Giọng chiêm nghiệm suy tư

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 106)

Là nhà văn luôn gắn bó với đời sống xã hội, trăn trở với những vấn đề bức xúc của thời

đại, Đỗ Chu thường hay suy tư và triết lý. Lý Hoài Thu đã có nhận xét : “Trong tùy bút của Đỗ

Chu, người đọc lại bắt gặp một thứ ngôn từ giản dị, chân phương, nhẹ nhàng song vẫn đượm chất triết lý, suy tư.” [79, tr.85]

Ông ngẫm nghĩ triết lý về sự đời : “Đã có nhiều cái hôm qua đúng mà hôm nay thành sai…Ngẫm cái khôn cái dại của loài người cũng là chuyện dễ hiểu, cho nên các cụ thường chép miệng nói “chó dại có mùa người dại quanh năm”, là rất nhân tình thế thái.” [19, tr.297]

Ông suy tư trăn trở về nghề văn: “Với những ai cầm bút thì chỉ những trang văn là ở lại với đời. Nếu gọi nó là nghề thì liệu có nghề nào lắm chênh vênh như nghề này nữa không? Chênh vênh đấy nhưng bền vững đấy. Chênh vênh như sự sống, bền lâu như sự sống.” [19, tr.217] Đây chính là một kiểu độc thoại nội tâm giàu tâm huyết, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống, luôn muốn đặt vấn đề với đời và với chính mình.

Tản mạn trước đèn là cõi lòng của con người ngồi trước ngọn đèn bày tỏ những băn khoăn, trăn trở về vận mệnh đất nước, dân tộc và bản thân mình. Còn trong Thăm thẳm bóng người, Đỗ Chu lặn lội đi tìm những bóng người “thăm thẳm”. Ông chìm trong dòng suy tư

miên man về con người, về văn chương, nghệ thuật. Ta bắt gặp một giọng chiêm nghiệm suy tư

man mác chảy tràn qua các trang văn. Đây là giọng điệu chủ đạo xuất hiện hầu hết trong tùy bút

Đỗ Chu, kể cả trong tập Những chân trời của các anh. Dẫu trong tập tùy bút đầu tay này, giọng

điệu sử thi vẫn là giọng chủ đạo. Song sau những phút hào hứng, nhiệt thành, lòng người lắng lại ngẫm ngợi về những mất mát, hy sinh, về trách nhiệm của bản thân với đất nước. Vì thế ta vẫn cảm nhận được một giọng văn suy tư, trăn trở.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)