Tình huống truyện

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 46 - 56)

Tình huống truyện là một bộ phận cấu thành của cốt truyện. Trong kiểu cốt truyện tâm lý, nhà văn thường lựa chọn, sử dụng một số kiểu tình huống nhằm thúc đẩy mạch vận động của câu chuyện và tạo sự thú vị bất ngờ. Tình huống truyện cũng tham gia vào quá trình tạo dựng kết cấu truyện rất đặc trưng của Đỗ Chu. Qua khảo sát các tuyển tập truyện ngắn, ta có thể thấy các kiểu tình huống sau:

2.2.2.1 Tình huống gặp gỡ – yêu nhau – chia tay

Kiểu tình huống này thường xuất hiện trong các tác phẩm trước 1975. Nhân vật chính là những người lính. Họ gặp gỡ và đem lòng yêu thương một cô gái nào đó. Tình yêu chớm nở, e

ấp, dịu dàng. Nhưng hoàn cảnh thời chiến khiến họ phải xa nhau. Vì thế truyện man mác những nỗi nhớ nhung của các chàng trai cô gái. Có thể họ may mắn gặp lại nhau trong trận chiến, ở

những hoàn cảnh đặc biệt làm cuộc sống trở nên thú vị, bất ngờ. Có thể họ không gặp lại nhau. Vì thế tình yêu ấy cứ theo họ suốt chặng đường hành quân. Nó trở thành chủ đề chính trong những câu chuyện kể cho đồng đội mình nghe. Có thể thấy qua các truyện như Ráng đỏ, Phù sa, Mưa tạnh, Đường qua nhà, Tâm sự người ở lại, Chiến sĩ quân bưu…

2.2.2.2 Tình huống trở về – gặp lại – nhân vật tìm thấy hạnh phúc

Kiểu tình huống này xuất hiện trong những truyện ngắn sau 1975. Người lính trở về sống trong sự mòn mỏi, cô đơn. Chính sự gặp gỡ những người từng gắn bó với họ năm xưa (đồng chí, người yêu, đối thủ…) đã làm sống lại những năm tháng quá khứ. Các tình huống tâm lý kiểu này có tác dụng gợi mở cả một thế giới nội tâm bí ẩn. Chúng tô đậm chất bi kịch trong cuộc đời những người lính trở về. Họ và những người thân xung quanh từ những bất hạnh, nỗi

đau đó mà ngẫm về số kiếp, thân phận của cá nhân mình, gia đình mình, thấy thấm thía cuộc

Từ quá khứ triền miên không dứt, họ hướng đến thực tại, ý thức về tương lai. Nhân vật vì thế có sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ và tìm kiếm cho mình hạnh phúc đích thực. (Mận trắng, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng, Họa mi hót, Cánh đồng không có chân trời…) Kết thúc truyện luôn là sự đoàn viên, sum họp trong hạnh phúc muộn màng.

Một điều dễ nhận thấy là các nhân vật của Đỗ Chu bị mất cân bằng trong thực tế cuộc sống. Họ chìm ngập trong quá khứ đến mức lẫn lộn giữa hai ranh giới thời gian đó. Và để cân bằng, Đỗ Chu buộc để cho các nhân vật đóng vai trò “thức tỉnh” xuất hiện làm nhiệm vụ dẫn dắt họ đi qua miền ký ức, đi qua “mê lộ” ấy để trở về thực tại. Đó là lý do khiến kết cấu truyện luôn đan xen, tạt ngang các khoảng không gian, thời gian quá khứ - hiện tại của dòng hồi tưởng, tâm trạng rất khó nắm bắt.

Tình huống “trở về – gặp lại – nhân vật tìm thấy hạnh phúc” như là hành trình đi tìm một câu hỏi chưa có lời giải đáp của các nhân vật chính trong truyện. Sự tồn tại của anh ta trong hiện tại với sự mòn mỏi, cô đơn và bất hạnh buộc mọi người phải đi tìm câu trả lời : tại sao số

phận anh ta lại như thế? Trong cuộc tìm kiếm đó, cốt truyện buộc phải mở rộng không gian ký

ức, không chỉ ký ức của nhân vật chính mà còn ký ức của các nhân vật tham gia vào câu chuyện trong quá khứ. Từ đó hiện tại mới được soi chiếu, mọi sự thật mới được phô bày, chân dung, cuộc đời nhân vật chính mới hiện lên đầy đủ nhất. Vì vậy truyện là sự hồi tưởng liên hoàn của các nhân vật nhằm phục vụ cho chủ đề của tác phẩm : tìm kiếm chân dung tinh thần của con người. Trữ trong Mê Lộ là một trường hợp như thế. Trong kiểu tình huống này, Đỗ Chu chú ý

đến các biến cố trong cuộc đời nhân vật. Mục đích của nhà văn là thông qua biến cố, sự kiện mà bày tỏ thế giới tâm hồn. Vì vậy những truyện tưởng như có cốt truyện cũng trở thành “phi cốt truyện” vì nó dàn trải theo dòng cảm xúc. Người đọc khó nắm bắt sự kiện, quá trình phát triển các biến cố cũng như khó tóm tắt lại câu chuyện. Đọc xong truyện nào cũng thấy mở ra mênh mông xúc cảm của các nhân vật “vai chính”. Các truyện ngắn sau 1980 như Cánh đồng không có chân trời, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng, Mê lộ, Quanh một bàn tiệc…đều được chú tâm xây dựng các biến cố. Chính từ những biến cố đó buộc nhân vật lựa chọn cách sống và hành động phù hợp với tính cách của mình. Biến cố thúc đẩy chuyện vận

động, phát triển và mở ra một hướng đi, một cách giải quyết cho nhân vật. Từ đó chủ đề tư

Nhìn chung, truyện của Đỗ Chu có thể xếp vào loại cốt truyện tâm lý (kể cả ở kiểu cốt truyện đơn tuyến). Nó cho phép tạo ra một lối kết cấu rất đặc trưng: kết cấu theo dòng cảm xúc hòa hợp giữa nội tâm và ngoại cảnh. Đỗ Chu thường bắt đầu miêu tả những trạng thái cảm xúc của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên. Các biến thái từ thế giới bên ngoài thường mang tính tình huống khởi sinh cảm giác, gợi nhắc ấn tượng và khơi nguồn tâm trạng. Ta bắt gặp một mô típ rất quen thuộc : sự tương giao với ngoại cảnh làm khơi gợi quá khứ của nhân vật. Nó xuất hiện hầu hết trong các cách mào đầu truyện ngắn của ông. Nó tạo nên duyên cớ tuôn trào dòng cảm xúc, suy tư. Trong truyện ngắn Tháng Hai, mở đầu bằng việc miêu tả thiên nhiên vào xuân

ở một vùng đồi núi: “Năm ấy mưa xuân phủ khắp đồi. Con đường rải sỏi cứ tươi roi rói như

tấm lụa điều của mấy bà thơ nhuộm treo phất phơ trước cửa hàng vào những phiên chợ huyện. Con đường chạy vòng vèo qua xóm Trại, qua ngõ nhà Xiêm rồi chạy miên man lên vùng hồ cây giẻ. Những bụi giẻ gai mọc hai bên đường cũng vậy, um tùm và xanh ngát, chúng rì rào cùng gió, thỉnh thoảng một con chim gì lông lốm đốm trắng lại từ trong lùm lá bay vụt lên, nó hót tính tang, tính tang.”[18, tr.423]

Từ khung cảnh trữ tình ấy, truyện khơi nguồn tâm trạng của nhân vật Xiêm – chủ thể trữ

tình của bức tranh thiên nhiên. Một nỗi luyến tiếc, giận dỗi xen lẫn trách hờn len lén vào trong tâm tư Xiêm khi biết những cán bộ địa chất đã ra đi mà không một lời từ biệt: “Xiêm cầm một cành củi gảy tung những lớp tro ướt át lên. Cô muốn tìm trong đó dư âm của những buổi gặp gỡ vừa qua, ở chỗ này. Chính là cô đã ngồi với các anh ở chỗ này, mới tối hôm qua chứ nào đã xa xôi gì.”[18, tr.424]

Sau khoảnh khắc tâm trạng tạo ra bởi ngoại cảnh, ký ức chợt ùa về. Trong ký ức ấy, câu chuyện của những người cán bộ địa chất hiện lên rõ mồn một: “Đó là chuyện của những người từ nơi xa mới mang tới vùng đất buồn tẻ này.” [18, tr.425]

Cũng giống như Thạch Lam, có thể thấy mỗi truyện ngắn của Đỗ Chu là một dòng cảm giác. Cái khéo léo của nhà văn là tạo nên sự hòa hợp tự nhiên sinh động giữa thiên nhiên, ngoại cảnh với tâm hồn người. Đỗ Chu đã dụng công miêu tả thiên nhiên như một môi trường tâm lý và đặc biệt hơn là một kiểu nhân vật trữ tình làm nảy sinh tâm trạng, đồng thời được cảm nhận theo các cung bậc, trạng thái tâm hồn của nhân vật: “Ngoài ấy là biển. Biển đang thở. Bãi bờ đang thở. Những nhịp thở trầm quyện nồng nàn. Mặt trời đang đỏ lên sưởi ấm tất cả. Tiếng

chuông nhà thờ từ trong các làng ngân nga nhè nhẹ. Lăng đứng ngẩn ngơ giữa một vùng trời nước vắng vẻ. Mùi bùn mặn làm anh thấy ngất ngây say.”[18, tr.724]

2.2.3 Nhân vật

Nói đến tác phẩm là nói đến nhân vật, vì nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực:“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy một sáng tác”. [37, tr.127] Dựa vào mạch cảm hứng sáng tác của nhà văn, có thể thấy Đỗ Chu tạo dựng các kiểu loại nhân vật sau: nhân vật lý tưởng, nhân vật tính cách – số phận, nhân vật tư tưởng. Mỗi kiểu nhân vật có phương thức thể hiện riêng nhằm khái quát chủ đề tác phẩm cũng như tư

tưởng của nhà văn.

2.2.3.1Nhân vật lý tưởng

Nhân vật trung tâm trong dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là hình ảnh những con người mới, giác ngộ lý tưởng cách mạng, làm chủ cuộc đời và làm chủ vận mệnh của mình. Hòa trong nguồn mạch ấy, nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Chu trước 1975 hầu hết là kiểu nhân vật được khắc họa bằng bút pháp lý tưởng hóa.

Có thể thấy nhân vật giai đoạn trước 1975 của Đỗ Chu mang một gương mặt tinh thần chung như nhận xét của nhân vật Hàm trong truyện Ráng đỏ. Với anh, họ “đều trở nên gần gũi và dễ hiểu, đều trở thành một vẻ đẹp chung gắn bó với mỗi chúng tôi”. “Một dáng người đứng bên đường vẫy chào, một gương mặt trầm tư lướt qua cửa xe, một nụ cười của ai mà ta đã gặp

ởđâu rồi, một giọng nói nào như giọng nói của người quen mà không kịp nhớ và những đôi mắt của lòng tin cậy biết nói cho ta nghe những chuyện đâu dễ hôm nay nói hết được thành lời”.

[18, tr.344] Đó là những gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đến tâm hồn, phẩm chất. Nhân vật của ông miêu tả bao giờ cũng thanh tú, lịch lãm, hiền lành. Bút pháp miêu tả chân dung ít nhiều mang tính ước lệ. Có thể nhận thấy qua các nhân vật như Chuyên, Quế, An, Lân, Hàm, Sơn, Vĩnh, Hạnh Nguyễn, Nham…

Nhân vật được chú trọng khắc họa tâm trạng, thế giới tình cảm cùng với những rung động tinh tế trong tâm hồn. Vì vậy nhân vật ít đối thoại, ít hành động. Họ hiện lên với những khoảnh khắc tâm trạng mơ hồ, tinh tế hoặc dòng độc thoại nội tâm miên man. Có thể nhận thấy nhân vật của nhà văn mang dấu ấn cái “tôi” trữ tình rất rõ nét. Nhân vật chính trong các sáng tác của

Đỗ Chu thường có tâm hồn nghệ sĩ, nhạy cảm với những biến thái của thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê. Đặc biệt các nhân vật đều có một vùng thương nhớ, vùng hồi ức, kỷ

niệm mênh mang như sương khói: Tuân trong Hương cỏ mật, Hàm trong Ráng đỏ, Vĩnh trong

Tháng Hai, Nghĩa trong Một người lính trở về…. Đó là cái đặc tính nghệ sĩ của Đỗ Chu đã truyền sang cho nhân vật của mình. Ở điểm này thì Đỗ Chu rất giống với nhà văn Thạch Lam – ngòi bút hướng vào khai thác những biến thái tinh tế, linh diệu của tâm hồn. Tuy nhiên, nhân vật Đỗ Chu không dụng công miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp như các nhân vật trong tác phẩm của Hồ Dzếnh, Thạch Lam, Nam Cao…Nó chỉ dường lại ở những cảm giác, ấn tượng, nghĩ suy, trăn trở trước hiện thực cuộc sống.

Đỗ Chu đã xây dựng được một số mẫu hình nhân vật đẹp trong chiến tranh như Chuyên, Quế, Vĩnh, Hàm….Chuyên là cô thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh để cứu xe trong một trận bom càn của Mỹ. Trong ký ức đồng đội và nhà văn, cô là “cái ráng đỏ trong mỗi buổi chiều tà vẫy gọi những đoàn xe lên đường”. [18, tr.374] Cô là niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai của đoàn quân. Quế là cô văn công hiền lành nhưng gan góc, kín đáo nhưng nhiệt tình sôi nổi. Đồng đội đã ví cô đẹp và bền bỉ như một nhành quế rừng các chiến sĩ vẫn gặp trên

đường hành quân. Còn Vĩnh là một cán bộ địa chất xông xáo đi đầu tìm ra các mỏ muối, quặng. Anh là một chàng thanh niên có lẽ sống đẹp, một nghệ sĩ tài hoa sống, cống hiến và yêu hết mình.

Nhìn chung, nhân vật của Đỗ Chu là hóa thân của lý tưởng cách mạng, của vẻ đẹp con người thời đại anh hùng. Nhà văn dụng công xây dựng những mẫu hình đẹp chứ chưa đạt đến kiểu nhân vật có tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Do đó Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét là “chưa có nhân vật nào đủ hình đủ bóng, chưa có con người nào khả dĩ vượt khỏi trang sách chuyện trò cùng chúng ta.”[56, tr.25] Chỉ đến giai đoạn sau 1975, kiểu nhân vật tính cách – số phận mới xuất hiện mang lại dấu ấn riêng cho các trang văn của ông.

3.2.3.2Nhân vật tính cách – số phận

Từ sau 1975, Đỗ Chu tập trung khai thác những nhân vật tính cách – số phận. Chính những biến đổi của thực tại làm thay đổi quan điểm, cách nhìn của nhà văn. Ngòi bút của ông hướng vào khai thác, lý giải bi kịch tinh thần của các nhân vật. Đó là những người lính trở về

như Đống (Mảnh vườn xưa hoang vắng), Trữ (Mê lộ), Thuyên (Mận trắng), Vĩnh (Tháng hai), Thiều (Ngày đang trôi), những người phụ nữ gắn bó với cuộc đời người lính như Lân (Mận trắng), chị Thuần (Cánh đồng không có chân trời), mẹ của Trữ (Mê lộ), vợ của Hinh (Người của muôn năm trước)…Ông đi sâu miêu tả quá trình tâm lý, sự vận động trong tư tưởng, tính

cách để làm nổi bật lên chân dung tinh thần của nhân vật. Vì thế nhân vật được khắc họa qua dòng độc thoại nội tâm, ngẫm ngợi, suy tư nhiều hơn là hành động.

Tính cách nhân vật của Đỗ Chu đậm nét hơn và sinh động hơn qua hai tập truyện ngắn

Mảnh vườn xưa hoang vắngMột loài chim trên sóng. Một số nhân vật đã được cá thể hóa, có thể kể đến như Đống, Lãi (Mảnh vườn xưa hoang vắng), Trữ (Mê lộ), Hinh (Người của muôn năm trước), Thiều, Đắc, Hồng (Ngày đang trôi).

Đống trong Mảnh vườn xưa hoang vắng được miêu tả như một vị tướng bản lĩnh. “Con người từng bị giáng liền một lúc hai cấp, sáu tháng lương Đảng vì một trận đánh thất bại nhưng mặt vẫn không hề biến sắc, tiếng vẫn âm vang và đôi chân vẫn đứng thẳng. Đi vào những trận đánh sau đó vẫn giương cái trán bướng bỉnh lên trước, hai vai chỉ hơi cúi xuống mỗi khi nghe có tiếng trái phá rít qua đầu.”[16, tr.26]. Con người ấy sinh ra để làm những việc phi thường chứ không màng đến những việc tưởng chừng rất thiết yếu với cuộc sống : kiếm ăn. Lúc nào anh cũng giương giương đóng vai trò một hiệp sĩ, nghĩ và hành động những việc viển vông. Vì thế anh trở nên lạc lõng ngay chính trên quê hương mình. Anh sống nghiêm túc và trong sạch nhưng cứng nhắc đến mức thành cố chấp: khăng khăng làm theo những gì mình muốn, “khăng khăng chỉ biết yêu có một người”“bắt người ta chỉ được phép yêu có một mình anh”.[18, tr.982] Mặc cho mọi người phản đối, Đống vẫn kiên quyết mưu sinh bằng nghề

thổi kèn đám ma. Anh còn nuôi cái ảo tưởng khôi phục lại hội Chen để chắp nối tình xưa với người phụ nữ mình yêu năm xưa. Mặc dù bây giờ cô ta đã có gia đình. Mọi suy tính của Đống

đều không thành. Những cú sốc tinh thần này khiến Đống cay đắng nhìn thẳng vào hiện thực. Nhân vật không còn ảo tưởng như trước mà lặng lờ chìm trong những nghĩ suy, trăn trở về thời cuộc: “Cái thời anh đang sống là thời gì nhỉ, là thời của một cuộc cách mạng vĩ đại, thì đã

đành, nhưng nó cũng là thời của sự bần cùng chăng, có phải vậy thật chăng, nếu đúng vậy thì buồn biết mấy.” [18, tr.948] Kiểu nhân vật này của Đỗ Chu có thể đại diện cho một thế hệ

những người lính giàu lý tưởng, nhưng thiếu cái nhìn thực tế; giàu nhiệt huyết nhưng thiếu linh hoạt trong cuộc sống. Va chạm với “đời”, họ thường gặp phải bi kịch vỡ mộng.

Trong một số truyện của Đỗ Chu, tính cách là nguyên nhân làm nên số phận của nhân

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)