện pháp an sinh xã hội, tr−ớc hết là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội …

Một phần của tài liệu Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (Trang 74 - 77)