Chất thơ trong tùy bút Đỗ Chu

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 99 - 104)

Tùy bút thiên về phản ánh đời sống theo con mắt chủ quan của người viết. Do đó yếu tố

cảm xúc chiếm vai trò quan trọng. Nhân vật trữ tình thường là nhân vật “tôi”, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả. Cái “tôi” trữ tình trong tùy bút được xem là một yếu tố chuyển tải chất thơ. Bởi vì nó trực tiếp bộc lộ thế giới cảm xúc của nhà văn – nhân vật trữ tình của tác phẩm. Đồng thời nó cho phép ghi nhận, nắm bắt mọi sắc thái của cuộc sống và tâm hồn con người trong sự tinh tế, nhạy cảm nhất. Có thể nhận thấy chất thơ thể hiện qua cái “tôi” của nhà văn, vẻ đẹp của ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật.

2.2.2.1Cái “tôi” trữ tình của nhà văn

Phan Huy Dũng nhận xét rằng các trang tùy bút của Đỗ Chu “thâm trầm, uyên áo và sâu xa.” [22, tr.61] Nó có thể “ám ảnh” người ta bởi tâm trạng người viết, bởi giọng văn, cách nghĩ, bởi một vài chi tiết mà khi hồi tâm lại cứ ngơ ngác không biết nó được viết ra từđoạn nào,

để làm gì? Có được điều này là do những trang tùy bút của Đỗ Chu miên man trong dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình. Ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc, cái tôi hoài cổ và cái tôi ưu tư

thời cuộc qua các trang tùy bút của ông.

Cái “tôi” dạt dào cảm xúc thể hiện tập trung qua tập tùy bút Những chân trời của các anh. Đó là tâm trạng yêu thương, tự hào, hạnh phúc, ngưỡng vọng, căm hờn, đau xót…Một tập hợp cung bậc xúc cảm tề tựu ởđây. Nhân vật “tôi” kể về những sự kiện trọng đại của đất nước,

về những chiến sĩ dũng cảm chiến đấu và hy sinh, về những người chung tay xây dựng cuộc sống mới, về những công trình vĩ đại của đất nước đang mọc lên….Từ đó nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước mùa xuân mới của dân tộc. Một lời ru cũng đủ sức làm lay động trái tim chàng trai đang hân hoan trước cuộc đời mới : “Những lời ru chỉ một lần thoáng nghe mà đủ

sức đi vào lòng ta mãi mãi khiến ta cảm thấy đất dưới chân nóng bỏng, và khẩu súng vác trên vai bỗng trở nên nhẹ nhõm. Và lòng ta dịu mát, e ấp một niềm vui về một ngày mai đất nước nở

hoa”. [14, tr. 97] Thêm một mùa xuân, lại thêm một tuổi đời, nhà văn Đỗ Chu bồi hồi nghĩ về

trách nhiệm của mình đối với đất nước : “Tôi tự hỏi mình, anh đang ở tuổi bốn mươi, anh nghĩ

gì về chính anh, nghĩ gì về đất nước? Nghĩ gì về những ngày đã qua và những năm tháng đang

đến? Nghĩ gì về lẽ sống, về kiếp người, về cái có thể và cái không thể, cái hữu hạn và cái vô hạn, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, của anh và của nhân dân anh? [14, tr.105]

Cái “tôi” hoài cổ thể hiện xuyên suốt qua các trang tùy bút của Đỗ Chu. Có thể nói Đỗ

Chu là một con người vọng cổ. Không chỉ trong truyện mà cả tùy bút, các nhân vật của ông đều chất chứa một vùng thương nhớ về những ngày đã xa. Ta cảm nhận được tình cảm da diết và lâng lâng của tác giả khi hoài niệm về quá khứ: “Đêm mùa xuân dìu dịu hương cây, hương lá, dìu dịu những nỗi niềm, những ý tưởng, tôi bồi hồi tìm về tổ ấm, về với một mảnh vườn xưa thân ái của mình.” [14, tr.87], trong nỗi niềm bâng khuâng về tuổi thơ đã trôi qua : “Tuổi thơ

tôi đang lùi xa dần theo năm tháng như chiếc thuyền nan đang khuất dần vào cõi vô cùng, đến một lúc sẽ như một cánh chim bay lẫn vào mây khói chỉ còn để lại cái bóng của nó trong sóng hồ, trong đáy một vũng nước đọng dưới lòng khe.” [21, tr.267] Thấp thoáng trong các trang tùy bút luôn là cái tôi hoài vọng về tuổi thơ, một tuổi thơ trong vắt như một giấc mơ cổ tích : “Đêm nằm trằn trọc khó ngủ, tôi mong sẽ có một lần được trở lại giấc mơ của tuổi thơ. Bà lão ngồi trong một mái lều dưới bóng cây đa cổ tích, mau mắn xếp những trái thị chín vàng lên mặt chõng, vó ngựa gõ dập dồn và chị Tấm từ sau khung cửa khoan thai bước ra trong xiêm áo ngày hội. Rồi bàn chân con gái ngượng ngùng ướm lên chiếc hài vương giả. Bóng chị đi ẩn hiện sau bờ giậu đầy bướm hoa, mùi thị chín ngào ngạt một vùng non nước”. [21, tr.19]

Đặc biệt trong hai tập tùy bút Thăm thẳm bóng ngườiTản mạn trước đèn. Cái “tôi”

này thường biểu hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa, nuối tiếc, hụt hẫng và ngỡ ngàng khi tìm lại các dấu vết xưa.Ta thấy bóng dáng một Đỗ Chu với cái tôi xê dịch, thích tìm về lối xưa, cảnh cũ. Đó là hình ảnh một thi nhân miên man đi tìm những bóng người, bóng cảnh thăm thẳm.

“Lớn lên tôi có một thời thích lang thang trong nhiều xóm ngõ của làng Niềm để tìm dấu xưa, hay đứng ngẩn ngơ trước một cái cổng lớn có đắp chữ Nho làm Đại tự, có mảnh sân lớn lát gạch Bát Tràng, có ao sen, có hòn non bộ, có bóng hoàng lan, hỏi liệu đây có phải là nhà bà Hồng, bà Tuyết ngày xưa không, người ta lắc đầu bảo đây là nhà ông Phán Cư, con cháu giờ đang ở bên Pháp, bên Mỹ không thấy ai buồn về nhòm ngó nữa.” [19, tr.357]

Đỗ Chu nhắc nhiều đến bến sông Tương. Bến sông ấy hóa ra là vẻ đẹp xưa mà một đời nhà văn kiếm tìm. Nó chỉ còn trong hoài niệm về quá khứ, hoặc trong thi ca xưa. Ta bắt gặp cái

“tôi” tương tư một bến sông Tương thấp thoáng qua trang tùy bút của ông:

“Đêm đêm trước đèn mình thức với mình, tôi vẫn mông lung đi tìm cái dòng Tương muôn thưở ấy. Tôi vẫn tin là đang có nó, nó vẫn đang chảy trong lòng đời sống dân tộc. Nó là dòng sông của thi ca, là tình yêu, là nguồn cảm hứng vô tận để chúng ta sống và sáng tạo, là nguồn trí tuệ đáng tin cậy nhất trong sứ mệnh dẫn đường.” [19, tr 272]

“Gánh vàng đi đổ sông Ngô

Đêm nằm mơ tưởng đi mò sông Tương”

Suốt một đời nhà văn đi tìm sông Tương mà vẫn chưa gặp nó. “Ở vùng chúng tôi có tổng Tiêu Giang, lại có xã Tương Giang. Ngờ rằng sông Tiêu Tương nằm ngay chỗ ấy. Sen súng um tùm ven bờ tre, trong ruộng lúa, ao chuôm, đầm lầy. Có thể đấy là dấu vết của dòng sông cổ

tích chăng. Đám trẻ thì bảo chẳng có sông Tương, nó ở bên Tàu, người già thì kể có sông Tương nhưng nó chỉ là một con ngòi nhỏ, hát mãi, kể mãi mà thành. Nhiều năm tôi đi xa, nhưng

đi xa mấy rồi có lúc cũng phải quay về, mỗi lần trở về là lại một lần qua nơi ấy, là lại phải bận tâm nghỉ tới một dòng sông nay đã biến mất ngay trước mắt mọi người, từ lúc nào không hay.”

[19, tr 264]

Ta bắt gặp con người nặng nợ với vẻ đẹp xưa…

Cái tôi ưu tư thời cuộc cũng thể hiện đậm nét qua các trang tùy bút Đỗ Chu. Nhà văn trầm mặc suy tư về các vấn đề lớn của đất nước, dân tộc. Tản mạn trước đèn là hình ảnh một con người ngồi dưới ngọn đèn mờ tỏ, trải lòng mình ra trang giấy. Ngọn đèn soi rõ tâm can con người. Nhân vật “tôi” ngẫm ngợi về cuộc đời, về dòng chảy thời gian với bao buồn vui của kiếp người: “Trong bóng những người thân có bóng ta, ta tìm thấy mình trong đó. Lũ trẻ lớn lên lại sẽ có buồn vui của riêng chúng, những bài hát của riêng chúng, còn ta vẫn đang có những bài hát của mình, một thời của mình.” [21, tr.168]

Đỗ Chu hay trăn trở về số kiếp của con người : “Không thiếu những kiếp sống tẻ nhạt, thời gian trôi qua vô vị, nhưng cũng không thiếu những cuộc đời đằm thắm, một ngày qua là một ngày tự hào về con đường mình đã chọn…Có nhiều cuộc đời ngắn ngủi, đi qua nhanh chóng như một vệt sao băng giữa trời, vậy mà cứ sáng chói lòa trong tâm khảm mỗi người.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[14, tr.116]

Cái tôi ưu tư trầm mặc soi xét các giá trị của bản thân là hình ảnh luôn trở đi trở lại trong các trang tùy bút Đỗ Chu. Trong tùy bút Thăm thẳm bóng người, nhà văn tự vấn mình: “Suốt

đêm tôi thức ngắm những trái bưởi cuối mùa lặng lẽ tỏa hương trên chiếc bàn đá có đặt cốt của bà. Những cành bưởi chỉ to bằng cổ tay người chứ có là bao. Và tôi tự thấy phải hỏi mình, liệu

đời mình có sánh nổi cây bưởi kia không.” [21, tr.120]

Dấu ấn chủ thể trữ tình là một đặc trưng không thể thiếu của thơ. Đỗ Chu biến những trang tùy bút của mình thành những trang thơ khi bộc bạch cái “tôi” đầy xúc cảm dào dạt. Qua cái “tôi” ấy ta bắt gặp chân dung tinh thần của nhà văn - một con người tinh tế, giàu yêu thương và nặng lòng với quê hương, đất nước.

2.3.2.2Chất thơ trong ngôn ngữ tùy bút

Ở địa hạt thể ký có thể xem Nguyễn Tuân là người rất kỳ công trong việc lựa chọn, sáng tạo và vận dụng ngôn từ. Vì thế ông được mệnh danh là bậc thầy của ngôn ngữ. Còn Đỗ Chu là người được đánh giá cao về văn phong và được coi là nhà văn luôn chú trọng tới vẻ đẹp và “sức bật” của câu văn. Chính vì thế mà Tô Hoàng đã nhận xét: “Người khó tính cũng phải thừa nhận, ở Đỗ Chu văn phong trang hoàng, có những đoạn đẹp đến chuẩn mực.” [39] Ngôn ngữ

của Đỗ Chu tươi đẹp, hiền hòa chứ không cốt phô diễn cá tính mạnh mẽ như nhà văn Nguyễn Tuân. Về phương diện này, Đỗ Chu gần với Hoàng Phủ Ngọc Tường và Vũ Bằng hơn. Nhưng cái phần “chuẩn mực” thì hiếm ai bì với nhà văn Đỗ Chu. Vẻ đẹp trong ngôn ngữ của ông thể

hiện ở cách sử dụng ngôn từ giàu chất thơ như đã phân tích trong phần truyện ngắn. Nhưng điều

đặc biệt trong tùy bút của Đỗ Chu là sự vận động, phát triển trong ngôn từ . Ở tập tùy bút đầu tay Những chân trời của các anh, ngôn từ đẹp như luôn có cánh vút bay cùng cảm hứng sử thi lâng lâng. Đó là thứ ngôn từ miêu tả và biểu hiện mượt mà, giàu sắc thái, cảm xúc. Đặc biệt ông thường sử dụng một hệ ngôn từ rất trang trọng, đề cập đến các vấn đề lớn như Đảng, cách mạng, lẽ sống, dân tộc, thời đại, cốt cách Việt Nam, dân tộc Việt Nam, chiến tranh, hòa bình, máu, nước mắt, mùa xuân, tuổi trẻ, sức trẻ, nhân dân, Tổ quốc Việt Nam, sức mạnh Việt Nam,

sức mạnh nhân dân, khuôn mặt đất nước, thế kỷ, thời đại, nô lệ, xiềng xích….Hệ ngôn từ rất phù hợp phản ánh không khí thời đại sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. Con người cảm xúc trước những vấn đề rất trọng đại của đất nước mà chắp bút. Cũng chính vì vậy mà ngôn từ của ông mang vẻ đẹp trang hoàng và mẫu mực. Ở hai tập tùy bút sau, ngôn từ Đỗ Chu nhanh chóng tiếp cận thời kỳ đổi mới, trở nên đa dạng, linh hoạt và mang chất “đời” nhiều hơn.

Với vốn văn hóa phong phú, vốn sống và tài viết văn của mình, Đỗ Chu đã kết hợp nhuần nhụy những kiến thức “đông, tây, kim, cổ”. Chính điều này khiến văn phong ông vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa dí dỏm, hài hước vừa đằm thắm, trữ tình.

Khảo sát hệ ngôn từ trong tùy bút Đỗ Chu, có thể thấy các dạng sau:

-Ngôn ngữ biểu cảm mang tính văn học:

Tác giả sử dụng các hình tượng, biểu tượng mang tính ẩn dụ, so sánh giàu liên tưởng:

“Dòng chảy của một nền văn học chẳng khác nào dòng chảy của một con sông mẹ. Trong quá trình đi tới nó đã diễn ra nhiều hình thế, đôi khi phức tạp. Lúc thì thắt mình lại làm nên ghềnh thác, lúc mở lòng ra đón nhận phụ lưu, sau nhiều uốn lượn nó tỏa nhánh gặp biển. Nơi ấy là cửa sông mênh mang bờ bãi, rất dễ ngỡ ngàng, dễ bị ngợp khi muốn nhận hướng….”

[19, tr.217]

Nói về cốt cách Việt Nam trên đất Thái, ông so sánh những con người ấy là “những con chim Lạc lìa đàn”, “là hạt giống Việt” luôn biết lưu giữ truyền thống văn hóa:

“Họ là những con chim Lạc lìa đàn còn biết lưu lại dấu vết chân móng của mình trên tang trống đồng cổ tích, là những con chim Lạc lúc vỗ cánh bay đi trăm ngả vẫn còn biết để

bóng dáng mình ở lại với nước non”. [21, tr.27]

Đỗ Chu còn xác lập được những khái niệm văn chương mới, gọi tên các sự vật hiện tượng bằng những từ ngữ rất “đắt” : “Các nhà văn mới mỗi người một vẻ, họ giống như những trái núi nằm đấy, ngày ngày ai cũng trông thấy, ấy vậy mà càng ngắm lại càng thấy lạ. Mỗi ngày lại thấy thêm ở họ lộ ra một cái mới. Cái mới không phải ở cá tính riêng, cá tính dẫu thế

nào cũng chỉ là cái dáng kiêu, phần ta cần tìm ở họ là cái cốt kiêu.” [21, tr.84]

Những con chữ bình thường được nhà văn tách ghép, kết hợp và đặt nó vào một quan hệ

mới, lập tức tạo ra một trường nghĩa mới, đầy sáng tạo. Đỗ Chu như đánh thức tiềm năng của từng con chữ khiến nó không yên vị ởđời sống nghĩa bình thường nó vốn có.

Văn Đỗ Chu mang phong vị cổ kính. Có được điều này là do nhà văn sử dụng hệ thống ngôn từ cổ xưa kết hợp với việc viện dẫn các câu đối chữ Nho, câu văn thơ chữ Hán, và sự cắt nghĩa, lý giải chúng. Tất cả tạo cho các trang tùy bút phảng phất không khí cổ xưa. Ông cũng thường xuyên sử dụng các thuật ngữ, từ cổ khi bàn về đạo đức, lối sống của các bậc hiền triết xưa:

“Cụ Khổng Tử dặn nan đắc hồ đồ, nghĩa là người quân tử khó lòng mắc vào những chuyện hồ đồ, nhưng đến thời Tống, một ông họa sĩ nổi tiếng là Trịnh Bản Kiều đã mạn phép mà bổ sung thêm một ý tôi cho là hóm, ông ấy bảo tiểu hồ đồ tiên, nghĩa là cũng nên có chút hồ đồ mới hay, tiên ở đây là cái vui thánh hiền.” [21, tr.78]

Tùy bút của Đỗ Chu hay luận bàn về chữ Hán và chuyện văn chương: “Mỗi lối thảo đẹp một vẻ, duyên dáng ý tứ là cách Khuê nữ bộ xuân, mãnh liệt bất chấp là Thiếu niên cự

phách…Rung rinh lay động như con giun cựa mình là khi xuân tới, như con rắn lột xác lúc thu về là cách Xuân dận thu xà, còn như nhìn vào thấy đám chữ ùn ùn ngổn ngang mà vẫn có hàng có lối nhưđám phu kiện đang tiến trên đường thì được gọi là Kiệu phu trạch đạo…” [21, tr.77]

Tóm lại, sự phong phú và đa dạng trong ngôn từ đã tạo ra một văn phong trang hoàng,

đẹp nhưng vẫn mộc mạc, giản đơn; triết lý nhưng vẫn nhẹ nhàng, không khô khan; trữ tình đằm thắm nhưng vẫn hóm hỉnh, vui tươi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Giọng điệu

Trong Hồi ký và bút ký thời kỳ đổi mới, Lý Hoài Thu nhận định : “Do sự cởi mở, phong phú về mặt phong cách và cá tính sáng tạo từ sau đổi mới, mỗi tác giả lại mang đến cho thể

loại một giọng điệu riêng của mình.” [79, tr.84] Sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thực phức hợp, đa chiều của văn học thời kỳ đổi mới đã giúp cho Đỗ Chu cảm nhận cuộc sống ở nhiều cung bậc khác nhau, mang đến sự đa sắc trong giọng điệu. Người viết đi vào khảo sát các giọng điệu làm nguồn mạch phản ánh bức tranh hiện thực đa dạng của Đỗ Chu : giọng sử thi hào hùng, giọng chiêm nghiệm suy tư, giọng hài hước, hóm hỉnh.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 99 - 104)