288000 2095020 179000 Văcxin thuốc thú y 913900 736900 35000 14
4.6.2 Một số biện pháp
Khu CNTT xa khu dân cư đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nghành chăn nuôi toàn xã nói chung, cho chăn nuôi trong các trang trại nói riêng. Từ thực tế phân tích tình hình sản xuất của các trang trại trong khu chăn nuôi tập trung ta thấy hiệu quả kinh tế của các trang trại phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan lẫn và chủ quan. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất của khu CNTT cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tận dụng sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của khu CNTT, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trong khu CNTT:
+ Cải thiện, nâng cấp đường giao thông trục chính nối liền khu CNTT tới đường trục chính Huyện Hoài Nhơn có chiều dài 3Km; Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ khu CNTT, đảm bảo cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa dễ dàng thông suốt.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trên cơ sở khai thác nước ngầm trong khu vực, xử lý nước đảm bảo sau khi khi xử lý, nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt; Có phương án cấp nước thông suốt tới tất cả các vị trí tiêu thụ; Xây dựng hệ
thống thoát nước riêng biệt giữa nước thải chăn nuôi, nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa. Nước thải phải được thu gom vào trạm xử lý theo công nghệ hiện đại, đảm bảo nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại B.
+ Nâng cấp hệ thống cấp điện cho khu CNTT, xây dựng, lắp đặt các trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện cho khu CNTT hoạt động, xây dựng trạm biến áp dự phòng chạy bằng Deizel có khả năng tự hoạt động khi mất điện lưới để đảm bảo an toàn cho khu chăn nuôi khi mất điện.
+ Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy đồng bộ trong khu chăn nuôi đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam, ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại khi không may cháy nổ xảy ra.
+ Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn cho khu chăn nuôi: Xây dựng trạm khử trùng cho xe ôtô tại cổng nhập khu chăn nuôi; xây dựng trạm khử trùng cho cán bộ điều hành quản lý, công nghân viên trước khi vào khu chăn nuôi.
+ Xây dựng hệ thống tường rào bao quanh khu chăn nuôi nhằm đảm bảo các yếu tố về an toàn cũng như thuận lợi trong quản lý. Xây dựng hệ thống ngầm biogas, chú trọng công tác phòng dịch, vật nuôi mắc bệnh cần được kịp thời điều trị.
+ Xây dựng một khu giết mổ gia súc khép kín phục vụ cho nhu cầu xuất bán thịt thương phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh, nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất bán, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh.
- Các cấp các ngành cần có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, có biện pháp đưa vào thực tế, tránh tình trạng chủ trương chính sách của nhà nước chỉ tồn tại trên văn bản như nhiều chính sách hiện nay. Xây dựng chủ trương thu hút đầu tư vào khu CNTT, khuyến khích các hộ còn lại ra đầu tư vào khu CNTT hiện nay, đồng thời tiến hành chuyển đổi ruộng đất, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các hình thức sản xuất kinh
doanh mới có hiệu quả cao hơn, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mới nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ của các chủ trang trại trong khu CNTT, tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hiện đại vào ứng dụng trong quá trình sản xuất. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư từ đó khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, lãi suất để các trang trại tiếp cận nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở sản xuất hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại tới sức khỏe con người và vật nuôi.
- Các chủ trang trại cần chủ động nâng cao trình độ, kỹ năng của mình, chủ động tiếp cận các thông tin thị trường, để đưa ra những quyết định tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý. Chủ động tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các trang trại khác.
- Do diện tích của khu CNTT được quy hoạch cố định, diện tích của các trang trại hiện có trong khu là cố định nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì các trang trại phải tiến hành lựa chọn loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tìm kiếm nguồn giống chất lượng cao để đưa vào phục vụ sản xuất, với những trang trại lớn có thể tự nghiên cứu phát triển giống phục vụ cho chăn nuôi của trang tại mình. Xây dựng chế độ cung cấp thức ăn hợp lý, phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt nhất, tận dụng tối đa nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, chú ý phòng dịch cho vật nuôi đúng thời điểm.
- Nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng các sản phẩm, chú trọng công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu, loại bỏ tâm lý e ngại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Biến sự lo lắng, những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, thành một cơ hội để phát triển CNTT.
- Các trang trại nên chủ động tìm kiếm các đối tác kinh doanh cả về đầu vào và đầu ra, tôn trọng những thoả thuận, nâng cao uy tín, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, giảm thiểu rủi ro thị trường. Tận dụng lợi thế gần khu trung tâm lớn của Miền Trung, tìm kiếm khách hàng lâu dài, tạo thương hiệu trong kinh doanh.
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ những trang trại có ý tưởng kinh doanh theo mô hình công ty mang tính khả thi, tạo những cá nhân điển hình là bài học cho các trang trại khác học tập, noi theo, hay rút kinh nghiệm.