Cấu tạo của bổn gữ nguồn

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 67 - 75)

MỘT SỐ VAI NGHĨA VỚI CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA NÓ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

2.5.1.2. Cấu tạo của bổn gữ nguồn

* Bổ ngữ nguồn thường có cấu tạo là một danh ngữ có giới từ từ hay (không có trọng âm) mở đầu. Ví dụ:

(238) Trung đội trưởng Hải cũng nhận được một bức thư từ nước ngoài gửi về. [60: 65]

Giới từtrong bổ ngữ nguồn ở nhà rông trong ví dụ (251a) cũng có nghĩa nhưtừ. Ta có thể thay thế giới từbằng từbằng ví dụ (251b) sau đây:

(239b) Núp từ nhà rông vừa về, tay cầm cái ná, lưng đeo bó tên.

* Bổ ngữ nguồn có cấu tạo là một danh ngữ có giới từcủa mởđầu. Ví dụ:

(Dẫn lại ví dụ 225) Buổi sáng Thư mượn chiếc xe đạp của thím Trực chạy xuống các thôn bên cạnh lấy tin tức. [87: 551]

(240) Điền nhớ đến câu thơ của một thi sĩ Tây phương ví khoảng trời sao như một cánh đồng. [61: 261]

* Bổ ngữ nguồn còn có thểđược cấu tạo bằng một danh ngữ kết hợp trực tiếp với vị từ

làm trung tâm (có trọng âm): ra trường, xuống ngựa, xuống tàu. [27: 58]

* Bổ ngữ nguồn cũng thường kết hợp sau các vị từ như ri ,ra, trn, vượt, b, xut, nhy…. như: ri khỏi trường/ ri trường, ra trường/ ra khỏi trường, ra sân/ rakhỏi sân, lìa

khỏi nhà, trn khỏi tù/trn tù, vượt ngục, b nhà, xut viện, nhy lầu, lìa quê hương, tránh

bãi mìn….Ví dụ:

(241) Những phi công vội vã ri cửa hầm. [87: 258]

(242) Chuyến tàu điện vét ri khỏithành phố, tiếng chuông kêu leng keng. [87: 247] Trường hợp bổ ngữ nguồn trườngtrong ra trường ra khỏi trường là khác nhau về

mặt nghĩa: ra trường thường đượchiểu là “đã tốt nghiệp” còn ra khỏi trường chắc chắn sẽ được hiểu là hành động di chuyển ra khỏi không gian của trường. Hay trường hợp rasân, bổ

ngữ nguồnsân được hiểutrong ngữ cảnh “Các cầu thủđã ra khỏi sân”.

2.5.2. Chức năng trạng ngữ

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trạng ngữ nguồn xuất hiện rất ít trong văn bản. Trong ngữ liệu khảo sát về vai nghĩa nguồn, chức năng trạng ngữ chỉ có 12 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12% trong tổng số 101 ngữ liệu về vai nghĩa nguồn.

* Về vị trí: trạng ngữ nguồn chủ yếu xuất hiện ở vị trí đầu câu, trước nòng cốt câu. Ví dụ:

(243) Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút. [84: 19] (244) Từđằng xa, dì Bình gánh chè thong thảđi tới phía nó. [87: 222] (245) Từ tấm áo, Quyên nghe rõ mùi mồ hôi âm ấm. [64: 48]

* Về cấu tạo: trạng ngữ nguồn chủ yếu được cấu tạo là một danh ngữ hoặc một tổ hợp

giới từ + danh ngữnhưnóc bếp láng giềng ở ví dụ (243), từđằng xa ở ví dụ (244) và từ tấm áo ở ví dụ (245).

Như vậy, vai nghĩa nguồn có thể xuất hiện là một vai nghĩa của diễn tố hoặc chu tố. Khi được hiện thực hóa trong câu, vai nghĩa nguồn chỉ có thểđảm nhận chức năng bổ ngữ và trạng ngữ trong câu. Và chức năng bổ ngữđược xem là chức năng chính, chức năng chủ yếu của vai nghĩa này.

Bảng 2.5: Bng tng hp s lượng các chc năng cú pháp ca vai nghĩa ngun

Chức năng cú pháp Số lượng Tỉ lệ %

Chức năng bổ ngữ 89 89

Chức năng trạng ngữ 12 12

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 lần lượt tìm hiểu các chức năng cú pháp của năm vai nghĩa được chọn: vai nghĩa đối thể, vai nghĩa tạo thể, vai nghĩa phương thức, vai nghĩa vị trí và vai nghĩa nguồn.

- Vai nghĩa vị trí khi được hiện thực hóa trong câu có thể đảm nhận chức năng cú pháp: chức năng bổ ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng đề ngữ. Trong các chức năng cú pháp mà vai nghĩa đối thểđảm nhận, chức năng chủ yếu là chức năng bổ ngữ.

- Vai nghĩa tạo thể cũng có thể đảm nhận các chức năng cú pháp giống vai đối thể: chức năng bổ ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng đề ngữ. Và qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi thấy, chức năng chủ yếu của vai tạo thể là chức năng bổ ngữ.

- Vai phương thức là vai nghĩa có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ và đây cũng chính là hai chức năng chủ yếu của vai nghĩa này.

- Vai nghĩa vị trí là vai nghĩa xuất hiện nhiều trong câu. Vì vậy, nó có thể đảm nhận các chức năng cú pháp: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng đề ngữ. chức năng chủ yếu của vai nghĩa này là chức năng bổ ngữ và trạng ngữ.

- Vai nguồn có thể đảm nhận chức năng bổ ngữ và trạng ngữ nhưng chủ yếu là xuất hiện ở vai trò bổ ngữ. Trong ngữ liệu khảo sát, chức năng trạng ngữ của vai nghĩa nguồn rất ít thấy.

- Có thểhình dung chức năng cú pháp của các vai nghĩa đảm nhận trong bảng tổng kết sau đây:

Bảng 2.6: Bng tng kết các chc năng cú pháp ca các vai nghĩa đảm nhn trong câu tiếng Vit Chức năng cú pháp Vai nghĩa Chức năng bổ ngữ Chức năng trạng ngữ Chức năng chủ ngữ Chức năng đề ngữ Vai nghĩa đối thể + - + + Vai tạo thể + - + + Vai phương thức + + - - Vai vịtrí + + + + Vai nguồn + + - -

KẾT LUẬN

Vai nghĩa là một khái niệm mới trong ngôn ngữ học gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngữ nghĩa học và một khuynh hướng ngữ pháp học mới là ngữ pháp chức năng. Việc nghiên cứu vai nghĩa trên các bình diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng theo quan

điểm ngữ pháp chức năng cũng là một vấn đề còn rất mới. Trên cơ sở kế thừa những kết quả

nghiên cứu của các tác giảđi trước, qua việc khảo sát, thống kê và phân tích ngữ liệu, luận văn đã trình bày một số vấn đề có tính chất lý luận làm cơ sở cho luận văn (ở chương 1) như: khái niệm vai nghĩa, tìm hiểu khung vị ngữ và các vai nghĩa phổ biến trong khung vị

ngữ, vấn đề cấu trúc cú pháp của câu và một số chức năng cú pháp của câu, cấu tạo của diễn tố và chu tố, mối quan hệ giữa vai nghĩa và các chức năng cú pháp cú pháp của câu. Vận dụng những kiến thức lý thuyết, luận văn đã khảo sát một số vai nghĩa như : vai đối thể, vai tạo thể, vai phương thức, vai vị trí, vai nguồn trong mối quan hệ với các chức năng cú pháp của câu tiếng Việt. Việc khảo sát, phân tích các chức năng cú pháp của các vai nghĩa được tiến hành ở hai mặt vị trí và cấu tạo của thành tố cú pháp biểu thị vai nghĩa. Từ những kết quảđạt được của luận văn, chúng tôi nhận thấy:

1. Vấn đề vai nghĩa là vấn đề phức tạp đã được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung, việc định nghĩa, miêu tả và gọi tên các vai nghĩa chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu. Luận văn chọn cách hiểu vai nghĩa tương đối thống nhất là “quan hệ ngữ nghĩa của ngữ danh từ đối với vị từ trong câu, là cách thức mà thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu diễn đạt” .

- Khung vị ngữ bao gồm vị từ và các tham tố của vị từ. Các tham tố nêu đặc trưng bằng các chức năng nghĩa trong mối quan hệ với vị từ. Các tham tố chính là các vai nghĩa trong khung vị ngữ. Các vai nghĩa được khái quát thành hai loại: vai nghĩa bắt buộc (diễn tố) và vai nghĩa không bắt buộc (chu tố).

- Cấu trúc cú pháp thuộc bình diện ngữ pháp. Trong cấu trúc cú pháp của câu, các từ

ngữ diễn đạt các yếu tố của sự việc giữ các chức năng cú pháp. Các thành tố đảm nhiệm chức năng cú pháp được gọi là thành phần câu. Dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa và hình thức, chúng tôi xác định một số thành phần câu được thống nhất ở các nhà nghiên cứu như: chủ

ngữ, vị ngữ, đề ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. Tuy nhiên, thành phần trạng ngữ và bổ ngữ là hai thành phần câu mà các nhà nghiên cứu Việt ngữ học còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

- Trong khung vị ngữ, vị từ là yếu tố quyết định sự xuất hiện của diễn tố và chu tố. Có những vị từ đơn trị với sự xuất hiện của một diễn tố, có vị từ song trị với sự xuất hiện hai diễn tố, cũng có những vị từ tam trị với sự xuất hiện ba diễn tố.

- Cấu trúc vị từ- tham tố (hay vai nghĩa) của khung vị ngữ thuộc cấu trúc nghĩa biểu hiện và nó thuộc bình diện ngữ nghĩa. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,

đề ngữ …. thuộc bình diện ngữ pháp. Hai cấu trúc này có quan hệ với nhau. Khi được hiện thực hóa trong câu, một số vai nghĩa có thể tương ứng với các thành phần câu như : chủ ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, đề ngữ…

2. Luận văn đi vào khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt các vai nghĩa đối thể, tạo thể, phương thức, vị trí, nguồn. Khi được ngữ pháp hóa trong câu tiếng Việt, các vai nghĩa này có thể đảm nhận các chức năng cú pháp khác nhau như: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng đề ngữ. Cụ thể như sau:

- Vai nghĩa đối thể là vai nghĩa có mặt nhiều nhất trong các sự tình của câu. Vai nghĩa

đối thể có thể đảm nhận các chức năng bổ ngữ, chủ ngữ, đề ngữ. Luận văn khảo sát trên cơ

sở 335 ngữ liệu về vai đối thể (với 350 vai đối thể) trong một số tác phẩm văn học. Kết quả

khảo sát cho thấy, chức năng bổ ngữ chỉđối tượng tác động là chức năng chủ yếu, chức năng thường xuyên của vai đối thể (chiếm tỉ lệ 83%).

- Vai nghĩa tạo thể cũng có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: chức năng bổ

ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng đề ngữ. Luận văn khảo sát về vai tạo thể trên tổng số 95 ngữ liệu (với 97 vai tạo thể). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chức năng bổ ngữ cũng là chức năng chủ yếu của vai nghĩa tạo thể (chiếm 92%). Chức năng đề ngữ là chức năng ít xuất hiện của vai tạo thể vì chỉ chiếm 1% trong tổng số 97 trường hợp ngữ liệu được khảo sát.

- Vai nghĩa phương thức là vai nghĩa của chu tố nhưng lại xuất hiện khá nhiều trong câu tiếng Việt. Luận văn khảo sát trên tổng số 331 ngữ liệu (với 376 vai phương thức). Kết quả khảo sát cho thấy, khi hiện thực hóa trong câu, vai nghĩa phương thức có thể đảm nhận hai chức năng: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ. Chức năng bổ ngữ là chức năng chủ

yếu, xuất hiện với tần suất khá cao trong văn bản (318 trường hợp, chiếm tỉ lệ 85%). Bên cạnh đó, luận văn cũng đi khảo sát vị trí của bổ ngữ phương thức ở hai vị trí trước và sau vị

từ và rút ra kết luận: bổ ngữ phương thức có thể xuất hiện và xuất hiện khá cao ở cả hai vị trí trước và sau vị từ.

- Vai nghĩa vị trí cũng xuất hiện nhiều trong câu tiếng Việt. Luận văn khảo sát 260 ngữ liệu (với 276 vai nghĩa vị trí). Kết quả khảo sát cho thấy vai vị trí có thể đảm nhận các

chức năng cú pháp: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ, chức năng chủ ngữ, chức năng

đề ngữ. Trong các chức năng cú pháp mà vai vị trí đảm nhận, chức năng xuất hiện thường xuyên nhất là chức năng bổ ngữ và chức năng trạng ngữ.

- Vai nghĩa nguồn là vai nghĩa xuất hiện ít trong câu. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: chức năng bổ ngữ, chức năng trạng ngữ. Qua khảo sát trên 97 ngữ liệu (với 101 vai nghĩa nguồn), chức năng bổ ngữ có số lượng 89 trường hợp, chiếm 88 %. Từ đó, chúng tôi nhận thấy chức năng bổ ngữ chính là chức năng chủ yếu của vai nghĩa nguồn.

- Qua việc khảo sát các vai nghĩa: đối thể, tạo thể, phương thức, vị trí, nguồn, luận văn có thể làm rõ hơn sự đa dạng về nghĩa hay những vấn đề có liên quan về vị trí, tiêu điểm thông báo hay cấu tạo của các thành tố biểu thị vai nghĩa khi đảm nhận các chức năng cú pháp trong câu, bổ sung về các chức năng cú pháp, về thành phần ngữ pháp trong câu.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, vấn đề thành phần câu tiếng Việt vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất cao. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề vai nghĩa trong mối quan hệ với chức năng cú pháp còn là một vấn đề mới và có nhiều phức tạp.

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)