Bài học về thực hành

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 42 - 45)

Mục đích của tiết học thực hành là nêu nhiệm vụ và yêu câu học tập để HS thực hành. Tổ chức cho HS làm bài, phân tích, khám phá, phát hiện những nội dung mới mẻ, các cách hiểu, cách tìm ra kết quả, rút ra kết luận. Tổ chức cho HS trao đổi các kết quả thực hành.

Làm văn và Tiếng Việt là những hợp phần cùng với Văn học tạo nên một bộ mơn thống nhất là Ngữ văn. Nhìn chung, cấu trúc bài học về thực hành Tiếng Việt và Làm văn thống nhất với các hợp phần khác, nghĩa là gồm các phần sau:

Tên bài học: tên bài học thực hành gắn với những kỹ năng mà HS cần đạt được ở bài học lí thuyết. Chẳng hạn, phân mơn Tiếng Việt cĩ các bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hốn dụ, Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, Luyện tập về nghĩa của từ, Luyện tập về biện pháp tu từ,…

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh,…

Kết quả cần đạt: cũng như bài học lí thuyết, bài học về thực hành Tiếng Việt và Làm văn cũng nêu những yêu cầu HS cần đạt được về kiến thức và kỹ năng qua bài học.

Phần Kết quả cần đạt bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối nêu lên hai yêu cầu: “Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối” và “Luyện kỹ năng phân tích và kỹ năng sử dụng phép điệp và phép đối”. Bài thực hành Làm văn Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh nêu hai nội dung Kết quả cần đạt: “Củng cố hiểu biết về một số hình thức kết cấu văn bản thuyết minh; “Biết vận dụng kiến thức đã học để làm văn bản thuyết minh”.

Kết quả cần đạt là những tiêu chí để GV và HS định hướng trong quá trình học tập. Cho nên, trước khi soạn giảng hay chuẩn bị bài mới GV và HS cần đọc Kết quả cần đạt để xác định hướng tiếp cận đúng đắn.

Nội dung bài học: bài học thực hành cung cấp cho HS cơ hội thực hành các kỹ năng mới hay ơn luyện lại các kiến thức hoặc kỹ năng đã được chỉ dẫn. Bài học thực hành khơng cung cấp những kiến thức cĩ sẵn mà chỉ thiết kế một hệ thống hoạt động cho HS. Qua các hoạt động này, HS phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng cần thiết.

Ví dụ, bài Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch gồm một chuỗi các bài tập:

Bài 1. Viết đoạn chứng minh cho các luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, noi theo, nhưng phải biết tưởng tượng mới sáng tạo được cái mới”, “Đam mê học hỏi là niềm đam mê khơng bao giờ phản bội con người”.

Bài 2. Giải thích các luận điểm ở bài tập 1.

Bài 3. Viết các đoạn quy nạp về sức sáng tạo của người nơng dân Việt Nam; vềđĩng gĩp to lớn của các nhà khoa học nơng nghiệp Việt Nam; về tài năng trẻ Việt Nam từ các tư liệu SGK cung cấp.

Bài 4. Viết đoạn văn diễn dịch về quyền trẻ em; về nhiệm vụ học tập của HS theo luận điểm cho sẵn.

Ghi nhớ: nêu lên nội dung chính mà HS phải ghi nhớ sau mỗi bài học. Ghi nhớ là tiêu chí để GV và HS định hướng trong quá trình tựđánh giá. Đây là phần cuối trong cấu trúc bài học thực hành Tiếng Việt và Làm văn của sách Ngữ văn 10,sách Ngữ văn 10 nâng cao khơng cĩ mục này.

Để dạy tốt bài học thực hành, GV cần làm cho HS hiểu rõ mục tiêu của bài thực hành và hướng hồn thành nĩ. Bài thực hành đủ khĩ để rèn luyện cho HS những kiến thức và kỹ năng cần cĩ, nhưng khơng quá khĩ làm cho HS mất hướng thú và khơng hồn thành được. Kết thúc bài thực hành, cần dành cho HS xem lại mình đã học được những gì.

Tĩm lại, SGK Ngữ văn 10 cĩ những thay đổi rất lớn về hình thức cũng như nội dung. Sự thay đổi này phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước đây, việc tách mơn Văn học

thành ba phân mơn tuy đã mang lại những kinh nghiêm nhất định nhưng cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm, khi ba phân mơn Văn hoc, Tiếng Việt và Làm văn được dạy một cách tách bạch với nhau thì đồng nghĩa với việc tách rời việc hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giảng và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng nghe, nĩi, đọc, viết vốn là hai quá trình gắn bĩ và hỗ trợ nhau. SGK Ngữ văn 10 chỉ mới được đưa vào sử dụng chính thức trong một thời gian ngắn nên chưa thể thấy hết được những ưu điểm và hạn chế của bộ sách này. Tuy nhiên, viết SGK theo hướng tích hợp đã cĩ những tác động tích cực đến các hướng cải tiến quan trọng như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, đặc biệt phương pháp dạy và học mơn Ngữ văn hiện cịn nhiều mặt trì trệ phải cĩ những thay đổi cơ bản.

Do quan niệm biên soạn SGK Ngữ văn cĩ sự thay đổi nên cấu trúc sách, cấu trúc bài học cũng cĩ những thay đổi. GV cần nắm bắt những thay đổi đĩ để cĩ hướng điều chỉnh phương pháp tiếp cận với SGK mới một cách phù hợp nhất, đồng thời hướng dẫn HS làm việc với SGK. GV nên yêu cầu HS đọc phần mục lục và phần giới thiệu (Lời nĩi đầu) trước tiên, đây khơng phải là một phần của bài học nhưng việc đọc những mục này giúp HS nắm được mục đích và đối tượng của cuốn sách, tạo một thĩi quen tốt cho HS khi làm việc với sách. GV nên cĩ những hướng dẫn hoặc những yêu cầu, đề nghị với HS khi làm việc với SGK. Ví dụ: cách tổ chức ghi chú, cần chuẩn bị gì trước khi đọc sách, cách tìm những nội dung quan trọng, những gì cần làm khi tiếp cận sách, trả lời những gì câu hỏi hỏi,…

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)