Cho vay trực tiếp tới hộ gia đình:

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất ở NHNN&PTNT huyện Nga Sơn (Trang 32 - 34)

II/ Thực tiễn huy động vốn và cho vay trong 3 năm của NHNo Nga sơn:

b Cho vay trực tiếp tới hộ gia đình:

- Phạm vi áp dụng : Có thể áp dụng đ ợc với tất cả các loại hộ có nhu cầu vay khác nhau.

b.1 - Quy trình cho vay:

+ Cán bộ chuyên quản nhận hồ sơ xin vay( đơn xin vay, dự án vay vốn, tờ khai thế chấp tài sản) có nhiệm vụ thẩm định đơn xin vay, dự án xin vay nếu không đủ điều kiện cho vay thì trả lại hồ sơ cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm nguồn vốn khác. Nếu dự án xin vay có khả năng thực thi thì viết phiếu hẹn khách hàng, chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc phải giải quyết .

Cán bộ chuyên quản thống nhất mức vốn cho vay, thời hạn vay và mức lãi suất với khách hàng, bán cho khách hàng bộ hồ sơ vay vốn và hớng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn.

Trờng hợp phải đi tái thẩm định ( đối với những món vay lớn) trởng phòng tín dụng tập hợp hồ sơ trong ngày, cử cán bộ đi tái thẩm định . Ngời đợc cử đi tái thẩm định cho vay phải ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý) ghi rõ họ và

tên, chữ ký và phải chịu trách nhiệm trớc Ngân hàng cấp trên, trớc pháp luật về việc làm sai trái của mình .

+ Trởng phòng hoặc tổ trởng tín dụng tổng hợp hồ sơ kinh tế , kỹ thuật của dự án, đối chiếu với nguồn vốn hiện còn trình giám đốc phê duyệt ( cho vay hoặc không cho vay) và thông baó cho khách hàng biết .

+ Trờng hợp quyết định cho vay, hồ sơ đ ợc chuyển cho cán bộ tín dụng hớng dẫn khách hàng lập khế ớc cho vay hoặc hớng dẫn vào sổ vay vốn .

Sau khi hoàn tất các khâu công việc trên đây. Bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán và tổ chức giải ngân. Bộ phận tín dụng vào sổ thống kê theo dõi cho vay .

+ Tổ chức giải ngân: Giải ngân tại trụ sở Ngân hàng. Khách hàng trực tiếp đến nhận tiền vay.

+ Kiểm tra xử dụng vốn :

Chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày giải ngân lần đầu, cán bộ tín dụng chuyên quản phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, nhằm giám sát ngời vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết . Các lần kiểm tra sau tuỳ thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.

+ Quy trình thu nợ, thu lãi:

Trả lãi hàng tháng: Hàng tháng khách hàng trực tiếp đem tiền đến trụ sở Ngân hàng nộp lãi .

Trả nợ: Thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng . - Xử lý kỷ luật tín dụng:

Quá hạn khách hàng không trả đợc nợ và không đợc cho gia hạn nợ thì Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn, và thông báo cho hộ vay vốn, chính quyền địa ph ơng biết để phối hợp đôn đốc khách hàng trả nợ .

Nếu khách hàng có hành vi chay ì không chịu trả nợ thì Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phơng để xử lý theo pháp luật.

b.2 - Ưu điểm của phơng pháp cho vay này .

- Ngân hàng kiểm soát đợc toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn, nắm đợc thực trạng của các hộ trớc khi cho vay do đó quyết định mức vốn cho vay phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của khách hàng.

- Có thể áp dụng đợc với tất cả các hộ vay vốn có mức vốn vay khác nhau .

- Kiểm tra chặt chẽ các món cho vay lớn do đó độ an toàn vốn cao hơn .

b.3 - Nhợc điểm của phơng án cho vay này :

- Do phải kiểm tra trực tiếp đến hộ vay vốn do đó nếu đến thời vụ, số hộ đông thì cán bộ Ngân hàng không thể phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng .

- Dễ dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng do khối l ợng công việc nhiều , khi đã quá tải thì chất lợng công việc không cao, dẫn đến nợ quá hạn tăng .

- Không phù hợp với những món vay nhỏ, vì chi phí bỏ ra lớn .

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất ở NHNN&PTNT huyện Nga Sơn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w