Cấu tạo của trạng ngữ vị trí

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 62 - 64)

MỘT SỐ VAI NGHĨA VỚI CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA NÓ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

2.4.2.1. Cấu tạo của trạng ngữ vị trí

Cũng giống như bổ ngữ vị trí, trạng ngữ vị trí cũng được cấu tạo bằng những tổ hợp từ

vị trí. Hầu hết những tổ hợp từ vị trí đảm nhiệm chức năng trạng ngữđều được cấu tạo bằng những danh ngữ có tác tử chỉ vị trí như trong , ngoài, trước, sau, trên, dưới, nơi, tại, ở

chỗ, cạnh, bên, bên cạnh, gần, xa, cách, sát….đánh dấu. Các tác tử có thể là danh từ, giới từ

hay tính từ.

* Trạng ngữ vị trí có cấu tạo là giới từ (tại/ở) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ:

(191) Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. [74: 38]

(192) Ở hai bên con ngươi, nổi lên một cái màng trắng. [69: 299]

(194) Chính tại rẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa. [64: 197]

(195) Ởđấy, con trai và con gái gặp nhau dạn dĩ hơn, phóng khoáng hơn. [87: 341] (196) đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. [75: 149]

Ghi chú: Do cách định vị không gian của người Việt nên sau giới từcòn xuất hiện

trên, dưới, trong, ngoài,..trước danh từ/danh ngữđể xác định rõ cho danh từ/danh ngữ trong cấu tạo của trạng ngữ vị trí. Ví dụ:

(197) Rồi ở trong cái tủ chè chạm dây nho, một rổ trứng gà đầy lùm, ngất nghểu chồng trên bộ khay chè trắng bong. [84: 35]

(198) Rồi ở trước cái sập gụ lên nước, bốn chiếc ghế gụ mặt đá cùng chầu vào chiếc bàn mây sơn xanh. [84: 35]

(199) Ở ngoài ngõ, mẹ con chị Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. [61: 86]

* Trạng ngữ vị trí là những từ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau,(được dùng như

giới từ) + danh từ/danh ngữ. Ví dụ:

(200) Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau. [63: 48]

(201) Trong một góc nhà, bỗng trông thấy một đôi mắt mở thao láo. [83: 404] (202) Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. [75: 95]

(203) Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn song, mang mang một màu xanh lục. [64: 22]

(204) Trước cửa, treo một bức mành mành, như kiểu những nhà để ở, không buôn bán. [61: 164]

(205) Ngoài đình, trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. [84: 99] (206) Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ

như những bóng ma. [74: 24]

* Trạng ngữ vị trí được cấu tạo là những danh ngữ mà thành tố chính là những danh từ

chỉ vị trí hoặc khoảng cách không gian: đằng, giữa, bên, cạnh, phía, nơi, chỗ, chốn, chiều, phương, hướng,…Ví dụ:

(207) Nơi góc chiếc án thưcũđã nhợt màu son, một cây đèn đế leo lét rọi vào khuôn mặt nghĩ ngợi. [77: 109]

(209) Bên này suối Đất- hoa là làng Kông-hoa của Núp, bên kia suối Đất- hoa là làng

Ba-lang. [79: 20]

(210) Chung quanh làng cắm chông như dao mọc, đi một ngày đường cũng chưa hết chông. [79: 98]

(211) Đằng sau mẹ có tiếng ồn ào của đông đảo bà con và tên lính cứ đi day lui, tay ghìm khẩu cạc bin. [64: 218]

(212) Phía sau, có một người ngồi nhờ lên cầu đá xanh đấy. [78: 232]

2.4.3. Chức năng chủ ngữ

Chức năng chủ yếu của vai nghĩa vị trí là chức năng trạng ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vai nghĩa vị trí có thể đảm nhận chức năng chủ ngữ. Khảo sát trên ngữ liệu, chức năng chủ ngữ của vai nghĩa vị trí chỉ chiếm số lượng 10 trường hợp, chiếm tỉ lệ 4% trong tổng số 276 ngữ liệu về vai vị trí. (Xem bảng tổng hợp 2.4)

2.4.3.1. Vị trí

Chủ ngữ vị trí chủ yếu đứng ởđầu câu, chủ yếu là câu quan hệ hoặc câu có chủ ngữ bị động. Ví dụ:

(213) Khúc sông này là nơi ba người đã sống những ngày thơ trẻ bên nhau. [88: 24]

(214) Tườngđược (chủ nhà) treo (đầy) tranh. [Dẫn theo 7: 151]

Chủ ngữ vị trí khúc sông này và ở ví dụ (213), là chủ ngữ vị trí trong câu quan hệ. Còn

ở ví dụ (214) tường là chủ ngữ vị trí bị động. Tuy nhiên kiểu câu có chủ ngữ vị trí bị động nhưở ví dụ (214) không tự nhiên và rất hiếm gặp trong cách nói của người Việt.

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi còn thấy xuất hiện một số trường hợp về hình thức là chủ ngữ vị trí nhưng xét về nghĩa thì đây chỉ là cách nói hoán dụ. Ví dụ: (215) Chỗ này chào chị Quỳ, chỗ kia chào chị Quỳ. [63: 76]

Chỗ này trong ví dụ (215) đảm nhận chức năng chủ ngữ. Nhưng xét về nghĩa thì chỗ này chỉ là cách nói hoán dụ chỉ những người ở chỗ này, hay ởchỗ kia.

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)