Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố hạ Long (Trang 31 - 34)

I. Tổng quan về thành phố Hạ Long

4.Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp

với đất đai

4.1. Thuận lợi

- Là thành phố trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội có dân số đông nhất trong tỉnh, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt có hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại thuận tiện, bao gồm cả đờng bộ, đờng sắt, đờng thuỷ là những động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới, địa hình đa dạng tạo điều kiện phát triển du lịch, cảng biển, đóng mới tàu biển, là địa bàn hấp dẫn thu hút vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài.

- Nền kinh tế của thành phố đã và đang chuyển dịch theo hớng tốc độ tăng trởng cao, có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn nhất so với các địa phơng khác trong tỉnh.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú đặc biệt là than, đá vôi để phát triển ngành công nghiệp khai thác, sản xuất xi măng, phát triển công nghiệp điện, công nghiệp cán thép, đóng mới và sửa chữa tàu biển, mỏ sét trữ

lợng cao cho phép sản xuất gạch ngói, gốm sứ... Tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên rừng cho phép phát triển ngành nông - lâm ng nghiệp một cách đồng bộ.

- Nhân dân có truyền thống cách mạng, hiếu học, năng động, sáng tạo, lực lợng lao động có trình độ, tay nghề cao đáp ứng đợc nhu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.

4.2. Những hạn chế

- Thành phố Hạ Long đất chật ngời đông, do điều kiện địa hình nên việc tạo mặt bằng trong xây dựng, phát triển công nghiệp và phát triển đô thị gặp nhiều khó khăn, đầu t tốn kém cụ thể là phải dùng biện pháp san đồi, lấn biển hợp lý để tạo thêm mặt bằng mở rộng thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy hợp lý, đúng hớng nhng còn chậm, cha đồng đều, có ngành phát triển mạnh, có ngành phát triển chậm. Tốc độ tăng trởng kinh tế cha cao, chỉ đạt mức bình quân của tỉnh.

- Tỷ lệ số ngời trong độ tuổi lao động cha có việc làm và thiếu việc làm vẫn cao, dẫn đến tệ nạn xã hội, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội.

- Một số đơn vị sản xuất công nghiệp có trang thiết bị máy móc công nghệ lạc hậu, cha thực sự đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ tiên tiến vào sản xuất, nhiều sản phẩm hàng hoá cha đủ sức cạnh tranh trên thị tr- ờng trong và ngoài nớc.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đợc đầu t, song vẫn thiếu đồng bộ, vẫn thực hiện hệ thống chính sách chậm đổi mới gây khó khăn cho các nhà đầu t vào Hạ Long.

- Cùng với sự phát triển nhanh các đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các nhà máy lớn và khai thác than đã ảnh hởng không nhỏ đến bảo vệ môi trờng sinh thái gây ô nhiễm không khí, nguồn nớc, nhất là sinh vật biển thuộc vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới có nguy cơ suy thoái.

4.3. áp lực đối với đất đai

Từ đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hạ Long cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc bệt là trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đợc thể hiện ở các mặt sau:

- Thành phố Hạ Long có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, tuy tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình nhng tỷ lệ tăng cơ học lại cao, tốc độ đô thị hoá nhanh. Vì vậy, việc giải quyết đất để xây dựng nhà ở và các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân hàng ngày thờng xuyên phải đợc quan tâm, gây sức ép về đất đai trên địa bàn thành phố.

- Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long hiện nay công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng cao chiếm tới 98% GDP của thành phố, trong khi đó việc thu hút đầu t vào thành phố để phát triển công nghiệp, xây dựng các nhà máy lớn nh: Điện, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ... vẫn đang phát triển mạnh đòi hỏi phải có quỹ đất lớn để tôn tạo mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất và phục vụ sản xuất mà chủ yếu là phải lấy đất nông nghiệp, lâm nghiệp (rừng ngập mặn)... Vì vậy, việc xây dựng và phát triển trong những năm tiếp theo phải hết sức tiết kiệm theo hớng sử dụng triệt để không gian, xây dựng nhà cao tầng trong các khu công nghiệp và đô thị.

- Hiện tại còn hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn (toàn tỉnh) d thừa. Để thu hút số lao động này vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hệ thống đô thị và các khu dân c tiếp tục phải mở rộng, do đó đòi hỏi phải phân bố quỹ đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

- Để có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ phải dành quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nh: giao thông, bến cảng, kho bãi...

- Mặt khác việc cải thiện và nâng cao chất lợng cuộc sống cho gần hai vạn dân hiện nay và khoảng 3,7 vạn dân vào năm 2010 thì các công trình phúc lợi xã hội nh văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục đào tạo sẽ phải cải tạo và mở rộng kết hợp với xây dựng mới, vẫn phải dành quỹ đất để phát triển.

- Thực hiện chơng trình mở rộng không gian đô thị theo nhiệm vụ điều chỉnh chung của thành phố Hạ Long đến năm 2020 để xây dựng thêm các

khu công nghiệp, du lịch, sân bay, xây dựng nhà máy, bắt buộc phải lấy quỹ đất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành. Trong khi đó dân số ở ngoại thành sống bằng nghề nông nghiệp thì áp lực đất đai, lao động, việc làm cho các hộ sử dụng đất là một vấn đề rất quan trọng, cần đợc quan tâm giải quyết khi lập phơng án sử dụng đất.

Tóm lại:

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua nhất là những năm gần đây thì công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nớc đã thực sự đi vào cuộc sống thì áp lực đối với đất đai của thành phố càng trở lên gay gắt. Trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của tành phố không thể không xét đến một cách nghiêm túc việc khai thác, sử dụng quỹ đất đai theo hớng tích cực trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả cao, bố trí sử dụng đất đai phải đáp ứng đợc nhu cầu về sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại cũng nh lâu dài. Vì vậy, thành phố Hạ Long cần có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động quản lý sử dụng đất đai để những mâu thuẫn về quan hệ đất đai sớm đợc giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố hạ Long (Trang 31 - 34)