MỘT SỐ VAI NGHĨA VỚI CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA NÓ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
2.1.1.1. Vị tríc ủa bổn gữ đối thể
Khi đóng vai trò là bổ ngữ trong câu, vai nghĩa đối thể thường có một vị trí tương đối
ổn định là đứng sau vị từ. Ví dụ:
(1) Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. [74: 109]
(2) Ngục quan băn khoăn ngồi bópthái dương. [74: 109]
Ở những ví dụ (1), (2) các bổ ngữđối thể chiếc hèo hoa, thái dương được đặt ngay sau các vị từ tác động rút, bóp. Chiếc hèo hoa, thái dương là đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động rút, bóp. Việc đặt các đối tượng bị tác động ngay sau vị từ là bắt buộc, nó có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho sự tình, làm thay đổi vị trí của đối tượng hoặc tác động làm thay đổi một mặt nào đó của đối tượng.
Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, đối thể đóng vai trò là diễn tố thứ hai. Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy bổ ngữđối thể hầu hết được đặt ngay sau vị từ . Do thường
được đặt ngay sau vị từ nên bổ ngữđối thểđược gọi là bổ ngữ trực tiếp, ví dụ: (4) Hắn nhặt một hòn gạch toan đập đầu. [61: 68]
Hầu hết các trường hợp bổ ngữđối thể xuất hiện trực tiếp sau vị từ không cần giới từ. Theo tác giả Nguyễn Thị Quy [42], riêng với một số vị từ nhưđánh, phang, quất, dạy...thì trước bổ ngữ chỉ đối tượng bị tác động có giới từ“cho”. Ví dụ:
(6) a. phang cho nó một vố.
b. mắng cho thằng ấy một chầu. c. quất cho nó mấy roi.
d. dạy cho chúng một bài học.[Dẫn theo 42: 178]
Ở những ví dụ (6a, b, c, d), bổ ngữđối thểnó, thằng ấy, chúng được xử lý như bổ ngữ
nhận thể. Những trường hợp như ví dụ (6a, b, c, d) hầu hết xuất hiện trong khẩu ngữ hoặc những đoạn đối thoại. Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy rất ít gặp những trường hợp này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bổ ngữ đối thể được xử lý như bổ ngữ tiếp thể xuất hiện trong câu với vị từtợp, thử ở những ví dụ sau:
(7) Nó mới tợp cho chịả một miếng nặng. [69: 72]
(8) Giấy má gì đấy! Con mẹ đĩ Dậu? Đơn kiện phải không? Ừ! Được! Có giỏi thì đi kiện ngay ông đi! Ông thử cho mày thêm một trận nữa, để mày đi kiện luôn thể. [86: 55].
Ở ví dụ (8) câu “Ông thử cho mày thêm một trận nữa, để mày đi kiện luôn thể”. Vị từ
thử trong văn cảnh thực ra có ý nghĩa là đánh và bổ ngữđối thểmày được xử lý như bổ ngữ
tiếp thể.
Đối với trường hợp khung vị ngữ có nhiều bổ ngữ cùng đồng thời xuất hiện sau vị từ
thì bổ ngữ đối thể vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau các bổ ngữ khác (bổ ngữ tiếp thể, bổ ngữ lợi thể, bổ ngữ phương thức, bổ ngữ nguồn ..). Mặc dù tất cả các bổ
ngữ đều nằm trong khung vị ngữ, nhưng việc đứng trước hay sau các bổ ngữ khác của bổ
ngữ đối thể có thể do ngữ điệu, do tính chất dễ nghe của câu nói, hoặc do tiêu điểm của thông tin.
+ Trường hợp bổ ngữđối thể xuất hiện sau bổ ngữ tiếp thể:
Ví dụ: (9a) Liêu chết được hai ngày thì anh Thế vềđưa cho Liêu một miếng giấy. [79: 158]
Bổ ngữđối thểmột miếng giấy trong ví dụ (9a) không xuất hiện trực tiếp sau vị từđưa
mà xuất hiện sau bổ ngữ tiếp thể Liêu. Một miếng giấy là đối tượng đã bị dịch chuyển vị trí do hành động đưa.
Ở ví dụ (10a) bổ ngữđối thể những bức thư xinh xinh ướp nước hoa xuất hiện sau bổ
ngữ tiếp thểĐiền có nghĩa là đối tượng những bức thư xinh xinh ướp nước hoa đã được dịch chuyển vị trí từhọ chuyển sang tiếp thểĐiền.
Như vậy, qua những ví dụ (9a), (10a) bổ ngữđối thể xuất hiện với vị trí là diễn tố thứ
ba, bị ngăn cách với vị từ bởi bổ ngữ tiếp thể. Hầu hết các bổ ngữđối thểở vị trí sau bổ ngữ
tiếp thể đều chủ yếu xuất hiện trong câu có vị từ trao gửi như : cho, biếu, cống, trao, cấp, hiến, ban, bán, giao, chuyển, truyền, thí, bố thí, nộp, nhượng, phát chia, phân, gửi, tặng, dâng, thưởng, trả…Mặc dù bổ ngữ đối thể và bổ ngữ tiếp thểđều nằm ở phần thuyết- phần mang thông tin “mới”- của cấu trúc thông báo, nhưng tiêu điểm thông báo thường chỉ tập trung vào một loại bổ ngữ nào đó. Cho nên, nếu tiêu điểm thông báo là bổ ngữ đối thể, thì lúc đó, bổ ngữđối thể thường xuất hiện ở vị trí sau bổ ngữ tiếp thể. [Dẫn theo 1: 113-114]
Trọng tâm thông báo là một cơ sở để người nói sắp xếp trật tự các thành phần cú pháp. Ngoài ra, trật tự trước sau của các thành phần cú pháp còn do cách nhìn nhận và miêu tả sự
tình của người nói. Vị trí của bổ ngữđối thểmột miếng giấy và những bức thư xinh xinh ướp nước hoa trong ví dụ (9a) và (10a) có thể đặt ngay sau vị từ hạt nhân đưa và gửi ở ví dụ
(9b) và (10b):
(9b) Liêu chết được hai ngày thì anh Thế vềđưamột miếng giấy cho Liêu. (10b) Họ sẽgửi những bức thư xinh xinh ướp nước hoa cho Điền.
Rõ ràng cách nhìn nhận và miêu tả sự tình ở (9b) và (10b) đã có sự thay đổi và chúng ta có thể khẳng định rằng khi trật tự các bổ ngữ thay đổi thì không chỉ tiêu điểm thông báo của sự tình thay đổi mà ở đó còn là sự thay đổi về cách nhìn nhận và miêu tả sự tình.
Theo tác giả Lâm Quang Đông [21:196], trật tự tác thể + tiếp thể + đối thể là trật tự
bình thường, cơ bản nhất, phổ biến nhất đối với câu có vị từ trao tặng trong tiếng Việt. Trật tự này chiếm tới 60% trong số được khảo sát trong tiếng Việt khi danh ngữ thể hiện tác thể đứng đầu câu. Như vậy có nghĩa là trường hợp bổ ngữđối thể bị ngăn cách vị từ bởi bổ ngữ
tiếp thể chiếm số lượng cao trong câu tiếng Việt có vị từ trao tặng. Điều này còn được lý giải như sau:
Thứ nhất là do lý do khối lượng (độ dài) của các danh ngữ thể hiện tiếp thể và đối thể: danh ngữ ngắn hơn được xếp trước, danh ngữ dài hơn được xếp sau trong trật tự tuyến tính của các thành phần câu. Ví dụ:
(11) Sáng hôm sau, đồng chí Cận đem gửi cho Núp một gùi muối đầy, sáu cái rìu rựa, hai cây súng dài, một ảnh Bok Hồ, một lá cờ và một trăm cây kim… [79: 139]
Bổ ngữ đối thể một gùi muối đầy, sáu cái rìu rựa, hai cây súng dài, một ảnh Bok Hồ, một lá cờ và một trăm cây kim.. ở ví dụ (11) là những danh ngữ có độ dài dài hơn bổ ngữ
tiếp thể Núp nên thông thường ta thấy nó được đặt sau tiếp thể.
Thứ hai, theo Lâm Quang Đông [21: 200, 201] cũng cần chú ý những nhân tố sau- những nhân tố cũng có tác động tới trật tự của các thành phần câu thể hiện các tham thểđó là tính bất định / xác định (indefinite/ definite) và/ hoặc tính cụ thể / không cụ thể (specific / non-specific) của các đối tượng tham gia sự tình cho/ tặng, đặc biệt là đối thể.
Với đối thể, đặc trưng [+/- xác định] và/ hoặc [+/- cụ thể] quyết định mức độ tham gia sự tình của nó, và cuối cùng là quy định vị trí của nó trong cấu trúc cú pháp. Khi đối thể có
đặc trưng [- xác định] và [- cụ thể], nó buộc phải đi liền với vị từ. Ví dụ: (12a) Cô đã lấy nước cho các cụ chưa? [dẫn theo 21: 201]
Không thể nói: (12b) Cô đã lấy cho các cụnước chưa? [dẫn theo 21: 201]
Ngược lại khi đối thể có một trong hai đặc trưng [+ xác định] và [cụ thể] nó được tự
do hơn về vị trí: nó có thểđứng trước hoặc sau tiếp thể.
+ Ngoài trường hợp bổ ngữ đối thể xuất hiện sau bổ ngữ tiếp thể, bổ ngữđối thể còn có thể xuất hiện sau bổ ngữ người hưởng lợi. Ví dụ:
(13) Chị Thủy luộc cho tôicon gà. (72-NHT) [Dẫn theo 1: 115] + Bổ ngữđối thể còn có thể xuất hiện sau bổ ngữđích, ví dụ: (14)Mẹ Sáu đem trải lên bộ ván gõchiếc chiếu bông. [64: 41] + Bổ ngữđối thể có thể xuất hiện sau bổ ngữ phương thức. Ví dụ: (15) Thằng Xăm cởi phanháo. [64:52]
Tóm lại, do mục đích thông báo, do sự nhìn nhận và miêu tả sự tình mà người nói có thể đặt của bổ ngữ đối thể so với vị từ hạt nhân ở những vị trí khác nhau. Qua khảo sát ngữ
liệu, chúng tôi thấy vị trí chủ yếu của bổ ngữđối thể là xuất hiện trực tiếp sau vị từ hạt nhân. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bổ ngữ đối thể có thể xuất hiện sau các bổ ngữ khác như bổ ngữ tiếp thể, bổ ngữ người hưởng lợi, bổ ngữ nguồn, bổ ngữ vị trí hay hướng không gian của hành động. Tuy nhiên, vị trí của bổ ngữđối thể sau các bổ ngữ khác không nhiều.