Cảm hứng chủ đạo trong tùy bút Đỗ Chu

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 68)

Theo cuốn Từ điển văn học (Nhà xuất bản thế giới, 2004), tùy bút được định nghĩa như

sau: “Tùy bút là một thể loại văn xuôi phát sinh từ thể loại ký, gần với bút ký, nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều hơn. Nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia…để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về con người và cuộc đời.” [34, tr.1888] Tùy bút không bị “ràng buộc, câu thúc” bởi những quy định về hình thức nào nhưng vẫn phải triển khai theo “cảm hứng chủ đạo”, theo “tư tưởng chủ đề nhất định”. Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất thơ, cái “tôi” hay “bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như

trong thơ trữ tình”. Và vì thế giá trị của tùy bút nằm ở chỗ nó thể hiện được những xúc cảm tinh tế, giàu chất thơ thông qua một thứ ngôn ngữ “giàu hình ảnh bất ngờ và kỳ thú”. [34, tr.1888]

Từ điển thuật ngữ văn học cũng nhấn mạnh : “Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại.” [30, tr.323] Tùy bút đòi hỏi “người viết phải có bản lĩnh riêng với cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc

đời.” [26, tr.232] Sự việc, hiện tượng trong cuộc sống là “điểm tựa” để người viết gửi gắm những cảm nghĩ chủ quan phong phú, những cảm giác nhạy bén, tinh tế, những suy tư tâm huyết nhiều chiều, cả những trực cảm, dự báo trong sâu thẳm thế giới nội tâm con người.

Qua việc nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi nhận thấy, tùy bút của Đỗ Chu có những cảm hứng chủ đạo sau : Cảm hứng về quê hương, đất nước; cảm hứng về con người, cảm hứng văn hóa nghệ thuật, cảm hứng thời sự.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuối nghệ thuật Đỗ Chu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)