KHÔNG CHO HỌC SINH SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG GIỜ HỌC

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 88 - 91)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KHÔNG CHO HỌC SINH SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG GIỜ HỌC

TRONG GIỜ HỌC

Vào những năm 1975 – 1990 giáo dục nước ta còn rất nhiều khó khăn, gia đình học sinh nào có điều kiện lắm mới có thể mua được một bộ sách giáo khoa (SGK) cho con em mình. Tôi còn nhớ rằng, vào gần cuối thời điểm đó chúng ta có chủ trương cho học sinh mượn (hoặc thuê) SGK. Mỗi bộ sách thời điểm đó có thể sử dụng từ 5 – 7 năm, thậm chí lên đến hơn 10 năm và 4 – 5 em học sinh mới có thể mượn được một bộ SGK để học. Các em chuyền tay nhau để học hoặc tự tổ chức học nhóm (các em gần nhà nhau) để có đủ sách học.

Ngày nay, SGK được dử dụng một cách phổ biến, hầu hết mỗi em học sinh đều có đầy đủ từ SGK đến sách bài tập, sách tham khảo tổng cộng lên đến từ 15 – 25 quyển. Vào giờ dạy, ngoài bài giảnghọc sinh được sử dụng SGK để “theo dõi” tiết dạy của thầy. Theo tôi, việc sử dụng SGK như vậy là không cần thiết, là lãng phí, thiếu hiệu quả. Tôi xin kể một câu chuyện về một giáo viên trường tôi (dạy môn Toán) đã từng bị học sinh và phụ huynh phản dối mạnh mẽ vì không cho học sinh sử dụng SGK trong giờ dạy của thầy :

Cách đây ba năm, khá nhiều học sinh và phụ huynh đã kiến nghị lên nhà trường vì chuyện thầy T. đã không cho các em sử dụng SGK môn Toán trong giờ dạy của thầy. Lúc đầu nghe qua vấn đề tôi cảm thấy bức xúc và cho rằng thầy T. đã giảng dạy thiếu tính khoa học và tính sư phạm.

Nhưng khi nghe thầy giải thích trước hội đồng thì tôi hoàn toàn nhất trí về ý kiến của thầy. Thầy đã nêu ra 3 luận điểm để giải thích và chứng minh cách làm của thầy là đúng khoa học, phù hợp tính sư phạm và đảm bảo lợi ích cho học sinh :

1. Khi sử dụng SGK trong giờ học tại lớp, học sinh sẽ bị phân tán sự chú ý và thiếu tập trung vào bài giảng của thầy, vì các em cho rằng bài giảng của thầy cũng đã có trong sách, nó chỉ khác cách nói và cách trình bày mà thôi. Vậy thì về nhà đọc sách còn hơn. Tuy nhiên nếu nghĩ như vậy thì chưa đúngvì bài giảng của thầy luôn có cái hay, cái mới, giải thích rõ ràng, logic về những vấn đề ở trong và ngoài SGK có liên quan đến bài học.

2. Một vấn đề nữa là về mặt tâm lý, học sinh sẽ thiếu sự chủ động trong học tập. Tôi (thầy T.) không cho học sinh mang sách đến lớp vì đã yêu cầu học sinh phải tìm hiểu trước vấn đề ở nhà dựa vào SGK. Như vậy khoảng thời gian đến lớp là để các em hỏi và nghe tôi giải đáp, giảng giải những điều mà các em chưa hiểu hoặc khó hiểu chứ không phải đến lớp ngồi đọc SGK để “giám sát” giờ dạy của thầy. Nếu em học sinh nào không chịu chuẩn bị bài trước thì mới cần đến SGK trong giờ học, và chắc chắn một điều là trong giờ lên lớp của tôi em đó sẽ không tiếp thu được gì nhiều. 3. Tôi không cho học sinh sử dụng SGK trong giờ học ở lớp để các em tự nâng cao ý thức trắc nhiệm về việc học của mình. Bài học yêu cầu không có gì cao lắm, chỉ cần các em tập trung nghiên cứu trước SGK kỹ một chút là đã có thể hiểu được 50 – 80% rồi. Như vậy, khi đến lớp là lúc các em nghe thầy giảng về những cái hay, cái độc đáo của bài học và luyện tập, thực hành chứ đợi đến khi đó mới “đọc nội dung SGK cho học sinh chép thì còn gì là thầy nữa”.

Trước cách luận giải vấn đề của thầy T. tôi không có chút ý kiến gì thêm mà chỉ giải thích cho phụ huynh và học sinh rõ cách dạy học sáng tạo của thầy. Và tất nhiên khi thay đổi cách dạy học khác với truyền thống thì việc giáo viên gặp phải sự phản ứng là điều khó thể tránh khỏi. Thiết nghĩ, ngày nay dạy học “đọc – chép “ đang tràn lan vì chúng ta quá phụ thuộc vào quyển SGK. Thầy ỷ lại có SGK nên cho học sinh sử dụng trong giờ học để công việc chuẩn bị bài

của mình đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn ; tiết dạy cũng chỉ “chạy theo thòi gian” chờ hết giờ là xong việc. Cứ như vậy mãi thì giáo dục nước ta đến bao giờ mới “đổi mới” được theo đúng nghĩa như chúng ta mong đợi!?

Hoàng Quốc Hưng (Nguồn : giaoduc.edu.com)

Phụ lục 6

Một phần của tài liệu Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)