HỌC SINH CẦN THIẾT SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG GIỜ HỌC

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 91 - 93)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HỌC SINH CẦN THIẾT SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG GIỜ HỌC

Tôi đã đọc nhiều lần bài viết “Không cho học sinh sử dụng sách giáo khoa trong giờ học” của tác giả Hoàng Quốc Hưng (báo Giáo dục TP.HCM ngày 12-10). Là người từng đi học và gắn bó với phấn trắng bảng đen, tôi nghĩ cần trao đổi thêm đôi điều vơi tác giả bài báo. Tôi rất trân trọng mọi sự sáng tạo có ích cho quá trình dạy học và sự nghiệp giáo dục. Song việc không cho học sinh (HS) sử dụng sách giáo khoa (SGK) trong giờ học, tôi thấy có gì đó không thỏa đáng. Đừng so sánh điều kiện của thế kỉ trước với hiện tại để ép buộc học sinh không sử dụng phương tiện cập nhật kiến thức trong quá trình theo dõi bài. SGK là văn bản pháp quy là công cụ không thể thiếu của bất kì thầy giáo hay học trò nào khi đến lớp. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy và học tập riêng, song tất cả đều lấy SGK và sách giáo viên làm chuẩn về nội dung kiến thức, không thể khác đi. Do vậy, không cớ già lại không cho HS mang SGK vào lớp. Việc cần làm là giáo viên định hướng cho các em sử dụng SGK sao cho hiệu quả. Nhiệm vụ của người thầy là định hướng các em biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghe, nói, đọc, viết - vốn là 4 kỹ năng cần trang bị cho các em trong quá trình học, cũng là mục đích cuối cùng của việc giảng dạy bộ môn. Nếu thầy giáo cấm HS đem sách vào lớp thì e rằng đã cướp đi quyền được tiếp cận sách chuẩn trên lớp, và vô tình mất đi phần nào kỹ năng đọc của HS. Trong quá trình theo dõi việc học của HS, thầy cô có thể uốn nắn việc đọc sao cho chuẩn. Nếu bỏ qua khâu này, tôi e rằng chúng ta đã bỏ bớt một việc cần thiết. Đọc cũng là một kênh tiếp cận kiến thức. Nếu chỉ ngồi nghe thầy giảng liệu các em có nắm được đầy đủ vấn đề không ? Đó là chưa kể theo quan niệm mới, giáo viên không đọc chép, ít ghi bảng, không giảng quá nhiều mà để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức thông qua bài học ở SGK để thảo luận và phát biểu. Những gì có trong sách

thì không ghi chép lại, giáo viên chỉ hướng dẫn HS sử dụng sách để học.nếu không cho đem SGK lên lớp thì giáo viên hướng dẫn bằng gì ? Nếu không có sách thì làm sao các em có cơ sở để phát biểu ?

Tôi đồng tình với tác giả Hoàng Quốc Hưng và thầy giáo T. được nhắc đến trong bài báo là bắt buộc HS phải chuẩn bị bài ở nhà. Song, do đây là kiến thức mới, chưa được cập nhật lần nào thì liệu các em sẽ nắm bắt được bao nhiêu ? Đó là chưa kể năng lực của từng em khác nhau. Vậy thì làm sao các em có thể chỉ nghe thầy giảng và nhớ lại bài đọc ở nhà để tích lũy kiến thức chắc chắn và đầy đủ. Lập luận của thầy T. là HS đem SGK vào lớp để “theo dõi”, “giám sát” tiết dạy, giờ dạy của thầy tôi cho là chưa đúng. Nếu các em có cố tâm theo dõi thì thầy cũng nên mừng, tôi chỉ lo các em không theo dõi cả quá trình của thầy dạy và không tiếp thu được gì khi chúng không có cơ sở để suy nghĩ.

Vấn đề thứ ba thầy T. nêu ra trong lập luận của mình là lên lớp HS chỉ cần nghe thầy giảng cái hay, cái độc đáo của bài học và luyện tập, thực hành… Vậy những cái cơ bản có cần giảng dạy, gợi ý cho HS hiểu không, trong khi trình độ hiểu biết giữa các em trong lớp không đồng đều ? Còn nữa, nên nhớ rằng SGK không chỉ có lí thuyết đơn thuần mà bao gồm cả câu hỏi, bài tập, luyện tập. Vậy không cho các em sử duạng trong giờ học thì làm sao học được ?

Xin nhắc lại, tôi đồng tình với tác giả bài báo đã nêu là cần cho HS chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà, lên lớp không đọc chép. Nhưng thay vì không cho HS không sử dụng SGK trong giờ học thì người thầy cần khuyến khích các em sử dụng và hướng dẫn các em sử dụng sao cho có hiệu quả. Đó là một yêu cầu không thể thiếu của quá trình giáo dục, bất kể môn học nào ở phổ thông.

Nguyễn Mỹ Văn (Nguồn : giaoduc.edu.com)

Phụ lục 7

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)