Cấu tạo của trạng ngữ phương thức

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 55 - 59)

MỘT SỐ VAI NGHĨA VỚI CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA NÓ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

2.3.2.2. Cấu tạo của trạng ngữ phương thức

Cũng như bổ ngữ phương thức, trạng ngữ phương thức có cấu tạo cũng khá đa dạng, nó có thể là một tính từ, tính ngữ, có thể là động ngữ hoặc nó một danh ngữ.

* Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là tính từ. Ví dụ:

(131) Uể oải, chị bế cái Tỉu lên sườn và lừ thừđi ra ngoài cổng, để ngóng xem chồng

đã về chưa. [84: 19]

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy trường hợp trạng ngữ phương thức là tính từ có cấu tạo hai âm tiết hoặc láy hai âm tiết hoặc láy lại bốn âm tiết xuất hiện khá nhiều. Ví dụ:

(133) Hào hứng, Thu Phong ngồi ôm cây ắc-coóc-đê-ông kể một đoạn ba đào trong cái đời làm nghệ sĩ trẻ tuổi của anh. [83: 386]

(134) Luống cuống, chị Dậu vội đứng dậy. [84: 51]

(135) Mừng mừng tủi tủi, Trần Văn bắt tay Nhật Tân, nắm chặt lấy, như đứa trẻ vớ được vật gì đấy không rời ra. [83: 340]

* Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là một tính ngữ. Ví dụ:

(136) Rất nhanh chóng, diện tẩu đặt hơi nghiêng trên chụp đèn, đồng thời tay trái nhà sư nữ dùng mũi tiêm vào cóng thuốc rồi nướng trên ngọn lửa thon thon. [70: 176]

(137) Nhanh như cắt, chị Dậu giật ngay được gậy của hắn. [84: 105]

Rất nhanh chóng ở ví dụ (16) là trạng ngữđược cấu tạo là một tính ngữ. Trường hợp ở

ví dụ (137) trạng ngữ phương thức nhanh như cắt là một tính ngữđược cấu tạo dạng so sánh. * Trạng ngữ phương thức còn được cấu tạo là một động ngữ. Ví dụ:

(138) Phản ứng một cách tự nhiên, Thắng nằm rạp xuống, bụng ép lên đám bùn lõng bõng. [80: 101]

(139) Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. [84: 64]

(140) Chào chồng bằng hai hàng nước mắt, chị Dậu lủi thủi trở ra với cái mẹt, cái rổ

và cái mê nón. [84: 83]

*Trạng ngữ phương thức được cấu tạo là một ngữđoạn giới từ có mởđầu bằng giới từ

bằng hoặc với. Ví dụ:

(141) Bằng cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhàng, nó đặt một bát lên chõng. [84: 61] (142) Bằng cái sắc mặt ôn hòa dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mặt chị Dậu. [84: 72] (143) Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ. [84: 62] * Trạng ngữ phương thức còn được cấu tạo là một tiểu cú. Ví dụ:

(144) Chân nọđá chân kia, chị lại trở về ngồi ởđầu phản. [84: 96] (145) Mắt nhắm mắt mở, Thu Phong chạy ra. [83: 442]

(Dẫn lại ví dụ 130) Bà đi trong đêm tối, tay cầm một cái xị không. [64: 59]

(146) Lòng bình tĩnh và sung sướng, chị kéo khăn se sẽ đắp lại cho con thật kỹ lượt nữa, rồi đứng dậy bước xuống phiến đá. [64: 157]

* Trạng ngữ phương thức có cấu tạo là một ngữ cốđịnh. Ví dụ:

(147) Ba chân bốn cẳng, anh ấy chạy vội lại phía người gọi, hạ hai càng xuống. [67: 53]

Như vậy, vai nghĩa phương thức khi được ngữ pháp hóa trong câu có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: bổ ngữ, trạng ngữ. Trong những chức năng đó, chức năng chủ

yếu, được sử dụng nhiều nhất là chức năng bổ ngữ.

Có thể hình dung những chức năng cú pháp mà vai nghĩa phương thức đảm nhận qua bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.3: Bng tng hp s lượng các chc năng cú pháp ca vai nghĩa phương thc Chức năng cú pháp Số lượng Tỉ lệ % Chức năng bổ ngữ 318 85 Chức năng trạng ngữ 58 15 Tổng số 376 100 2.4. Vai nghĩa vị trí

Vai nghĩa vị trí (Location hay Locative) còn có tên gọi là vai địa điểm, nơi chốn. Vai vị trí chỉ nơi chốn của sự tình, vị trí tồn tại của sự vật. [28: 43]

Về mặt nghĩa: Vị trí là vai nghĩa có thể làm tham tố cho bất cứ sự tình nào, hành động cũng như không hành động (quá trình, tư thế, trạng thái, tồn tại v.v…). Mặt khác, trừ một số

trường hợp của câu tồn tại và trừ khi khung vị ngữ có hạt nhân là một vị từ có ý nghĩa “cư

trú” (ở, ngụ, ở lại, thường trú, đóng (quân), trú (quân) v.v..), nó không bao giờ là một diễn tố

của sự thể, mà bao giờ cũng là một chu tố. [42: 188]

Về mặt ngữ pháp, khi được hiện thực hóa trong câu, vai nghĩa vị trí có thể đảm nhận các chức năng cú pháp như: bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ.

2.4.1. Chức năng bổ ngữ

Trong tiếng Việt, vai nghĩa vị trí (hay nơi chốn) có thểđược biểu hiện bằng những bổ

ngữ gián tiếp hay bổ ngữ trực tiếp tùy theo mối quan hệ ngữ nghĩa giữa vị từ và danh ngữ chỉ

nơi chốn.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy bổ ngữ vị trí xuất hiện với tần số cao nhất. Trong tổng số

276 ngữ liệu được khảo sát về vai vị trí, bổ ngữ vị trí xuất hiện trong 169 trường hợp, chiếm tỉ lệ 61%.

2.4.1.1. Vị trí

Khi khảo sát trên ngữ liệu, chúng tôi thấy bổ ngữ vị trí có những vị trí sau đây: * Bổ ngữ vị trí đặt sau vị từ. Ví dụ:

(148) Bính co ro ngồi ở góc tường chờ viên cẩm đòi hỏi. [77: 38] (149) Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. [61: 338]

(150) Lần đầu tiên Núp nằm bên một người Kinh. [79: 44] (151) Một lằn gân tím nổi lên gần bên thái dương. [79: 77] (152) Con gái gửi nhà trẻ rồi gửi mẫu giáo.[72: 26]

Trong khung vị ngữ, hầu hết các bổ ngữ vị trí được đặt sau vị từ. Tuy nhiên, các bổ

ngữ vị trí trong các ví dụ (148), (149), (150), (151) đều là những bổ ngữ gián tiếp vì theo tác giả Nguyễn Thị Quy [42: 189] thì bổ ngữ gián tiếp của vị từ biểu hiện vai “nơi chốn” được

đánh dấu bằng các tác tử trong, ngoài, trước, sau, trên, dưới, nơi, tại, ởchỗ, cạnh, bên, bên cạnh, gần, xa, cách, sát (các tác tử có thể là danh từ, giới từ, tính từ). Ở trường hợp ví dụ

(152) tác tửcó thểđược ngầm ẩn, có nghĩa là tác tửcó thể xuất hiện hoặc không cần xuất hiện trong câu.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, bổ ngữ vị trí đặt sau vị từ không cần giới từ và các tác tử trên. Ở những trường hợp này, vai nghĩa vị trí được gọi là bổ ngữ vị trí trực tiếp. Theo Nguyễn Thị Quy [42: 194], bổ ngữ vị trí trực tiếp có hai trường hợp nhỏ:

+ Thứ nhất là khi danh ngữ làm bổ ngữ có trung tâm là một trong những danh từ chính danh có ý nghĩa nơi chốn: nơi, chỗ, bên, cạnh, và (ít dùng hơn nhiều) chốn. Cả năm từ này

đều là những danh từ đơn vị thuộc loại “hình thức thuần túy” (Cao Xuân Hạo, 1993) không bao giờ tự nó làm thành một danh ngữ vì bao giờ cũng cần có định ngữ. Định ngữđó có thể

là một từ trực chỉ này, ấy, đó, nào hay một kết cấu Đề- Thuyết (hay Chủ- Vị). [Dẫn theo 42: 195]

+ Thứ hai, khi hạt nhân của vị ngữ là một từ chỉ tư thế [+ Chủ ý] [- Động], còn trung tâm của danh ngữ làm bổ ngữ chỉ nơi chốn là một danh từ chỉ một vật thường dùng hay có nhiều khả năng được dùng làm chu cảnh cho cái tư thếđó, những kết cấu này ít nhiều đều có dáng dấp những thành ngữ. Ví dụ: ngồi ghế, ngồi chiếu trên, nằmđất, nằm giường đệm, nằm

võng, đứngđường, đứngđầu bảng…

Trong các vị từ tư thế, vị từ có khả năng có các bổ ngữ trực tiếp hơn cả là (có trọng âm) và nhất là ở lại. ví dụ: ở nhà, ở khách sạn, ở chung cư, ở lều, ở chòi, ở rừng, ở thành phố, ở lại trường/cơ quan…

* Ngoài ra, khi trong khung vị ngữ có nhiều bổ ngữ, bổ ngữ vị trí có thểđặt sau các bổ

ngữ khác.

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy trường hợp bổ ngữ vị trí đặt sau bổ ngữđối thể

chiếm số lượng khá cao. Ví dụ:

(153) Ông Nhiêu đang ngồi quaycửi thừaở trước cổng tán. [69: 295] (154) Hôm nay tôi gpchị Ngâyngoài cổng xóm. [69: 297]

(155) Tâm đặt gánhở trên thềm. [77: 86]

+ Bổ ngữ vị trí xuất hiện sau bổ ngữ tạo thể. Ví dụ:

(156) Nỗi mừng n thành nụ cười trên miệng ông chủ bút. [67: 76] + Bổ ngữ vị trí xuất hiện sau bổ ngữ phương thức. Ví dụ:

(157) Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khomtrên mặt đất đi lại tìm tòi. [75: 96] (158) Vợ Lưu đi nép dưới hàng hiên, bước rất nhanh chẳng cần biết rõ làm gì. [70: 261]

Một phần của tài liệu Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)