Công tác phòng chống sốt rét

Một phần của tài liệu Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (Trang 54 - 55)

Kết quả đạt đ−ợc

Bệnh sốt rét ở Việt Nam đã và đang đ−ợc khống chế khá hiệu quả. Từ năm 1995 đến năm 2004 số ca mắc bệnh trên 100 nghìn dân, giảm 4,5 lần và số ca tử vong trên 100 nghìn dân, giảm 9 lần (xem Biểu đồ 6.2).

Biểu đồ 6.2. Tỷ lệ mắc và chết do sốt rét /100.000 dân qua các năm

0,44 0,27 0,27 0,2 0,24 0,24 0,2 0,12 0,06 0,06 0,05 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5 Mắc sốt rét Tử vong Nguồn: Bộ Y tế, 2004

Công cụ phòng chống chủ yếu vẫn là dùng hoá chất: phun thuốc diệt muỗi và dùng màn tẩm hoá chất. Năm 2004, trên 80% ng−ời dân ở các vùng có nguy cơ mắc bệnh đ−ợc bảo vệ bằng các ph−ơng pháp nàỵ Hàng năm, đã cung cấp từ 2,5 triệu liều đến 3,5 triệu liều phòng chống sốt rét cho số l−ợt ng−ời đ−ợc điều trị.

Một số tồn tại và thách thức

Bệnh sốt rét mang đặc tính địa ph−ơng cao, chủ yếu tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giớị Tỷ lệ mắc bệnh từ năm 2002 đến 2004 giảm chậm. Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp và có biểu hiện tái phát ở phạm vi thôn xã ở một số địa ph−ơng đặc biệt là vùng Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ.

Tập quán lạc hậu và ý thức phòng chống bệnh này của một bộ phận ng−ời dân đang là những rào cản chính đối với những nỗ lực đẩy lùi bệnh sốt rét. Công tác giáo dục

truyền thông tuy có tiến bộ, nh−ng ch−a tập trung đúng đối t−ợng (ng−ời dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới). Chất l−ợng các biện pháp can thiệp (phun thuốc và tẩm màn) còn thấp tại một số địa ph−ơng.

Cơ sở hạ tầng y tế tại nhiều vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao còn yếu kém, nên việc tiếp cận các cơ sở y tế của dân ở các vùng này rất khó khăn.

Còn nhiều yếu tố ảnh h−ởng tới công tác phòng chống sốt rét (PCSR) tại các vùng sốt rét l−u hành nh− thiên tai, mất mùa thiếu đói, di biến động dân c− khó kiểm soát.

Giải pháp và nguồn lực thực hiện mục tiêu

Có chính sách huy động vàtập trung các nguồn lực, nâng cao hiệu quả PCSR tại các vùng trọng điểm sốt rét của cả n−ớc

Duy trì các biện pháp can thiệp nh− phun thuốc chống muỗi, tẩm màn tại các vùng sốt rét l−u hành nặng; phân vùng dịch tễ sốt rét thực hành sát với nhu cầu thực tế của các địa ph−ơng hiện nay; bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa sốt sét mỗi năm 1,75 triệu liều, sử dụng các loại thuốc mới (CV-8, test chẩn đoán nhanh).

Tập trung nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thích hợp cho các đối t−ợng có nguy cơ cao (dân di c− tự do, ng−ời đi rừng, ngủ rẫy, dân khu vực biên giới, công nhân thi công các công trình thuỷ điện, trồng rừng...)

Đẩy mạnh phát triển các yếu tố bền vững trong PCSR. Tăng c−ờng công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tự phòng chống sốt rét cho bản thân và gia đình (nằm màn 100%, vệ sinh môi tr−ờng, uống đúng thuốc và đủ liều khi mắc bệnh sốt rét).

Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển y tế thôn bản, củng cố y tế xã, huyện, quản lý y d−ợc t− nhân... bảo đảm chất l−ợng chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong PCSR. Thực hiện việc trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các địa ph−ơng trong n−ớc để làm tốt công tác PCSR.

Xây dựng một hệ thống giám sát mạnh để phát hiện và xử lý nhanh nhạy các diễn biến của sốt rét từ Trung −ơng đến địa ph−ơng với đội ngũ cán bộ đủ số l−ợng, trình độ chuyên môn tốt và trang bị kỹ thuật tiến bộ. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nối mạng phục vụ công tác PCSR, tr−ớc mắt tập trung tuyến Trung −ơng với các tỉnh, những năm sau tới các huyện trọng điểm sốt rét ở vùng sâu, vùng xạ Lồng ghép chặt chẽ công tác PCSR trong các hoạt động y tế chung, trong các dự án phát triển kinh tế xã hội và xã hội hoá cao từ Trung −ơng đến địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (Trang 54 - 55)