MỘT SỐ VAI NGHĨA VỚI CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA NÓ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
2.1.2.1. Vị tríc ủa chủ ngữ đối thể
Với nội dung ý nghĩa khái quát là nêu lên đối tượng thông báo của câu nên vị trí phù hợp nhất của chủ ngữ là vị trí đứng trước vị ngữ của câu. Ví dụ:
(23) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất. [61: 16]
(24a) Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. [61: 266]
(25) Cái chết bị kìm lại trong một phút lại bắt đầu chuyển động. [61: 197]
Xét ví dụ (23) và (25) đối thể cái bản tính tốt của người ta và cái chết đảm nhận chức vụ chủ ngữđược đặt ở vị trí đầu câu của loại câu có ý nghĩa bị động. Chủ ngữ thường xuất hiện trước vị ngữ là một động ngữ có mở đầu bằng vị từbị, được. Riêng ở ví dụ (24a) cái sự thật tàn nhẫn đóng vai trò là chủ ngữ trong câu không có sự xuất hiện bị, được nhưng người
đọc cũng có thể ngầm hiểu ý nghĩa của câu hoàn chỉnh là: (24b) Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn được bày ra đấy.
Trong khung vị ngữ (24b) có đối thểcái sự thật tàn nhẫnđóng vai trò chủ ngữ còn tác thể không hiển lộ và người đọc cũng có thể hiểu tác thểở đây được ngầm ẩn. Và trường hợp tác thể ngầm ẩn hay không hiển lộ cũng xuất hiện khá nhiều trong khung vị ngữ có đối thể đảm nhận chức năng chủ ngữ.
Qua cứ liệu khảo sát, thành phần chủ ngữđối thể không xuất hiện thường xuyên trong câu như bổ ngữ đối thể. Chủ ngữ đối thể chỉ xuất hiện khi người nói muốn nhấn mạnh vào
đối tượng chịu sự tác động của hành động, muốn đặt trọng tâm thông báo vềđối tượng chịu sự tác động lên đầu câu.
Và những trường hợp như ở ví dụ (23), (24a,b), (25) vừa dẫn trên, theo Nguyễn Văn Lộc [35] là những trường hợp đối thể trong câu bị cải biến vị trí ở dạng bị động. Bởi cũng theo tác giảđây là dạng những kết tốđối thể tác động và chúng có những đặc điểm chung:
- Về nội dung, kết tố đối thể tác động chỉ sự vật chịu sự tác động trực tiếp của hoạt
động (tác động về mặt vật lý hay tâm lý).
- Về hình thức, nét chung của kết tố đối thể tác động là có khả năng tham gia cải biến bịđộng.
Cải biến bị động về thực chất, chính là cải biến của động từ tác động (động từ chủ động ngoại hướng) và các kết tốđối thểđặc trưng cho nó. Rõ ràng, nếu không có động từ tác
động và kết tố đối thể tác động thì không thể có cải biến bị động. Vai trò quan trọng của cải biến bị động còn thể hiện ở chỗđặc tính ngữ pháp của động từ và số lượng biến thể bị động có thể có. [35: 112].
Chẳng hạn các động từđược đặc trưng bởi một kết trị đối thể tác động kiểu như: ăn, đọc, viết, đánh, mắng, phá…. nói chung chỉ cho phép một biến thể bị động. Còn các động từ
có hai kết trị đối thể tác động (ví dụ: trao, gửi, tặng,…) cũng thường cho phép tạo hai biến thể bịđộng. Ví dụ:
So sánh:
- (26a) Nó đập ghè rượu. [79: 29]
- (26b) Ghè rượu bị nó đập.
- (27a) Núp đưa cái rựa cuối cùng cho Liêu. [79: 107]
- (27b) Cái rựa cuối cùngđược Núp đưa cho Liêu.
Như vậy khả năng tham gia cải biến bịđộng của các vai nghĩa đối thể tác động không như nhau và phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ hạt nhân và ý nghĩa của các vai nghĩa cụ thể. Nguyễn Văn Lộc [35] cho rằng: “Trong số các kiểu kết tốđối thể tác động, có khả năng tham gia cải biến bị động mạnh nhất là kết tốđối thể bên các động từ tác động tích cực (ăn, đánh, đốt, phá, giết, cắn, xé, chặt, cắt, vv…)
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, cải biến bị động với các động từ tác
động tích cực và các vai nghĩa đối thể đảm nhiệm chức năng chủ ngữ đặc trưng cho chúng rất phổ biến. Ví dụ:
(28) Tôi đánh nóNóbị tôi đánh. (29) Chó cắn mẹnó Mẹ nóbị chó cắn.
(30) Chúng trói chặt TnúTnúbị chúng trói chặt.
Trường hợp chủ ngữ đối thể ở vị trí đầu câu, trước vị ngữ chủ yếu là những trường hợp cải biến vị trí bị động. Và sự hiện thực hóa khả năng cải biến bị động của vai nghĩa đối thể tác động cũng bộc lộở mức độ không như nhau mà phụ thuộc vào ý nghĩa tình thái của
động từ hạt nhân. Do đó, vị trí đứng ở đầu câu của chủ ngữ đối thể khi được cải biến vị trí trong câu tiếng Việt không nhiều, nếu có là do mục đích thông báo hoặc do gắn với ý nghĩa tình thái trong hoạt động giao tiếp.
Ví dụ: (31) Hai bắp tay trần trắng tươi của chị bị sợi dây rút ngược, tréo ngoặt…. [64: 216]
Ví dụ (31) bị xuất hiện sau đối thể báo trước một sự tình bất lợi sợi dây rút ngược, tréo ngoặt cho cái đối tượng được chọn làm chủ ngữ Hai bắp tay trần trắng tươi của chị. Trái lại, được nhận định là một sự tình nào đó “có lợi” cho chủ thể. Ví dụ:
(32) Vết thương của Thẩm đã được băng kỹ. [64: 100]
Trong một số trường hợp, chủ ngữ đối thể cũng có thể xuất hiện và xuất hiện ở vị trí
đầu câu của câu trạng thái. Ví dụ: (33a) Tôi mởcửa.
(33b) Cửa mở rồi! (câu trạng thái)
Ở ví dụ (33a) cửa là đối thể đảm nhận chức năng bổ ngữ vì nó đứng sau động từ mở.
Và động từmởlà động từ tác động. Nhưng ở ví dụ (33b) thì đối thểcửa lúc này là đối tượng mang trạng thái được đứng ở vị trí đầu câu đảm nhận chức năng chủ ngữ, động từmởchuyển thành động từ trạng thái.
Theo tác giả Tô Minh Thanh [43], đối thể là đối tượng của hành động được thể hiện bằng vị từ ngôn liệu vốn là [+song trị], [+ tác động] và [+ mục tiêu] nhưng “đã chuyển thành vị từ trạng thái.” không hiển lộ trong câu là tác thể/ lực tác động vì một vị từ mang trạng thái thì chỉ có một diễn tố chủ thể hay đối tượng mang trạng thái, hay ở trong trạng thái” [Nguyễn Thị Quy, 1995: 86] [Dẫn theo 43: 70]. Như vậy trường hợp đối thểđảm nhận chức năng chủ
ngữ như ví dụ (33a) và (33b) thường là những đối tượng mang trạng thái hoặc ở trong trạng thái. Ví dụ:
(34) Cánh cửa đề lao mở rộng. [75: 111]
(35) Thế là ca nước gừng đã dốc tuột vào mồm nó. [61: 265] (36) Cửa khóa chặt. [63: 23]
Tóm lại, khi đảm nhận chức năng chủ ngữ, đối thể thường đứng ở đầu câu bị động hoặc câu trạng thái. Và qua khảo sát ngữ liệu, trường hợp đối thểđảm nhiệm chức năng chủ
ngữ xuất hiện không nhiều và nếu có là do mục đích thông báo của người nói hoặc người nói muốn diễn đạt trạng thái của sự tình.