Cốt truyện, tình huống truyện và nhân vật 1 Cốt truyện

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 41 - 46)

2.2.1 Cốt truyện

2.2.1.1 Kiểu truyện không có cốt truyện

Đặc điểm tự sự của văn xuôi trữ tình là tự sự phi cốt truyện. Nó chỉ cốt tạo một ấn tượng, một cảm xúc hơn là chú ý tới những cốt truyện sắc nhọn, giàu kịch tính. Có thể nói Đỗ Chu là nhà văn mạnh về trực giác. Đỗ Chu tự nhận truyện ngắn của mình chỉ là “những ấn tượng trực tiếp từ cuộc sống mách bảo”. [11, tr.71] Tác giả tuân theo mạch dẫn dắt của cảm xúc, cho nên những trang văn của ông dường như “không có chuyện” mà chủ yếu để diễn tả cảm xúc, sự

cảm nhận đời sống tinh tế của nhân vật. Nó thể hiện qua một loạt truyện ngắn như Hương cỏ

mật, Thung lũng cò, Mùa cá bột, Đường qua nhà, Tâm sự người ở lại, Một người lính trở về, Bồng chanh đỏ, Ngọn lửa….Ở loạt truyện này, Đỗ Chu thường lấy một cảnh, một việc thông thường làm duyên cớ khơi nguồn để bộc lộ trạng thái tâm tưởng, suy nghĩ của nhân vật. Nhà văn có khả năng tìm vào nội tâm nhân vật để miêu tả thế giới tâm hồn giàu xúc cảm. Hương cỏ

mật, Thung lũng cò, Mùa cá bột, Bồng chanh đỏ chỉđơn thuần là những trang văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt của con người làng quê. Nó chỉ cốt thể hiện những cảm nhận thật nhẹ nhàng và tinh tế, tình yêu thương và sự gắn bó của con người đối với những gì quen thuộc nhất chốn quê nhà. Hương cỏ mật kết thúc truyện chỉđọng lại mùi hương của loài cỏ mật và thứ

tình cảm mộc mạc, chân thành của cô Nhâm dành cho Tuân. Anh mang chúng trên khắp các chặng đường chiến dịch. Thung lũng cò và Bồng chanh đỏ vẽ ra một thế giới trẻ thơ đầy hấp dẫn. Những cung bậc cảm xúc như tò mò, hồi hộp, rồi ngất ngây, sững sờ của trẻ thơ khi chúng phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú của một thung lũng cò hay một đầm nước có tổ của loài bồng chanh

đỏ được Đỗ Chu thể hiện rất tinh tế. Chính mạch cảm xúc của nhân vật dẫn dắt câu chuyện, lôi kéo người đọc vào mạch chuyện kể.

Một số truyện khác của Đỗ Chu lại tập trung khai thác chi tiết và tình huống. Việc tạo dựng một số chi tiết và tình huống cuối cùng cũng chỉ để tác giả bộc lộ cảm xúc của nhân vật, cũng như gửi gắm thông điệp của tác giả. Đường qua nhà là chuyện một người lính trên đường

đi công tác ghé thăm nhà. Chính lần về thăm nhà này anh biết được Hân – cô gái hàng xóm anh thầm yêu trộm nhớđã đi thanh niên xung phong. Chính điều này khiến anh có thêm ý chí và sức mạnh để tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Việc tạo ra tình huống, chi tiết này khiến nhân vật thay đổi cách sống và suy nghĩ. Nhân vật bày tỏ cảm xúc và sự hân hoan của mình:

“Trong lòng anh cũng nhen lên một cảm giác thật khó tả: có cái gì khiến anh vừa vui lại vừa xao xuyến, vừa mạnh mẽ lại vừa bé bỏng, vừa nhũn nhặn lại vừa kiêu hãnh”. [20, tr.74] Truyện

Ngọn lửa tạo ra tình huống người lính gặp cậu bé - con của gia đình theo phe Việt Nam cộng hòa đang ngồi trên một chiếc thuyền cập bến. Chính đôi mắt trẻ thơ nhưng đầy ưu tư, sợ sệt của cậu bé khiến người lính nghĩ suy, trăn trở. Nó khơi nguồn mạch cảm xúc của anh trở về thời thơ ấu, về những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ngày anh bị tra tấn, chính cậu bé đã mang cho anh một vài trái ổi. Trở về hiện tại, anh ái ngại cho tương lai của cậu bé. Đó cũng chính là lý do anh

còn nặng lòng với mảnh đất Côn Đảo. Một câu chuyện với một tình huống gặp gỡ và một vài chi tiết giản đơn nhưng khơi gợi biết bao tâm tư, tình cảm của người lính.

Với kiểu truyện không có cốt truyện, rất ít chi tiết và tình huống dụng ý của Đỗ Chu muốn mang đến cho người đọc thế giới cảm xúc chất chứa trong tâm hồn nhân vật. Truyện ngắn

Đỗ Chu vì thế chỉ thuần túy là “những lát cắt của đời sống”, và “lát cắt tâm trạng” con người. Nó rất gần với tùy bút, và tản văn – kiểu loại cho phép phô diễn tâm hồn, xúc cảm một cách tự

nhiên và thoải mái không cần đến một hình thức kết cấu nghiêm nhặt nào.

Nhìn chung, kiểu truyện không có cốt truyện tập trung vào dòng cảm xúc và hồi tưởng nên dễ làm mạch chuyện lan man. Vì thế Đỗ Chu tạo ra đường mối sâu kín bên trong để không biến truyện thành các mảnh ghép tâm trạng rời rạc. Đó là sự cố gắng tập trung vào chủ đề, sự nỗ

lực bao quát một hiện thực nào đó của nhà văn. Trong truyện Mận trắng, nhân vật cứ miên man, chìm đắm trong quá khứ, trở về hiện tại cũng chìm trong nỗi buồn man mác. Cứ thế, quá khứ, hiện tại đan xen cùng dòng xúc cảm khiến truyện dềnh dàng, tan loãng. Đọc kỹ sẽ thấy dường như không có hình ảnh thiên nhiên nào lại không khúc xạ qua tâm trạng nhân vật. Dụng ý của tác giả là khắc họa đời sống tinh thần của người lính trở về từ chiến tranh: một cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi. Và gia tài của nhân vật Thuyên không có gì hơn là ký ức những năm tháng đã qua. Nó ám ảnh đến độ sống ở hiện tại mà cứ trôi về miền ký ức, suy ngẫm, chiêm nghiệm cũng trên sự đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.

Đỗ Chu cố gắng làm cho chủ đề thấm nhuần vào trong từng tình tiết, chi tiết. Song một số trường hợp, do trôi theo dòng cảm xúc mà Đỗ Chu không điều khiển các yếu tố, bộ phận hướng vào làm sáng tỏ, phục vụ chủ đề. Người ta chỉ thấy ông cố gắng tạo ra một không khí , một trạng thái cảm xúc nào đó của nhân vật. Tập trung nhiều nhất là ở các truyện được sáng tác trước 1975 như Gia đình những người đi xa, Trung Du, Đất bãi, Một vùng phía bắc…

2.2.1.2Kiểu truyện lồng trong truyện

Đọc truyện ngắn Đỗ Chu, ta bắt gặp một lối kết cấu cũng khá thú vị là hình thức truyện lồng trong truyện. Kiểu truyện này dùng đến cốt truyện. Nghĩa là câu chuyện kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Truyện thường được kể từ thời hiện tại có sự tham gia của nhân vật đóng vai trò người kể chuyện. Đây là lớp truyện thứ nhất. Nhưng từ thời hiện tại, nhân vật đóng vai trò kể chuyện lại kể một câu chuyện nào đó về quá khứ. Đây là lớp truyện thứ hai. Cứ như thế,

truyện này lồng vào truyện kia, miên man không dứt. Điểm nối giữa các câu chuyện là những lời dẫn chuyện.

Mô típ của loại truyện này bắt đầu từ thời hiện tại với câu mở đầu thường mang tính mào

đầu cho câu chuyện kể. Khảo sát một số truyện có thể nhận thấy rõ điều này:

-“Câu chuyện này bắt đầu từ một bìa rừng vào một buổi sáng tháng ba. Đang là mùa xuân nhưng ở đây, trong Trường Sơn, chỉ cần nhớ lúc này đã vào mùa khô, thế là đủ. (Ráng đỏ) [18, tr.325]

-“Ngày ấy tôi mười tám tuổi.” (Trung du) [18, tr.375]

-“Năm ấy mưa xuân phủ khắp đồi”(Tháng Hai) [18, tr.423]

-“Nhiều năm qua rồi mà anh Thiêm vẫn không sao quên nổi cảnh bãi sình lầy nơi quê nhà thưở ấy.”(Họa mi hót) [17, tr.153]

Lớp truyện thứ nhất thường mang tính chất giới thiệu nhân vật, thời gian, địa điểm của thời hiện tại có mối liên hệ nào đó với câu chuyện sắp kể.

Phần chuyển tiếp hay điểm nối giữa hai lớp truyện thường là lời dẫn chuyện. Có khi đó là lời đề nghị của nhân vật nghe câu chuyện với nhân vật đóng vai trò kể chuyện:

-“Bà kể chuyện ông ngày trước cho chúng cháu nghe đi! – Tôi đề nghị.” (Chân trời) [18, tr.78] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-“Cứ kể đi!-Tôi giục.” (Chiến sĩ quân bưu) [18, tr.54] Có khi là lời tâm sự thân mật của nhân vật với người kể :

“Nhưng rất tiếc là tôi không được học hết lớp mười anh ạ.” (Chân trời) [18, tr.89] Hoặc đó là lời tả nhân vật của người kể chuyện:

“Sau khi hít một hơi dài, bác ta bắt đầu vào chuyện.” (Gia đình những người đi xa) [18,

tr.139]

Có khi để gây sự tò mò, người kể cắt ngang câu chuyện hỏi người nghe:

“Cậu có biết hắn kể chuyện gì không?”(Gia đình những người đi xa) [18, tr.150]

Chẳng hạn trong truyện ngắn Ráng đỏ, lớp truyện thứ nhất: ở thời hiện tại, nhân vật “tôi”

đang tham gia vào một trận đánh. Anh gặp một đồng chí lái xe tên Hàm. Chính Hàm đã kể cho anh nghe chuyện tình yêu của mình và Chuyên. Câu dẫn vào chuyện rất tự nhiên:

“Câu chuyện này bắt đầu từ một bìa rừng.[…] Chúng tôi có ba người. Tôi là phóng viên của một tờ báo mặt trận. Hàm là lái xe và cậu Huân, một tay lái phụ cũng đi với Hàm.” (Ráng

đỏ) [18, tr.325]

Nhân vật “tôi” ở lớp truyện thứ nhất là người kể chuyện nhưng ở lớp truyện sau lại là người nghe câu chuyện. Lớp truyện đầu chỉ mang tính chất giới thiệu nhân vật, nơi kể chuyện cũng là nơi diễn ra câu chuyện sắp kể: vùng Khe Cạn. Chính địa điểm này khơi nguồn cho nhân vật Hàm liên tưởng và tái hiện câu chuyện. Do đó, nó góp phần gia tăng tính xác thực và sinh

động của câu chuyện.

Lớp truyện thứ hai: câu chuyện tình đẹp và buồn của Hàm trong quá khứ được kể bằng lời của nhân vật Hàm tại chính Khe Cạn. Cốt truyện kiểu này mở rộng phạm vi không gian – thời gian kéo theo việc mở rộng sự kiện, biến cố qua hồi tưởng của nhân vật Hàm. Vì thế nó tuân thủ theo logic tâm trạng của nhân vật.

Kết thúc truyện trở về thời hiện tại. Nhân vật tôi thể hiện ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ về

câu chuyện tình mà đồng đội của mình đang kể:

“Câu chuyện về cái ráng đỏ ấy là như thế nào nhỉ? Nó là một truyền thuyết hay là câu chuyện thần thoại nào ai đã biết.[...] Nhưng thôi, hãy khoan nói đến những chuyện đó, giờ đây sự kỳ diệu là cái ráng đỏ ấy vẫn đang hiện ra với những người chiến sĩ chúng tôi trong mỗi buổi lên đường.” [18, tr.374]

Có thể thấy, kiểu truyện lồng trong truyện có nhiều lớp lang. Nhưng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện trong lớp truyện thứ nhất luôn đóng vai trò chủ đạo. Đó là nhân vật đại diện nhà văn phát ngôn cho chủđề, tư tưởng của truyện, đồng thời tạo ra một ấn tượng cảm xúc. Vì vậy, ngay cả trong kiểu truyện này, cốt truyện cũng chỉ đóng vai trò như là một phương tiện bộc lộ tư tưởng, bức tranh tâm trạng của nhà văn.

2.2.1.3 Kiểu cốt truyện đơn tuyến

Từ sau 1986, cốt truyện của Đỗ Chu có sự thay đổi. Nhà văn tập trung xây dựng tình tiết, sự kiện và các biến cố. Một số truyện lôi cuốn người đọc bởi yếu tố bất ngờ và đột biến trong tâm lý nhân vật. Đó là một loạt truyện theo mô típ kể về cuộc đời và bi kịch của con người sống trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt như Cánh đồng không có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng, Mê lộ, Ngày đang trôi, Họa mi hót… Các truyện ngắn này có khả năng phản ánh một số phận, một cuộc đời nhân vật trong sự đa chiều phức tạp

của đời sống. Vẫn trung thành với kiểu cốt truyện tâm lý, truyện của Đỗ Chu xây dựng ít nhân vật, ít thoại, ít hành động nhưng nhiều hồi tưởng, nhiều độc thoại nội tâm, nhiều giọng điệu trần thuật tạo nên các bè giọng khác nhau làm sinh động cho chuyện kể. Và hơn hết các truyện tạo

được mạch ngầm tư tưởng, tạo nên những cơn “chấn động” trong lòng đọc giả. Chính vì thế

những truyển tập từ sau 1980 như Mảnh vườn xưa hoang vắngMột loài chim trên sóng được giới nghiên cứu và công chúng đón nhận nhiệt thành. Nó thể hiện sự “lột xác” của Đỗ Chu khỏi lối mòn trước đây.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 41 - 46)