Cảm hứng về con ngườ

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 75 - 85)

Đỗ Chu viết nhiều về những con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước với cảm hứng ngợi ca chân thành và sâu sắc. Cảm hứng về con người là nguồn mạch bất tận tuôn chảy trong tâm hồn Đỗ Chu. Ông

đã từng phát biểu như sau : “Tôi lại thích bắt đầu từ người, đến đâu tôi cũng chỉ muốn được gặp người, bàn chuyện về người, những kiếp người. Còn như phong cảnh cho dù có mới lạ đến mấy thì cũng vầy vậy thôi, nó là chuyện chóng nhớ chóng quên”. [19, tr.71]

Đỗ Chu dành nhiều trang viết ca ngợi các bậc vĩ nhân , danh nhân văn hóa – lịch sử và cả

người bình thường, những người nổi danh và cả những người thầm lặng. Viết về loại người nào,

điều mà Đỗ Chu quan tâm luôn là hạt nhân nhân cách, sáng lấp lánh trong tâm hồn họ như

những viên ngọc quý.

3.1.2.1 Những danh nhân văn hóa, lịch sử

Đỗ Chu là một nhà văn hoài cổ. Đó là con người sống ở thế kỷ hiện đại song vẫn đau đáu hướng về các bậc danh nhân văn hóa, lịch sử để thể hiện sự ngưỡng vọng tài năng và nhân cách

ngời sáng của họ. Nguyễn Du xuất hiện trong tùy bút Đỗ Chu như một nốt nhạc trầm, với một cuộc đời nếm trải bao nỗi bể dâu. Nhưng có lẽ vì những điều đó là nguồn cảm hứng dồi dào để đại thi hào viết nên Truyện Kiều bất hủ. Phải chăng Nguyễn Du thuộc loại người mà sách Mạnh Tử đã viết : “Khi ông trời muốn trao trọng trách cho một ai thì trước hết sẽ làm cho khổ cái tâm, mệt cái chí, cùng túng cái thân người ấy, hễ làm gì cũng nghịch với ý muốn, như vậy là cốt

để kích động cái tâm, kiên nhẫn cái tính, thêm ích cho những điều chưa hay làm được.” [19, tr.235]

Đỗ Chu nhắc nhiều đến các bậc nho sĩ tầm học uyên thâm và nhân cách ngời sáng, khiến ai cũng phải kính nể. Cụ Vũ Phạm Hàm –Thám hoa đất Hải Dương là người thông minh đầy bản lĩnh. Cụ đã dạy cho viên quan thực dân Pháp một bài học thâm thúy về Tiếng Việt, điều chỉnh tính tự kiêu của ông ta. Hay cụ Nguyễn Văn Siêu “chỉ đỗ Phó bảng thời Minh Mệnh, …nhưng tài học thì ít ai bằng, thiên hạ xem cụ là thần”. [19, tr.238] Cụ không chỉ là một nhà Nho làm quan lớn mà còn là một nhà văn hóa lớn. Thơ văn của cụ vừa sâu sắc lại vừa phóng túng, hiện đại. Còn cụ Bùi Kỷ đậu phó bảng năm hai mươi bảy tuổi, “danh thơm nức vùng, đèn lồng treo cao, pháo kêu dậy đất”. Lừng lẫy là thế, nhưng trong đời thường, cụ là người giản dị, khiêm cung, nhân ái. Đức cao vọng trọng của cụ còn thể hiện ở cách cụ giáo dục con trai mình - một cục trưởng oai phong: “Cục gì thì lần sau về nhà cũng nhớ phải đi bộ, tránh đừng rầm rộ.”

[21, tr.243] Cụ Hoa Bằng đất Hà Thành lại làm Đỗ Chu thấy kính nể ở cái đạo lý ở đời mà cụ

truyền dạy lại cho con cháu: “Phải ngày ngày cố gắng tu thân, phải nhớ sống ở đời cần biết giữ

gìn phẩm hạnh. Phải biết sợ dư luận, phải biết xấu hổ, biết nể trọng xung quanh. Làm người cái cốt yếu là cần tự trọng, thiên hạ người ta luôn nhìn, luôn chỉ vào mình, ngại lắm.” [21, tr.229]

Đó cũng là tinh thần của ba chữ “Kỳ nghiêm hồ” mà cụ Hoa Bằng muốn nhắn nhủ với các thế

hệ sau.

Viết về những bậc Nho học này, điều duy nhất Đỗ Chu muốn khẳng định : họ là tấm gương ngời sáng, là động lực thúc đẩy cho người đang sống hướng tới những điều tốt đẹp :

“bóng các cụ, bóng anh em đồng chí vẫn đang lung linh, lấp lánh trong mỗi ngày sống. Đó chính là niềm an ủi và nâng đỡ, là những đòi hỏi khe khắt với những ai đang sống”. [19, tr.70] Trang tùy bút của ông muốn gửi gắm tấm lòng trân trọng của thế hệ hôm nay đến các bậc tiền bối.

Đỗ Chu cũng giành nhiều trang viết bồi hồi, xúc động về Bác. Trước vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Bác trầm ngâm lo lắng, suy nghĩ làm sao để đưa con thuyền đất nước vượt qua các thác ghềnh, Những ngày tháng đó ta hiểu tại sao Bác rất “kiệm” lời. Vậy mà năm 1946, một cán bộ cao cấp đã viết trong một bài báo : “Còn nhân nhượng nữa là phản bội, còn tiếp tục lùi nữa là bán nước.” Bài báo đã làm đau lòng Bác. Người đặt tay lên ngực, rơm rớm nước mắt :

“Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước”. [19, tr.69] Đỗ Chu kể chuyện Bác nhưng cũng muốn khẳng định một điều : yêu nước là rất quý nhưng phải biết cách yêu nước nữa. Có như thế mới hiểu được tấm lòng của Bác, người đau cho vận nước và bao phen khóc thầm: “Khóc vì tình cảnh dân tộc đau đớn quá, khóc vì dân trí còn thấp quá”. [19, tr.69]

Với Đỗ Chu, Bác không chỉ là một vị anh hùng dân tộc đáng quý, đáng ngưỡng vọng như

“một quả núi cao, càng gần càng khó nhìn thấy đỉnh” mà còn là một người tinh tế, giàu lòng nhân ái. Bác đã chia sẻ nỗi đau mất con với cụ Tụng: “Cụ biết tôi là người không có vợ con, cho nên con cái nhà nhà đều là con cái của tôi cả, hai mươi nhăm triệu đồng bào đều là gia

đình tôi.” [19, tr.274] Lời chân tình , giản dị ấy dễ đi vào trái tim, khiến cụ Tụng thấy sự đồng cảm sâu sắc của Người. Và Đỗ Chu khẳng định cuộc đời Bác “yêu thương dân là tình cảm, là lẽ

sống và cũng là lý tưởng, như thể người sinh ra là để làm một người như thế.” [19, tr.274] Trong tùy bút Hoa trước thềm văn, Đỗ Chu đã ca ngợi hết thảy những con người đã làm nên diện mạo dân tộc Việt Nam. Những con người ấy theo Đỗ Chu “là tai mắt tinh tường, là sự

lường tính khôn ngoan, là óc thông minh mẫn tiệp, là trái tim thổn thức tình yêu thương con người và xứ sở, là những ngọn lửa có sức tỏa sáng, có sức lay động thức tỉnh cả đám đông chuyển mình rũ áo ngẩng cao đầu làm người.” [19, tr.193] Những danh nhân ấy đã làm nên một “hằng số tư tưởng kể từ Trần Hưng Đạo qua Nguyễn Trãi tới Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ

Chí Minh, sự nghiệp của các vĩ nhân đó cho ta một khái niệm chắc chắn về lịch sử tư tưởng Việt Nam”. [19, tr.194] Họ mãi mãi là ngôi sao chỉđường cho con cháu noi theo.

Đỗ Chu viết về cuộc đời các danh nhân văn hóa, lịch sử qua đó gửi gắm những triết lý sâu sắc và thể hiện lòng cảm phục đối với họ. Đỗ Chu khám phá họ từ góc độđời thường, đằng sau những hào quang và huyền thoại. Ông cũng dành không ít những trang viết về cuộc đời đầy thăng trầm, chìm nổi và những điều chưa ai nói cũng chưa ai biết về họ. Ông muốn hoàn thiện chân dung những con người đầy phẩm chất, nhân cách và bản lĩnh, đồng thời khẳng định đóng góp của họđối với đất nước.

3.1.2.2Những văn nghệ sĩ và trí thức bác học

Đỗ Chu dành nhiều tâm huyết để viết về những văn nghệ sĩ, trí thức bằng sự ngưỡng vọng tài năng, sự quý trọng nhân cách và niềm thương vay cho số kiếp “tài mệnh tương đố”. Các trang tùy bút của ông khắc họa sinh động chân dung các bậc đàn anh văn sĩ. Những cảm nhận của Đỗ Chu về họ rất tinh tế, và chính xác. Về khía cạnh này, tùy bút Đỗ Chu cho thấy một ngòi bút thâm trầm, sâu sắc và hóm hỉnh.

Với nhà văn Nguyễn Tuân thì Đỗ Chu phải trân trọng gọi một danh hiệu “vị trưởng lão kỳ tài của Hội Nhà văn Việt Nam”. Nguyễn Tuân có duyên ăn nói đến độ : “Người ta há miệng chầu hẫu nghe ông cụ nói, mà có chuyện nào vào chuyện nào, nhiều chuyện ai cũng có thể nghe

được ở ngoài đường nhưng nó chỉ thành văn chương một khi được ông cuối xuống thong thả

nhặt bỏ vào cái túi vải thô suốt đời xách theo mình.” [21, tr.82] Tính cách độc đáo của Nguyễn Tuân cũng là một câu chuyện thú vị mà nhiều người muốn nghe muốn biết. Thú vị như chính văn phong ông viết vậy. Với Đỗ Chu, tính cách của Nguyễn Tuân cũng là một giá trị văn hóa :

“ông là một giá trị trường tồn”. Đỗ Chu sâu sắc nhận ra vẻ đẹp nhân cách cụ Nguyễn: “Nguyễn Tuân đâu phải người cố chấp hoặc kiêu ngạo, ông chỉ là người biết giữ nguyên tắc sống của mình, không thể khoan nhượng trước mọi u tối lẩn quẩn, luôn luôn biết điều và khoan hòa, trong mọi việc lớn nhỏ ông đều đã khu xử đàng hoàng nhiều tự trọng.” [21, tr.87]

Từ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, Đỗ Chu đã ngẫm nghĩ đến cái bề

sâu của một nhà văn: “Các nhà văn lớn mỗi người một vẻ, họ giống như những trái núi nằm

đấy ngày ngày ai cũng trông thấy, ấy vậy mà càng ngắm lại càng thấy lạ. Mỗi ngày lại thấy thêm ở họ lộ ra một cái mới. Cái mới không phải ở cá tính riêng, cá tính dẫu thế nào thì cũng vẫn chỉ là cái dáng kiêu, phần ta cần tìm ở họ là cái thuộc về bề sâu, nó là cốt kiêu.” [21, tr.85] Dáng kiêu, cốt kiêu ấy đã là nên sự cao quý của tinh thần Việt và một phong cách không lẫn vào đâu được.

Bên cạnh một Nguyễn Tuân tài hoa, nghệ sĩ là một Nguyễn Khải “thông minh”, “tỉnh táo” và dám làm, dám chịu. Đỗ Chu khen: “Đấy là nhà tư tưởng hẳn hoi. Anh ấy là người phát ngôn của thời đại. đầy đủ bản lĩnh, có ý thức của một nhà văn tham chính và dám chịu trách nhiệm.” Suốt đời Nguyễn Khải làm việc không mệt mỏi, tạo nên những trang viết hiện thực sắc bén, thể hiện tinh thần xông pha của người thư ký trung thành của thời đại : “Sẵn sàng lao vào

can thiệp, thúc đẩy cuộc sống đi tới…dám công khai đòi hỏi ở mọi người, đòi hỏi một cách đầy tin cậy.” [19, tr.101]

Cũng là một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề cao vai trò của hiện thực, nhưng Kim Lân được nhìn nhận là người chân chất, mộc mạc, đúng như lời phẩm bình về ông: “Người sao thì văn vậy”. Văn của Kim Lân là “một thứ văn xuôi thô nháp” nhưng sức hút của nó không thua kém bất kỳ thứ văn chương bóng bẩy nào. Ông phả vào trong tác phẩm hơi thở nóng hổi của cuộc sống và cái tình sâu nặng của ông đối với con người. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng cũng thuộc vào loại tinh, loại quý như chính những chiếc bình đất ông sưu tầm. Nhìn chúng thì thấy xù xì, thô mộc nhưng ẩn bên trong là hồn cốt dân tộc. Đỗ Chu hé lộ cho

độc giả về con người của nhà văn Kim Lân thông qua thú sưu tầm các lọ gốm của ông. Cuộc

đời ông là sự bí hiểm, lạ lùng, tựa như những chiếc lọ gốm “cái cao cái thấp, cái to cái nhỏ, mỗi cái một màu men, một dáng đứng, nhưng tất cả đều có chung một vẻ quê mùa. Một vẻ gì để

ta dễ cảm thấy gần gụi, nhớ đến gốc gác xa xưa, nhớ đến bà con thân thuộc nơi quê nhà lam lũ.” [21, tr.74] Văn là người. Đỗ Chu muốn thông qua lối sống của nhà văn Kim Lân để khẳng

định phong cách của ông : nhà văn của làng quê Việt Nam không thể lẫn vào đâu được.

Viết về Chế Lan Viên, Đỗ Chu cho ta thấy cái tính thẳng thắn, bộc trực nhưng “cả nghĩ”

và cũng dễ tủi thân. Ông là người có những đóng góp cho thơ ca Việt Nam : “Người ấy mà còn

đến hôm nay chắc chắn vẫn sẽ có thơ hay, bởi lòng ông lúc nào cũng canh cánh những nỗi niềm. Ông là người chăm chỉ đẩy thơ lên tầm uyên bác nhưng vẫn không xa lạ, cầu kỳ, thơ ông vừa duy lý lại vừa nhạy cảm trước những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống.” [19, tr.216]

Bên cạnh một Chế Lan Viên “uyên bác”“duy lý” là một Hoàng Cầm “chất chứa nhiều u uẩn, nhiều nỗi niềm xa xăm”. Hoàng Cầm sinh ra là để làm thơ. Hạnh phúc và khổ đau của Hoàng Cầm cũng từ thơ mà ra. Nhưng “thơ ca với ông là một đam mê không dứt nổi, nó chính là định mệnh.” [19, tr.117] Đôi khi Đỗ Chu cũng thấy chua chát cho một số phận một nhà thơ : “Hiền hậu là thế cũng cứ vài ba lần vào khểnh trong hỏa lò.” Vậy mà con người ấy vẫn sống một cách lãng mạn, hồn nhiên, sinh động và đáng yêu trong lòng mọi người. Những trăn trở, gian nan của đời thường ông mang gửi gắm vào thơ.

Khám phá của Đỗ Chu về nhà thơ Phạm Tiến Duật là những sáng tác của anh đều “có lửa”. “Nhiều năm cánh bộ đội chúng tôi đã vin vào những câu thơ của anh để ra trận, những

câu thơ có lửa.” Những vần thơ của Phạm Tiến Duật mang sức mạnh phi thường, nâng bước cả

một thế hệ người ra trận. Và chính con người anh cũng là một ngọn lửa hừng hực sống, chiến

đấu với bản lĩnh và tâm huyết của một người chiến sĩ. Ông làm thơ cũng bằng tâm hồn của người chiến sĩ. Đó chính là “cái lý do chủ yếu để giải thích tại sao những bài thơ của Duật lại sớm được quần chúng trân trọng chào đón. Rất đơn giản, anh là một người lính làm thơ cho lính đọc, anh chưa bao giờ sắm vai người nói hộ, chưa bao giờ yêu hộ, khóc hộ, lo âu hộ.” [21, tr.55] Ông đã trở thành thần tượng của bộ đội, thanh niên xung phong trong những năm chống Mỹ cứu nước. “Dễ hiểu thôi vì Phạm Tiến Duật là người sống trong lửa, bước vào lửa và từ

lửa lại bước ra.” [21, tr.44] Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật trên văn đàn là “sự xuất hiện của một bút pháp, có sức đột phá, có sức khai mở một thi pháp.” [21, tr.50] Nhưng Đỗ Chu cũng buồn thay, tiếc thay vì người như Phạm Tiến Duật rất có tài năng, có dáng dấp của một “ông tướng”, “suýt nữa”được bổ nhiệm vào Ban lãnh đạo Trung ương Đoàn thì lại gặp “cái hạn” vì bị nhắc nhở bởi bài thơ “vớ vẩn” Vòng trắng nên không còn cơ hội. Con người ấy như Đỗ Chu ca ngợi là người “biết hát, dám hát, dám sống” và viết như chính mình nghĩ thế, cảm thế về

những năm tháng mình đã đi qua. Đỗ Chu muốn khẳng định bản lĩnh của một cây bút cứng cỏi, một cây sáo tài hoa và tài năng vì “chính anh trong mấy thập kỷ qua, nhất là trong những năm khói lửa, đã làm một cây sáo đứng ở vị trí sô lô.” [21, tr.68]

Về những người nhạc sĩ tài hoa, ông dành niềm yêu kính và ngưỡng vọng Vũ Cao, Trịnh Công Sơn. Một con người đã ra đi là một thiên tùy bút xúc động về nhạc sĩ Văn Cao. Đó là sự

nuối tiếc cho một nghệ sĩ tài hoa luôn gắn đời mình với vận mệnh đất nước, dân tộc. Sự ra đi của ông “không đồng nghĩa với chết” mà như một tín hiệu mởđầu cho một vận hội mới của dân tộc: “Một Việt Nam có chỗ đứng bình đẳng trước nhân loại.” [19, tr.175] Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được Đỗ Chu khẳng định ở hai tư cách : nhạc sĩ lớn và nhà thơ lớn. Với những con người mang tầm vóc nhân loại này, Đỗ Chu ngợi ca bằng tất cả sự ngưỡng vọng của mình : “Với đôi cánh thi ca thiên tài của mình, anh Sơn như một con chim lạ từ khoảng sáng nhân văn, từ cõi nhân ái nào rất xa đã bay về nước non Việt Nam, nó kêu lên khắc khoải, nó kêu thổn thức, mùa lại mùa, nó hát lên những khúc thơ đau và thương về số phận trầm luân nhiều máu và nước mắt của dân tộc mình.” [19, tr.213] Ông ca ngợi những con người mà tài năng của họ sống cùng năm tháng chiến tranh ác liệt, có các tác phẩm để đời như nhạc sĩ Huy Vân, Đỗ Nhuận, Huy Du…Họ có một “tinh thần Điện Biên bất diệt”. Không ngẫu nhiên mà Đỗ Chu nhắc đến họ, vì

đó là những con người đồng hành cùng vận mệnh dân tộc, đau nỗi đau chung và cất lên tiếng ca

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)