Cấu tạo của diễn tố và chu tố

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 31 - 32)

Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, vị từ làm cốt lõi và quây quần xung quanh là những tham tố, biểu thị những vai nghĩa nào đó. Có những vai nghĩa bắt buộc, bị quy định bởi bản chất từ vựng- ngữ pháp của vị từ trung tâm, theo cái nghĩa là những vị từ có bản chất từ vựng- ngữ pháp khác nhau sẽ quy định các vai nghĩa bắt buộc khác nhau. Nhưng cũng có những vai nghĩa mang tính tùy nghi, tức không chịu sự quy định bắt buộc như vậy. Trong lý thuyết ngữ pháp của Tesnière, những vai nghĩa bắt buộc sẽđược hiện thực hóa thông qua các ngữđoạn được gọi là diễn tố, còn những vai nghĩa tùy nghi thì được hiện thực hóa thông qua những ngữđoạn được gọi là chu tố.

Như vậy diễn tố là những vai nghĩa bắt buộc xuất hiện trong khung vị ngữ, nó quy

định bởi vị từ trung tâm

Về chức năng, theo S. C. Dik, diễn tố sẽ nằm trong một kết cấu vị ngữ hạt nhân còn chu tố nằm trong kết cấu vị ngữ mở rộng. Chu tố là thành tố không có chức năng xác định các sự tình theo đúng nghĩa, nhưng nó cung cấp nhiều thông tin gắn với sự tình theo một tổng thể- bằng cách chỉ định thời gian hoặc vị trí của các sự tình, đưa ra lí do hoặc nguyên nhân của các sự tình, và cung cấp những thông tin bổ sung khác.

Trong quan hệ với vị từ, diễn tố thường giữ vị trí nòng cốt trong câu, có nghĩa nó bắt buộc phải có mặt để làm nên sự tình.

Ví dụ: Nam học bài.

Ở ví dụ trên, cái hành động “học” bắt buộc phải có chủ thể “Nam” và đối thể “bài” tham gia vào sự thể. Và nó là hai tham tố bắt buộc làm nên sự tình trong câu.

Cũng theo S.C. Dik, một kết cấu vị ngữ hạt nhân bao gồm một vị từ gắn kết với một số

Như vậy, sự xuất hiện diễn tố và chu tố trong câu là do vị từ quyết định. Chúng ta có thể xét ví dụ “Nam học bài”. Ở ví dụ này, “Nam” là diễn tố thứ nhất, là chủ thể của hành

động “học”“bài” là diễn tố thứ hai và là đối thể của “học”. Đây là những yếu tố bắt buộc xuất hiện trong câu. Nhưng chúng ta cũng có thể mở rộng câu trên như: “Nam học bài ở nhà”. Vậy ta thấy thêm một tham tố xuất hiện nữa đó là “ở nhà”, tham tố này không bắt buộc xuất hiện trong câu, nhưng nó có tác dụng bổ sung rõ hơn thông tin cho câu. Và vì thế, tham tố“ở nhà”đóng vai chu tố cho câu.

Có những vị từ cần có sự xuất hiện hai diễn tố như ví dụ trên, nhưng cũng có những vị

từ xuất hiện ba diễn tố. Những vị từ ba diễn tố thường là những vị từ trao/tặng. Vị từ“tặng”,

có ba diễn tố lần lượt chỉ ra chủ thể của hành động tặng, vật được tặng và người tiếp nhận, ví dụ:

- Nam tặng sách cho bạn.

Trong cấu tạo của câu, diễn tố và chu tố cũng có thể thể hiện bằng các phương tiện

đánh dấu. Mỗi ngôn ngữđều có những cách thức đểđánh dấu và thể hiện cấu tạo, chức năng ngữ pháp của diễn tố và chu tố. Tuy nhiên, có một số các phương thức như:

- Dùng trật tự từ: Đặc trưng hình tuyến đã cấp cho trật tự từ một tư cách hiển nhiên để

làm dấu hiệu phân biệt hình thức. Thay đổi trật tự từ là thay đổi hình thức của cái biểu đạt. Chẳng hạn, vai tác thể và vai bị thể trong tiếng Việt được phân biệt với nhau bằng trật tự: đánh tôi sẽ khác với Tôi đánh nó.

- Dùng giới từ: có thể xem giới từ là phương thức phổ biến để đánh dấu vai nghĩa. Trong tiếng Việt vai công cụ có thểđánh dấu bởi giới từbng, ví dụ:

Tôi đi làm bng xe gắn máy.

Vai kẻ hưởng lợi, vai tiếp thể có thểđánh dấu bởi giới từcho, ví dụ:

- Nam trông nhà cho bà ngoại. - Tôi gửi bức thưcho chịấy.

Vai địa điểm, vị trí có thểđược đánh dấu bởi một giới từ chỉ địa điểm, chẳng hạn như

giới từngoài, ví dụ:

Đứa bé đang chơi ngoài sân.

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)